Tình hình phát triển kinh tế và vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới và đối với Việt Nam hiện nay - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Tình hình phát triển kinh tế và vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới và đối với Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
Nội dung 0
Chương 1. Khái quát chung về Liên minh Châu Âu ( EU) 0
1.1. Các thành viên của Liên minh Châu Âu 0
1.2. Lịch sử hình thành 0
1.3. Cơ cấu tổ chức 4
Chương 2. Tình hình phát triển nền kinh tế EU 6
2.1. Những thành tựu về kinh tế của EU 6
2.1.1. Lạm phát 7
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu 7
2.1.3. Vấn đề hệ thống tiền tệ của châu Âu tác động đến nền kinh tế các nước nội khối và thế giới 9
2.2. Vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới 10
2.3. Những triển vọng của nền kinh tế EU 11
Chương 3: Quan hệ hợp tác Việt Nam – EU 14
3.1. Về thương mại 15
3.1.1. Những điểm cần lưu ý với các Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU 17
3.1.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU 18
3.2. Về viện trợ 21
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 3 nước đứng ngoài là Anh, Đan mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ.
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi - ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam - Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như: 1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; 2. Tư pháp và đối nội; 3. Chính sách xã hội và việc làm; 4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Hiệp ước Schengen: Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến 27/11/90, 6 nước : Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Italia chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14/15 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh).
Hiệp ước Nice (7-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).
Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên.
1.3. Cơ cấu tổ chức
EU có bốn cơ quan chính là : Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu.
Hội đồng Bộ trưởng :
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng thay mặt cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban thay mặt thường trực và Ban Tổng Thư ký.
Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hay Chính phủ, các Ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.
Uỷ ban Châu Âu :
Là cơ quan điều hành gồm 20 Uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là ông Rô man nô Prô đi, cựu Thủ tướng Italia (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23/3/1999 tại Berlin). Dưới các Uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.
Nghị viện Châu Âu :
Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo Quốc tịch.
Chức năng: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
Toà án Châu Âu :
Đặt trụ sở tại Lúc- xăm- bua, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
Chương 2. Tình hình phát triển nền kinh tế EU
2.1. Những thành tựu về kinh tế của EU
Liên minh châu Âu ngày càng lớn mạnh về nhiều mặt, đặc biệt hội tụ đông đảo các nền kinh tế phát triển (chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu). Lãnh thổ EU trải rộng hơn 4 triệu kilômét vuông với dân số gần 500 triệu người. Để có được sự hợp nhất trong suốt 50 năm qua, nguyên tắc hành động của liên minh là hợp tác và liên kết vì lợi ích giữa các dân tộc châu Âu. Liên minh chú trọng tăng cường nền dân chủ, hòa bình, phồn vinh và đóng góp vào sự giàu mạnh.
Năm mươi năm trôi qua, EU đã có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự thống nhất châu Âu và sự ổn định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng bóng của những cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên là một minh chứng sống động cho sự liên kết chặt chẽ này. Với 27 nước thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa bình trên thế giới.
Dân chủ, một trong những giá trị chung của EU đã được phát huy mạnh mẽ tại châu lục này. Những bản sắc văn hóa và truyền thống đa dạng của các nước thành viên EU đều được trân trọng và đón nhận. Các đường biên giới nội khối được rộng mở, di sản văn hóa của toàn châu Âu thêm phong phú. Một châu Âu giàu có về vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính là chìa khóa của sự tăng trưởng mạnh, việc làm và sự hoà hợp xã hội. Người dân EU được sống bình đẳng, đầy đủ quyền tự do đi lại, học tập và sinh sống thuận lợi trong toàn liên minh.
Sự phồn vinh đã đến với liên minh khi người dân ở đây được hưởng mức sống với những tiêu chuẩn xã hội cao. EU đã thành công khi tạo dựng hình mẫu xã hội châu Âu công bằng và dân chủ. Không những thế, khối thị trường chung dần phát triển thành thị trường duy nhất - khu vực trao đổi thương mại rộng lớn nhất trên thế giới. Đồng ơ-rô là biểu tượng thành công cho tiến trình nhất thể hóa kinh tế của EU, mang đến cho người dân EU những cơ hội tốt nhất trong việc lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh.
2.1.1. Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát khá bình ổn và không cao, cụ thể: Lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đến tháng 9/2006 là 1,7. Trong số các nước thành viên của Eurzone, Phần Lan là nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất (0,8%) trong khi 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Pháp có tỷ lệ lạm phát lần lượt là 1% và 1,5%.
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu
Nói đến EU chúng ta nghĩ đến một nền kinh tế hùng mạnh, một trong 3 đầu tàu của kinh tế thế giới (Mỹ, EU, Nhật Bản). Mỗi sự thay đổi nhỏ trong nền kinh tế của các nước này đều gây ảnh hưởng đến kinh tế của các nước khác ngoài khu vực. Ta có thể điểm qua tình hình tăng trưởng kinh tế trong nhưng năm gần đây nhất của EU như sau:
Thứ nhất, là tình hình tăng trưởng kinh tế trong năm 2006. Năm 2006, kinh tế Liên minh Châu Âu cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Cao uỷ phụ trách các vấn đề kinh tế tiền tệ của EU, châu Âu đang ngày càng ít phụ thuộc hơn vào nền kinh tế Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của EU25 đạt 2,8%, cao hơn 1,1% so với năm 2005. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Sự tăng vọt của đầu tư kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng mạnh là động lực chính của bùng nổ kinh tế hiện nay. Trong đó tăng trưởng kinh tế thuộc khu vực đồng Euro đạt 2,6% năm 2006, cao hơn 1,2% so với năm 2005. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh đã giúp EU cải thiện được tình trạng thất nghiệp xuống còn 8%, tạo thêm khoảng 5 triệu viậc làm mới trong khu vực đồng Euro trong giai đoạn 2006-2008 và khoảng 2 triệu việc làm trong toàn EU. Ngoài sự năng động của nền kinh tế, các yếu tố khác như sự ổn định về lương và năng suất tăng cũng góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp trong EU....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status