Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu



Công ty May Đáp cầu thực hiện chế độ quản lý trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của người lao động .
Tổng giám đốc công ty do Bộ Công nghiệp chỉ định, tổng giám đốc là người thay mặt pháp nhân của công ty điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động SXKD theo đúng pháp luật .
Các phó tổng giám đốc được tổng giám đốc chọn lựa sau khi lấy ý kiến của thường vụ Đảng uỷ .
Các bộ phận quản lý gồm: Giám đốc, phó giám đốc và các xí nghiệp thành viên, trưởng phó các phòng ban, trưởng phó các đơn vị khác như: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng KCS, văn phòng công ty, do tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi lấy ý kiến của thường vụ Đảng uỷ .
Giám đốc các xí nghiệp , trưởng phòng ban chức năng lựa chọn cán bộ cấp dưới của mình báo cáo cho tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, trang thiết bị và phụ tùng ngành may để phục vụ cho sản xuất của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (giấy phép kinh doanh số 102.1005 /GP ngày 8/5/1993).
Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu điều kiện thuận lợi và cho phép .
Nhiệm vụ của công ty
Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các kế hoạch về sản xuất, xuất nhập khẩu, gia công các mặt hàng may mặc cũng như dịch vụ theo đăng ký kinh doanh và mục đích thàng lập của công ty.
Xây dựng các phương án SXKD và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuát các loại sản phẩm may mặc như: áo Jacket, áo sơ mi, bộ quần áo trượt tuyết, áo dệt kim, quần âu,…xuất nhập khẩu trực tiếp.
Năng lực sản xuất: Các loại sản phẩm may mặc quy chuẩn theo áo sơ mi là: 7350tr đ/năm .
3.Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên liệu
Là TP
Cắt
Bán TP
KCS
Bỏ túi
Thêu
Đóng gói
May
Nhậpkho TP
Giặt, mài
4.Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Tình hình tổ chức sản xuất của công ty
Do đặc điểm của một sản phẩm may mặc là phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên ảnh hưởng đến nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất: Một công nhân không thể làm dược tất cả các công đoạn mà từng công đoạn lại được phân cho một nhóm người lao động làm.
Khi được chuyên môn hoá như vậy, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, vì người công nhân chỉ phải thực hiện một thao tác, làm nhiều thì tay nghề sẽ càng cao hơn.
Cơ cấu sản xuất của công ty
Công ty May Đáp Cầu ngoài 7 xí nghiệp may trực tiếp may ra sản phẩm còn có 2 xưởng quan trọng đó là: phân xưởng cắt trung tâm đảm nhiệm việc cắt từ vải theo mẫu rồi chuyển đến cho các xí nghiệp máy các mẫu vải lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó có phân xưởng hoàn thành sản phẩm được máy xong sẽ chuyển đến phân xưởng này để kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi xuất bán .
5.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Số cấp quản lý của công ty
Tại công ty May Đáp cầu thực hiện chế độ quản lý theo 2 cấp : cấp công ty và cấp xí nghiệp thành viên. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.
Cấp công ty gồm có: lãnh đạo công ty có 3 phó giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc. Các phòng ban chức năng giúp việc cho cơ quan tổng giám đốc theo chức năng được phân công dưới sự điều hành trực tiếp của phó tổng giám đốc phụ trách .
Cấp xí nghiệp: Các xí nghiệp thành viên: lãnh đạo xí nghiệp có từ 01-02 phó giám đốc xí nghiệp giúp việc cho giám đốc xí nghiệp. Giám đốc xí nghiệp điều hành trực tiếp đến từng tổ, bộ phận sản xuất .
Ngoài ra công ty còn có 1 số đơn vị dịch vụ phục vụ và công tác phụ trợ khác.
Mô hình tổ chức cơ cáu bộ máy quản lý
Công ty May Đáp cầu thực hiện chế độ quản lý trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của người lao động .
Tổng giám đốc công ty do Bộ Công nghiệp chỉ định, tổng giám đốc là người thay mặt pháp nhân của công ty điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động SXKD theo đúng pháp luật .
Các phó tổng giám đốc được tổng giám đốc chọn lựa sau khi lấy ý kiến của thường vụ Đảng uỷ .
Các bộ phận quản lý gồm: Giám đốc, phó giám đốc và các xí nghiệp thành viên, trưởng phó các phòng ban, trưởng phó các đơn vị khác như: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng KCS, văn phòng công ty,…do tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi lấy ý kiến của thường vụ Đảng uỷ .
Giám đốc các xí nghiệp , trưởng phòng ban chức năng lựa chọn cán bộ cấp dưới của mình báo cáo cho tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm .
Sơ đồ cơ cấu tổ chức điều hành và quản lý tổng công ty May Đáp Cầu
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
* Đối với ban giám đốc điều hành
- Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: giúp tổng giám đốc nắm bắt về việc vận hành chỉ đạo tổ chức sản xuất, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
- Phó tổng giám đốc kinh tế: giúp giám đốc điều hành việc tạo lập ,tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính kế toán, kinh doanh nội địa, kinh doanh XNK,…
- Phó giám đốc nội chính: giúp giám đốc chỉ đạo công tác tổ chức nhân sự, chỉ đạo công tác an ninh, trật tự và an toàn lao động trong doanh nghiệp .
* Đối với bộ phận các phòng ban
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Các thông tin về hợp đồng sản xuất, nắm bắt thông tin về nguồn nguyên liệu, tình hình thị trường, theo dõi sự biến động của giá cả trên thị trường, cách thức giao hàng và cách thanh toán.
Phòng kế hoạch vật tư: Theo dõi tình hình vật tư nhập về công ty theo từng đơn đặt hàng của từng khách hàng, liên hệ tìm khách hàng để ký kết hợp đồng và chỉ đạo việc mua sắm các loại phụ tùng công cụ, giá lắp vật liệu phụ, văn phòng phẩm. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm nội địa và vật tư tiết kiệm của công ty, theo dõi giao nhận hàng, chỉ đạo việc tổ chức, bố trí kho hàng, chuẩn bị nguyên phụ liệu cho sản xuất chính của công ty.
Phòng kỹ thuật: thông tin về chuẩn bị sản xuất các đơn hàng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm, các loại nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất như: chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật ,chủng loại vải, màu sắc, hình dáng sản phẩm, tiến độ kỹ thuật, phát minh sáng kiến cải tiến, sử dụng các công cụ phụ trợ như: áp dụng cữ gá lắp trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra giám sát, cung cấp thông tin. Thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm trong quá trính sản xuất đảm bảo sản phẩm ra đúng theo yêu cầu kỹ thuật, các thông tin về phân tích dữ liệu để cải tiến chất lượng sản phẩm .
Văn phòng công ty: quản lý công ty theo đường công văn, FAX, điện thoại, email ,….quản lý nhân sự, hàng năm lập kế hoạch đào tạo tuyển dụng lao động bổ sung cho sản xuất và các phòng ban, giải quyết các chế độ cho ngươi lao động .
Phòng bảo vệ quân sự: Xây dựng kế hoạch tuần tra, canh gác bảo vệ tài sản của công ty, duy trì giám sát việc thực hiện công tác quản lý, thực hiện nội quy, quy chế, kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, hạch toán theo hệ thống tài chính thống kê quy định quản lý tài chính tiền tệ thu chi của công ty, định kỳ phân tích tài chính doanh nghiệp, tính toán hiệu quả sản xuất của từng khách hàng, đề xuất phương án giảm chi phí ở từng công đoạn sản xu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status