Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ



Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 50 – 60 tỷ USD hàng dệt may. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước Châu Á (chiếm trên 50% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ). Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Từ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (3/2/1994), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu mạnh dạn tiếp cận thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ tuy còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm khá cao.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bắt đầu có hiệu lực. Đối với những sản phẩm may mặc cần gia công qua nhiều công đoạn, theo quy định cũ, thì nước xuất xứ là nơi diễn ra công đoạn cắt vải. Theo quy định mới, nước xuất xứ về cơ bản là nơi diễn ra công đoạn may. Đối với sản phẩm dệt, trước tháng 7/1996, xuất xứ được xác định chủ yếu là nơi dệt vải. Tuy nhiên, quy định mới của Mỹ xác định xuất xứ của sản phẩm dệt là nơi tiến hành in, nhuộm vải.
Đối với sản phẩm len, theo luật nhãn hiệu sản phẩm len năm 1939, tất cả các sản phẩm có chứa sợi len nhập khẩu vào Mỹ phải ghi nhãn, trừ thảm, chiếu, nệm ghế. Theo Luật nhãn hiệu sản phẩm da lông thú, tất cả các sản phẩm nhập khẩu có giá thành hay giá bán từ 7 USD trở lên phải ghi nhãn và nước xuất xứ.
Chế độ Visa xuất khẩu
Mỹ buộc một số nước phải ký kết thoả thuận về việc áp dụng chế độ Visa xuất khẩu đối với hàng dệt may. Nước đối tác phải xác nhận (dưới dạng đóng dấu vào hóa đơn hay giấy phép) trước mỗi chuyến hàng. Biện pháp này hiện được sử dụng để quản lý hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Quy định về Visa này áp dụng cho cả sản phẩm chịu hạn ngạch và không chịu hạn ngạch mặc dù các sản phẩm chịu quota đã phải chứng minh xuất xứ của mình khi muốn nhập khẩu vào Mỹ. Sau khi các nước ấn Độ, Pakistan và Hồng Kông kiện Mỹ tại Cơ quan quản lý hàng dệt may của WTO (TMB), đầu năm 1999, Mỹ đã phải bỏ áp dụng chế độ trên đối với các sản phẩm đã hoà nhập theo Hiệp định ATC. Tuy nhiên, đối với phần lớn các sản phẩm chưa hoà nhập theo Hiệp định và đặc biệt là đối với các nước chưa phải là thành viên của WTO, trong đó có Việt Nam, biện pháp trên vẫn mang tính bảo hộ.
Việc nghiên cứu những đặc điểm tiêu dùng hàng dệt may của thị trường Mỹ và các chính sách của Mỹ đối với hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ giúp chúng ta thấy được những vấn đề đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam. Từ đó, Nhà nước sẽ xác định được cần làm gì để hỗ trợ cho ngành dệt may trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Những vấn đề đặt ra, cụ thể gồm có:
Để sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ cần một lượng vốn lớn
Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, thu nhập cao nên mức chi tiêu cho dệt may rất lớn. Vì vậy, các đơn đặt hàng từ phía Mỹ thường có số lượng lớn. Điều này thường vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp, đòi hỏi cần có những sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Cần tăng các sản phẩm dệt kim và sản phẩm 100% sợi bông
Xu hướng hiện nay là người tiêu dùng Hoa Kỳ đang chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm dệt kim và các sản phẩm 100% sợi bông thay vì các sản phẩm dệt thoi và sợi tổng hợp trước kia. Như vậy, để được thị trường này chấp nhận, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có cơ cấu sản phẩm phù hợp. Điều này hiện đang là khó khăn đối với Việt Nam khi mà nguyên liệu của nước ta không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt là sợi bông.
Quy định về tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt may
Mỹ là nước có quy định về tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm dệt may rất chặt chẽ, tuy nhiên hiện nay, phần lớn nguyên phụ liệu nước ta đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ cho việc phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
Giao hàng đúng thời hạn
Người Mỹ có thói quen là mua hàng theo thời vụ, họ sẽ mua hàng ngay đầu mùa tiêu thụ chứ không đợi đến cuối mùa để mua với mức giá rẻ. Do đó, Nhà nước ta cần tạo mọi điều kiện để việc xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ được tiến hành nhanh chóng, đặc biệt khoảng cách từ Việt Nam sang Mỹ lại rất xa về mặt địa lý.
Hệ thống hạn ngạch
Công cụ bảo hộ chính của ngành dệt may Mỹ là hệ thống hạn ngạch mặc dù các hạn chế này đang phải xoá bỏ dần. Đối với Việt Nam thì Mỹ mới áp đặt hạn ngạch nên việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ gặp nhiều hạn chế. Để có được hạn ngạch phù hợp, thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đàm phán của Chính phủ nước ta.
2.1.2-Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ thời gian qua
Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 50 – 60 tỷ USD hàng dệt may. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước Châu á (chiếm trên 50% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ). Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Từ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (3/2/1994), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu mạnh dạn tiếp cận thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ tuy còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm khá cao.
Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, chúng ta sẽ xem xét các biểu số liệu dưới đây:
Bảng2: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất khẩu
26,4
37,1
60
51,6
976,3
(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại)
Qua số liệu trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ con số 26,4 triệu USD năm 1998 đã lên tới 976,3 triệu USD năm 2002. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1998 – 2002 đạt 114,23% (mặc dù tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm). Nếu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 35,76%/năm của toàn ngành trong cùng giai đoạn thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ những năm qua là con số đáng ghi nhận.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ có xu thế tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung. Đặc biệt, năm 2002, sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng lên đáng kể. Thị trường Mỹ vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 3: Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam
(Đơn vị: Triệu USD)
1998
1999
2000
2001
2002
KNXK hàng dệt may sang Mỹ
26,4
37,1
60
51,6
976,3
KNXK toàn ngành dệt may
1.380
1.748
1.900
2.150
2.750
Tỷ trọng (%)
1,91
2,12
3,16
2,4
35,5
(Nguồn: Bộ Thương mại)
Trong khi nhiều thị trường phi hạn ngạch về dệt may của Việt Nam giảm sút mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định mặc dù xuất khẩu sang thị trường này khó khăn hơn nhiều so với các thị trường truyền thống khác của chúng ta. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2000 là 60 tỷ USD, như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2000 chỉ chiếm 0.1% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của thị trường...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status