Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI6
1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn lực tài chính từ đất đai 6
1.2. Vai trò của nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa20
1.3. Kinh nghiệm của một số nước 27
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI
CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM37
2.1. Những chính sách của Nhà nước về khai thác nguồn lực tài chính
từ đất đai ở nước ta trong quá trình đổi mới37
2.2. Kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 54
2.3. Những vấn đề đang đặt ra đối với việc khai thác nguồn lực tài
chính từ đất đai ở nước ta hiện nay62
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI77
3.1. Quan điểm 77
3.2. Dự báo biến động về khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ
đất đai trong những năm tới78
3.3. Giải pháp 81
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 94



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp chấp hành Trung ương khóa VII ngày 10/6/1993, Quốc
hội đã thông qua Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thay thuế nông nghiệp bằng thuế sử
dụng đất nông nghiệp, nội dung cơ bản như sau:
Căn cứ tính thuế và thu thuế là diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng
kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
Hạng đất tính thuế được xác định dựa vào 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều
kiện khí hậu thời tiết, điều kiện tưới tiêu; đồng thời tham khảo năng suất bình quân đạt
được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm trước (1986-1990). Đất trồng cây
hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu
năm chia làm 5 hạng.
Định suất thuế (mức thuế) một năm tính bằng kg thóc/1 ha của từng hạng đất:
Bảng 2.1: Biểu thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị: kg thóc/ 1ha
Hạng đất Đối với đất trồng cây hàng
năm
Đối với đất trồng cây lâu năm
1 550 650
2
3
4
5
6
460
370
280
180
50
560
400
200
80
0
Nguồn: Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, tr. 3.
- Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần: mức thuế bằng 4%
giá trị sản lượng khai thác.
- Miễn giảm thuế sử dụng đất:
+ Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Miễn trong thời gian xây dựng cơ bản cộng thêm 3 năm
từ khi thu hoạch đối với đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng mới và đất trồng cây
hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả; đối với đất khai hoang không phải
là đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất (trồng cây hàng năm, đất đai khai hoang ở miền núi,
đầm lầy, lấn biển 7 năm; đất trồng cây lâu năm miễn trong thời gian xây dựng cơ bản cộng
thêm 3 năm khi thu hoạch, cộng 6 năm đối với đất đầm lầy, lấn biển);
+ Miễn giảm do thiệt hại vì thiên tai địch họa: thiệt hại 10 - 20%, giảm thuế tương
ứng theo mức thiệt hại, thiệt hại từ 20 - 30% giảm 60%; thiệt hại từ 30-40% giảm 80%;
thiệt hại từ 40% trở lên miễn 100%.
+ Miễn giảm cho các hộ nông dân sản xuất vùng cao, miền núi, hải đảo, nông dân
đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân là người già tàn tật không nơi nương tựa mà đời sống
còn nhiều khó khăn; Miễn thuế cho hộ có thương binh 1/4 và 2/4, bệnh binh 1/3 và 2/3,
cho hộ gia đình liệt sĩ.
* Thuế nhà, đất
Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình
(tạm thời chưa thu thuế và chưa quy định về thuế nhà) được quy định tại Pháp lệnh Thuế
nhà, đất ban hành ngày 31/7/1992 và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp
lệnh về thuế nhà, đất năm 1992 vào năm 1994, nội dung cơ bản như sau:
- Căn cứ tính thuế đất là diện tích đất, hạng đất và mức thuế.
- Mức thuế:
+ Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, mức thuế
đất bằng 3 lần đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong
vùng và được qui định cho một đơn vị diện tích của từng vị trí của từng loại đường phố
theo 5 loại đô thị.
+ Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị (loại I, II, III,...)
mức thuế đất bằng từ 1,5 đến 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao
nhất trong vùng.
+ Đối với đất thuộc vùng nông thôn, mức thuế đất bằng 1 lần mức thuế sử dụng
đất nông nghiệp bình quân trong xã.
* Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Luật Đất đai năm 1993 cho phép người sử dụng đất được chuyển nhượng, chuyển đổi
QSDĐ, do đó Luật thuế chuyển QSDĐ được Quốc hội ban hành ngày 22/6/1994 và được
bổ sung, sửa đổi vào năm 1999.
Thuế chuyển QSDĐ là khoản thu phát sinh khi có đất chuyển quyền sử dụng; mục
đích là để điều chỉnh thu nhập từ chuyển QSDĐ. Thi hành các Luật thuế chuyển QSDĐ,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 8/6/2000 qui định chi tiết thi
hành các Luật Thuế chuyển QSDĐ và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 104/2000/TT-
BTC ngày 23/10/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định này, nội dung cơ bản như sau:
- Căn cứ tính thuế là diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất.
- Thuế suất thuế chuyển QSDĐ: đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối, thuế suất là 2%; đất ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác,
thuế suất là 4%.
Chính sách thu thuế chuyển QSDĐ thu theo giá trị chuyển dịch, do đó làm hạn chế
việc phát triển thị trường BĐS, không khuyến khích người giao dịch BĐS tự giác kê khai
đúng giá mua bán BĐS khi nộp thuế.
2.1.1.4. Chính sách về đền bù, hỗ trợ và tái định cư
Chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định cư có ý nghĩa quan trọng đối với khai khai
thác nguồn lực tài chính từ đất đai trong giai đoạn hiện nay. Vì hầu hết diện tích đất đều
đang thuộc quyền sử dụng của các tổ chức hay cá nhân, nên khi Nhà nước muốn thực
hiện các dự án có sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất,... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
thì trước hết phải thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Công tác này ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh
thần của người bị thu hồi đất; do vậy, sau khi có Luật Đất đai năm 1993, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 quy định việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị
định này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trong
giai đoạn từ 1994 đến 1998. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Nghị định này đã bộc lộ
những tồn tại nhất định như chưa bao quát, điều chỉnh đầy đủ phạm vi thu hồi đất; chính
sách đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản, cơ chế hỗ trợ cho người bị thu hồi đất,... chưa đáp
ứng được yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Do vậy, ngày 24/4/1998, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định số 90/CP; Bộ Tài chính ban hành
Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998; nội dung cơ bản của các chính sách này
là: người bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích phát triển kinh tế sẽ được Nhà nước đền bù thiệt hại về
đất, về tài sản phù hợp với mức thiệt hại thực tế để đảm bảo có đủ khả năng tái tạo lại quỹ
đất, tài sản tương đương với giá trị quỹ đất bị thu hồi, giá trị tài sản bị phá dỡ; được bố trí
tái định cư, hưởng các chính sách hỗ trợ. Nếu phải di chuyển thì chỗ ở mới phải có điều
kiện tương đương hay tốt hơn chỗ ở cũ.
2.1.1.5. Chính sách về giá đất
Căn cứ Điều 12 Luật Đất đai năm 1993, ngày 6/11/1993 Chính phủ ban hành Nghị
định số 80/CP quy định khung giá các loại đất; sau đó ngày 17/8/1994 Chính phủ ban hành
Nghị định số 87/CP th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status