Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp tại Công ty in Hàng không - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp tại Công ty in Hàng không



MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC: 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 5
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 5
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp của Công ty. 7
1. Cơ cấu tổ chức 7
1. 1. Sơ đồ tổ chức 7
1. 2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 8
2. Đặc điểm sản phẩm 11
3. Đặc điểm thị trường 11
3. 1. Thị trường trong ngành Hàng không 12
3. 2. Thị trường ngoài ngành 12
4. Đặc điểm công nghệ, máy móc thiết bị 13
4. 1. Đặc điểm công nghệ 13
4. 2. Máy móc thiết bị 14
5. Đặc điểm về nhân lực 17
6. Đặc điểm về nguyên vật liệu 18
7. Đặc điểm tài chính 19
III. Cơ hội và thách thức của Công ty hiện nay 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP CỦA CÔNG TY 26
I. Thực trạng công tác lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp 26
1. Bộ máy lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất của Công ty 26
1.1. Sơ đồ bộ máy lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất: 26
1.2. Phân công chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp: 27
2. Căn cứ và cách thức lập kế hoạch tác nghiệp 28
3. Nội dung lập kế hoạch tác nghiệp tại Công ty 30
3.1. Lập lịch trình sản xuất, chuẩn bị nguyên vật liệu 30
3.2. Kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị 31
3.3. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn 31
3.4. Sắp xếp và bố trí lao động, nhân lực 32
3.5. Kế hoạch bảo hộ, vệ sinh công nghiệp cho người lao động 32
3.6. Nội dung lập kế hoạch tác nghiệp tiếp cận từ quan sát trình tự thực hiện một đơn hàng 33
4. Nội dung công tác điều độ sản xuất tại Công ty 35
4.1. Tác nghiệp tại phân xưởng in 36
4.2. Tác nghiệp tại phân xưởng Sách 38
4.3. Tác nghiệp tại phân xưởng Giấy 38
II. Đánh giá về tình hình lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp của công ty hiện nay 39
1. Một số kết quả, phân tích: 39
2. Đánh giá về công hệ thống lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp 44
2.1. Những mặt được: 45
2.2. Những mặt còn hạn chế: 45
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY 48
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu dự báo thị trường 48
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 48
1.2. Nội dung biện pháp 48
1.3. Điều kiện thực hiện 49
1.4. Lợi ích của biện pháp 50
2. Cụ thể hóa kế hoạch tác nghiệp theo quý, tháng 50
2.1. Cơ sở lý luận thực tiễn 50
2.2. Nội dung biện pháp 51
2.3. Điều kiện, các bước thực hiện 52
2.4. Lợi ích của biện pháp 52
3. Vận dụng các phương pháp quản trị khoa học vào việc thực hiện kế hoạch tác nghiệp 52
3.1. Cơ sở lý luận thực tiễn 52
3.2. Nội dung và biện pháp 52
3.3. Điều kiện thực hiện 53
3.4. Lợi ích biện pháp 53
4. Nâng cao tính đồng bộ trong đầu tư máy móc thiết bị của Công ty 54
5. Nâng cao trình độ cán bộ lập kế hoạch tác nghiệp của Công ty 54
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 54
5.2. Nội dung biện pháp 55
5.3. Điều kiện thực hiện 56
5.4. Lợi ích của biện pháp 56
6. Sử dụng kỹ thuật phân tích ABC trong quản lý vật tư 57
6.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 57
6.2. Nội dung biện pháp 57
6.3. Điều kiện thực hiện: 58
6.4. Lợi ích của biện pháp: 59
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 61
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n đốc tiến độ công việc và kế hoạch giao hàng cho khách;
Điều hành tổ cơ điện trong việc theo dõi, bảo dưỡng và xử l‎y các hỏng hóc, trục trặc kỹ thuật đảm bảo trạng thái sản xuất ổn định, liên tục;
Tổng hợp các số liệu, thông tin về kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, đánh giá và rút kinh nghiệm, xử lý phù hợp, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất ngắn, dài hạn cho từng bộ phận.
Trưởng các phân xưởng: có trách nhiệm tổ chức công tác ghi chép kết quả sản xuất của phân xưởng, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị, lao động với Phòng kế hoạch. Kết hợp với Phòng kế hoạch lập kế hoạch tác nghiệp chi tiết cho phân xưởng mình.
Phó trưởng các phân xưởng và các tổ trưởng: đóng vai trò như là các nhân viên điều độ sản xuất tại bộ phận của mình, có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch sản xuất, ghi chép và báo cáo sản xuất hàng ngày cho Trưởng phân xưởng.
Bên cạnh bộ máy lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp, Công ty đã thiết kế hệ thống các bảng biểu mẫu cũng như quy trình, cách thức ghi chép, luân chuyển thông tin cho việc lập kế hoạch, điều phối sản xuất ghi chép và theo dõi diễn biến sản xuất bao gồm cả kết quả sản xuất, các yếu tố đầu vào, diễn biến sản xuất ở từng cấp, ví dụ như các sổ, mẫu báo cáo Sổ tiếp nhận thông tin:
Sổ theo dõi tiến độ thực hiện công việc;
Phiếu sản xuất;
Sổ theo dõi sản xuất;
Báo cáo kết quả sản xuất của các phân xưởng;
Sổ giao nhận nội bộ…
Các quy trình sản xuất và ghi chép tại từng công đoạn sản xuất, dây chuyền sản xuất
Căn cứ và cách thức lập kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch tác nghiệp của Công ty được lập theo tháng, theo tuần và chịu ảnh hưởng của 2 nhóm đơn hàng:
Đơn hàng cho các kế hoạch cung ứng sản phẩm nội bộ phù hợp với kế hoạch năm do Tổng Công ty giao;
Các đơn hàng ngắn hạn theo yêu cầu của khách hàng ngoài ngành và một số thành viên trong Tổng Công ty không nằm trong kế hoạch cung ứng nội bộ;
Mỗi loại trên có những căn cứ lập kế hoạch tác nghiệp khác nhau.
Với các đơn hàng cho nội bộ:
Hàng năm Tổng Công ty có một bản kế hoạch cung ứng sản phẩm nội bộ giao cho Công ty trong đó nêu rõ số lượng sản phẩm từng loại cần cung ứng trong năm cho từng đối tượng/thành viên trong tổng. Công ty sẽ liên hệ với các đơn vị thành viên để nắm rõ hơn lịch trình cụ thể cho các nhu cầu và lên kế hoạch cho các tháng trong năm. Vì vậy kế hoạch tác nghiệp đối với các sản phẩm này là tương đối rõ ràng và ổn định. Tuy nhiên, thực tế cũng có sự điều chỉnh trong năm về số lượng và tiến độ các sản phẩm in như tạp chí còn phụ thuộc cả vào tiến độ cung cấp nội dung in; (Xem thêm Bảng kế hoạch cung ứng sản phẩm nội bộ tại Phụ lục…)
Với các đơn hàng khác, do tính chất của các đơn hàng ngắn và khó có thể dự báo trước, do đó, kế hoạch tác nghiệp được lập dựa trên: các hợp đồng đã ký với khách hàng; các hợp đồng dự tính k‎ý được trong tháng do Phòng Kinh doanh và Phòng kế hoạch đưa ra.
Khi lên kế hoạch tác nghiệp cho các bộ phận của Công ty, Phòng Kế hoạch đã có xem xét đến các yếu tố sau:
Quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ của Công ty đã được thể hiện thành từng quy trình sản xuất cho từng phân xưởng, từng bộ phận, trong mỗi phân xưởng, có các công đoạn kỹ thuật khác nhau cũng đã được mô tả. Cán bộ điều độ sản xuất tại Phòng Kế hoạch là những người đã hiểu được đủ các quy trình công nghệ, các đặc tính kỹ thuật đặc trưng của từng loại sản phẩm in cũng như các yêu cầu kỹ thuật của chúng như: thời gian chuẩn bị, thời gian chạy cần thiết, thời gian cho các quá trình biến đổi tự nhiên của chất liệu… và căn cứ vào đó để đưa ra các phân định về thời điểm, thời lượng cụ thể cho các đơn hàng của từng bộ phận.
Độ phức tạp của đơn hàng, yêu cầu của đơn hàng về thời gian chất lượng, độ lớn của đơn hàng: Người tiếp nhận đơn hàng sẽ phân loại những đơn hàng và đánh dấu vào những đơn hàng ưu tiên để trưởng phòng kế hoạch phối hợp giữa các đơn hàng cho kịp tiến độ sản xuất chung và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ví dụ đơn hàng gấp được làm trước, đơn hàng lớn được ưu tiên, đơn hàng phức tạp được triển khai trước…
Năng lực thực tế của Công ty về công suất, khả năng sản xuất: Trưởng kế hoạch dựa vào báo cáo về năng lực công suất máy móc của các phân xưởng, năng lực sản xuất của công nhân, khả năng kỹ thuật của Công ty, cân đối năng lực sản xuất với yêu cầu của đơn hàng mà quyết định nhận đơn hàng hay không. Từ đó xác định nhiệm vụ cho các khâu sản xuất các tổ tương ứng theo khả năng.
Tình hình cung ứng vật tư: Xem xét sự biến động của thị trường đầu vào, mức độ tin cậy của nhà cung ứng, lượng tiền mặt hiện có để có thể chủ động trong mua sắm vật tư đảm bảo kịp cung ứng theo đơn hàng.
Thực tế, tại Phòng kế hoạch, khi nhận đơn hàng căn cứ vào tiến độ giao giao hàng, về vật tư, về năng xuất máy móc, năng xuất lao động tính toán, tổng hợp chính xác nhiệm vụ của từng khâu, từng tổ sản xuất trong từng thời điểm sản xuất nhằm mục đích đảm bảo tính kế hoạch ngay từ khi nhận lệnh sản xuất đến khi hoàn thành đơn hàng. Dây chuyền sẽ hoạt động liên tục, tuần tự theo kế hoạch các khâu các tổ, mỗi người công nhân nhờ đã nhận được nhiệm vụ cụ thể chính xác, có tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở kế hoạch, vật tư được cung cấp đồng bộ cho sản xuất, về cơ sở định mức và tiến độ sản xuất.
Khi nhận được nhiều đơn hàng thì khâu lập kế hoạch tác nghiệp kế hoạch tác nghiệp cũng phải căn cứ vào tiến độ giao hàng và công suất của máy móc thiết bị để chia nhỏ nhiệm vụ cho từng tổ, nhằm đảm bảo trong cùng một thời gian xưởng vẫn vừa có thể thực hiện được đơn hàng khác không làm chậm tiến độ. Bởi ngay khi ký hợp đồng kế hoạch đã ước tính được công suất của dây chuyền để có thể ra lệnh sản xuất một cách chính xác, cũng như khâu tác nghiệp xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng khâu, công đoạn, từng tổ trong từng ca từng giờ sản xuất.
Nội dung lập kế hoạch tác nghiệp tại Công ty
Nội dung lập kế hoạch tác nghiệp của Công ty được thể hiện ở việc chuẩn bị và lập kế hoạch cho 5 yếu tố sau:
Lên lịch sản xuất cho từng tổ, xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng: thời gian, số lượng, chủng loại, quy cách;
Lên kế hoạch mua và dự trù nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của Công ty;
Lên kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị;
Kế hoạch tài chính ngắn hạn;
Kế hoạch bố trí lao động;
Kế hoạch bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và cho người lao động.
3.1. Lập lịch trình sản xuất, chuẩn bị nguyên vật liệu
Lịch sản xuất trong tuần được lập cho từng đơn hàng từng, xưởng sản xuất theo sự sắp xếp của Phòng Kế hoạch. Đồng thời với việc lên lịch sản xuất, Phòng Kế hoạch kiểm tra tình trạng tồn kho nguyên vật liệu, phân tích nhu cầu nguyên ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status