Đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 3
1.1. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua (từ năm 2000 đến nay) 3
1.1.1. Khái quát về mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 3
1.1.1.1. Giới thiệu đôi nét về thủ công mỹ nghệ 3
1.1.1.2. Đặc điểm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 3
1.1.1.3. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 5
1.1.2. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ 7
1.1.2.1. Nguồn nguyên liệu 7
1.1.2.2. Nguồn lao động cung cấp cho ngành thủ công mỹ nghệ 10
1.1.2.3. Trình độ công nghệ sản xuất 11
1.1.2.4. Hoạt động nghiên cứu phát triển mẫu mã 13
1.1.2.5. Quy mô sản xuất 14
1.2. Thị trường thủ công mỹ nghệ EU và một số lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này 14
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế EU và quan hệ thương mại Việt Nam – EU. 14
1.2.1.1. Tổng quan về tình hính phát triển kinh tế của EU 14
1.2.1.2. Quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam 16
1.2.2. Quan niệm và thị hiếu tiêu dùng của EU 17
1.2.3. Những quy định của EU với mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu 18
1.2.4. Một số lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU 19
1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường EU những năm qua 20
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 20
1.3.2. Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 22
1.3.3. Thị trường EU về xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ 23
1.3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu 23
1.3.3.2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang EU 25
1.3.3.3. Chất lượng, giá cả và mẫu mã sản phẩm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU 27
1.3.3.4. Thương hiệu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường EU 28
1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam. 29
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 29
1.4.2. Kinh nghiệm của các nước ASEAN 30
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 31
1.5. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 32
1.5.1. Thành công của xuất TCMN sang EU 32
1.5.2. Những tồn tại trong xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang EU 32
1.5.3. Nguyên nhân 33
1.5.3.1. Nguyên nhân khách quan 34
1.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan 34
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI 37
2.1. Một số khó khăn và thuận lợi của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 37
2.1.1. Thuận lợi 37
2.1.2. Khó khăn 38
2.2. Dự báo tăng trưởng của mặt hàng TCMN 39
2.2.1. Nhu cầu thị trường 40
2.2.2. Cung về mặt hàng TCMN 41
2.3. Định hướng cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam 42
2.4. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường EU 43
2.4.1. Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính và tín dụng. 43
2.4.2. Nhóm giải pháp về thị trường 44
2.4.3. Giải pháp về khoa học kĩ thuật công nghệ 46
2.4.4. Nhóm giải pháp về nguồn lực: 47
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tiện dụng, hình thức đẹp, màu sắc hài hoà, đa dạng, kết hợp tinh xảo các loại vật liệu với nhau. Ngoài ra, theo đúng như tên của mặt hàng là TCMN, sản phẩm phải phản ánh được yếu tố văn hoá, tinh thần của dân tộc, và chủ yếu là được làm bằng đôi tay của người thợ thủ công. Các sản phẩm phải đồng đều bền lâu và không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Giá cả của sản phẩm TCMN trên thị trường EU thường cao hơn so với thị trường cộng đồng các quốc gia độc lập, nhưng lại thường thấp hơn giá cả trên thị trường Nhật Bản và Bắc Mỹ. Hiện nay, giá sản phẩm của TCMN Việt Nam đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường.
* Lưu ý đến sự canh tranh của các quốc gia khác:
Cạnh tranh với TCMN Việt Nam trên thị trường EU có các sản phẩm đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN... Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến tính cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mẫu mã, tính độc đáo của sản phẩm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chú ý dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như vận chuyển, bảo hiểm, thông quan hàng hoá và các dịch vụ khác khi hàng đến kho nhà nhập khẩu. Khâu chăm sóc khách hàng sau bán hàng được các nước cạnh tranh quan tâm và thực hiện tương đối chu đáo
* Quan tâm đến trách nhiệm xã hội trong sản xuất và bảo vệ môi trường sống:
Làng nghề TCMN Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng lao động trẻ em chưa đến độ tuổi lao động, Điều kiện an toàn trong lao động của làng nghề chưa đảm bảo. Tai nạn lao động thường xuyên xảy ra, tỷ lệ mắc các bệnh kinh niên ở người lao động hay tỉ lệ dị tật của các trẻ em các làng nghề cao hơn các nơi khác. Điều này ảnh hưởng tới xuất khẩu sang thị trường EU, một thị trường đòi hỏi phải đảm bảo quy định SA 8000. Tình hình bảo vệ môi trường của các làng nghề sản xuất hiện nay cũng cần được lưu tâm, môi trường sống ô nhiễm nặng nề, các nguyên liệu như gỗ được khai thác chủ yếu ở rừng tự nhiên, hay không rõ xuất xứ vi phạm quy định bảo vệ rừng. Nếu các doanh nghiệp nhập khẩu TCMN của EU sang kiểm tra cơ sở sản xuất các làng nghề hiện nay thì TCMN của Việt Nam khó có thể trực tiếp thâm nhập vào thị trường EU.
* Lưu ý khác:
Ngoài những lưu ý trên các doanh nghiệp cần chú ý đến mùa tiêu thụ của EU, có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu sang EU để đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ vào mùa mua sắm của EU như những dịp lễ tết, Noel hay tết Dương lịch hàng năm.
1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường EU những năm qua
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng qua các năm không ổn định do tình hình kinh tế và chính trị thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm chứa nhiều yếu tố lao động bao gồm khoáng sản, nguyên liệu, nông sản, giày da, thuỷ hải sản… được xuất sang các thị trường truyền thống và tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Autraylia… Những năm gần đây Việt Nam đang chuyển hướng sang cả thị trường của các nước châu Phi. Một trong mười mặt chủ đạo xuất khẩu đó là mặt hàng TCMN.
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Mặt hàng TCMN là mặt hàng truyền thống của Việt Nam và được xuất khẩu từ rất sớm. Thời kỳ hoàng kim của TCMN vào giai đoạn trước đổi mới (1970 -1986), tỷ trọng kim ngạch trung bình đạt 40%, có năm lên tới 53,4%. Những năm gần đây, TCMN vẫn được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Tuy tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu không cao (trung bình 1.65% kim ngạch xuất khẩu) nhưng lại là mặt hàng có thực thu về khá lớn do nguyên liệu có sẵn ở trong nước, giá nguyên liệu đầu vào thấp, vốn bỏ ra không nhiều, giá trị sản phẩm cao.
Theo con số thống kê của Bộ công thương, kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam tăng liên tục và khá nhanh. Trong vòng 10 năm kim ngạch xuất khẩu TCMN tăng gấp 4,25 lần từ năm 2000 (235 triệu USD) tới năm 2009 (khoảng 1,1 tỷ USD). Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao là 17,87%/năm. Cao nhất là 2002 với tốc độ tăng trưởng là 40,8%, tuy nhiên so với giá trị tương đối thấp (năm 2001: 235 triệu USD). Đáng chú ý nhất là giai năm 2008 với mức tăng 33,3% đưa giá kim ngạch xuất khẩu TCMN lên gần 1tỷ USD. Năm 2009 theo ước tính, giá trị kim ngạch xuất khẩu TCMN đạt trên 1,1 tỷ USD. Ước tính vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu TCMN đạt 1,5 tỷ USD.
Nguồn: Bộ Công thương
2010*:ước tính
Hình 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam
Mặc dù nền kinh tế thế giới hiện nay đang chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng trong năm 2008-2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu của TCMN vẫn đạt trên 1 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2009, giá trị kim ngạch của mặt hàng này đạt 58,30 triệu USD, tuy có giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng lại tăng 23,3% so với kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp TCMN nước ta đang đứng trước khó khăn, thiếu đơn đặt hàng. Theo phản ánh từ phía các doanh nghiệp, số đơn đặt hàng năm nay giảm chỉ bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị các đơn đặt hàng cũng giảm đi đáng kể. Nếu tiếp tục tình trạng này, sẽ có số lượng lớn các doanh nghiệp TCMN đứng trên bờ vực phá sản. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay, mà còn do sản phẩm TCMN của nước ta cạnh tranh kém hơn so với sản phẩm các nước khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi ngành TCMN phải đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao tay nghề thợ thủ công, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành. Trong 2 tháng đầu năm 2010 các sản phẩm gỗ xuất khẩu đã tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu xuất khẩu của mặt hàng TCMN cũng khá đa dạng với nhiều mẫu mã. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là những sản phẩm truyền thống như gốm sứ, gỗ mỹ nghệ, thêu, mây tre đan… Mặc dù các sản phẩm có nhiều mẫu mã khác nhau nhưng TCMN Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của các quốc gia trên thế giới. Mẫu mã của mặt hàng thủ công còn chưa có sức sáng tạo, sản phẩm không đồng đều, chưa đạt độ tinh xảo cao.
1.3.2. Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của TCMN nước ta là các nước Đông Âu và Liên Xô. Do những biến động chính trị, thị trường này đã suy giảm đáng kể. Hiện nay, mặt hàng TCMN của nước ta đã bao phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới, khoảng 163 quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga, các nước trong khu vực ASEAN.
Ba thị trường mục tiêu của TCMN Việt Nam là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hoa Kỳ được coi là một thị trường đầy tiềm năng. Hàng năm, nước ta xuất khẩu sang Mỹ khoảng 70 – 80 triệu USD, chiếm 1,5% thị trường này. Đối với thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu TCMN sang thị t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status