Giải quyết bài toán về quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN GIỮA QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3
I. QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3
1. Giáo dục đại học và quy mô giáo dục đại học . 3
1.1 Giáo dục đại học 3
1.2. Quy mô giáo dục đại học và các chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục đại học 4
1.2.1 Khái niệm về quy mô giáo dục đại học 4
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục đại học. 4
2. Chất lượng giáo dục đại học và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục đại học. 5
2.1 Khái niệm về chất lượng giáo dục đại học 5
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục đại học 5
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 6
1. Tốc độ phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ và cơ cấu kinh tế của quốc gia 6
2. Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia 7
3. Cơ chế quản lý giáo dục đại học tác động đến quy mô và chất lượng giáo dục đại học 7
4. Các điều kiện sẵn có phục vụ cho giáo dục đại học 8
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYỀT BÀI TOÁN GIỮA QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 8
1. Xuất phát từ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 8
2. Xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 9
3. Do thực trạng còn nhiều bất cập của nền giáo dục nước ta 9
III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 9
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 9
1.1. Cải cách cơ chế quản lý giáo dục đại học 9
1.2 Cải cách thể chế xây dựng các trường, phát triển mạnh các trường ngoài công lập 10
1.3 Cải cách thể chế đầu tư, thực hiện việc xã hội hoá khâu sinh hoạt trong các trường đại học 11
1.4. Cải cách chế độ thi tuyển sinh vào đại học 11
2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 13
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 14
1. Số lượng sinh viên được đào tạo 14
2. Số lượng các trường đại học và cao đẳng 17
2. So sánh sự phát triển quy mô giáo dục đại học ở nước ta trong thời gian qua với yêu cầu đào tạo đại học trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 17
3. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 19
3.1 Chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo theo chương trình đào tạo 19
3.2 Chất lượng đào tạo theo giáo viên 20
3.3 Chất lượng đào tạo đánh giá theo sinh viên 20
4. Những giải pháp Việt Nam đã áp dụng để phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong thời gian qua 21
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 22
1. Những ưu điểm trong phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam 22
2. Những tồn tại trong phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua 22
3. Nguyên nhân của những tồn tại 23
3.1 Các nguyên nhân từ phía Nhà nước 23
3.1.1 Cơ chế quản lý giáo dục đại học chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo 23
3.1.2 Công tác dự báo quy mô giáo dục đại học chưa tốt 23
3.1.3 Tỷ trọng chi Ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học 24
3.1.4 Hợp tác quốc tế chưa được mở rộng tương xứng với yêu cầu hội nhập giáo dục đại học 25
3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà trường 25
3.2.1 Cơ sở vật chất của nhiều trường đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo 25
3.2.2 Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô và chất lượng giáo dục đại học 26
3.2.3 Quy trình, nội dung phương pháp đào tạo đại học còn mang nặng nét truyền thống 27
3.2.4 Việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của nhiều trường đại học và cao đẳng chưa thực sự có hiệu quả để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo 27
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 28
I. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUY MÔ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 28
1. Các quan điểm về phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học 28
2. Những định hướng phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn tới 28
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN QUY MÔ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 29
1. Các giải pháp từ phía Nhà nước. 30
1.1 Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học và cao đẳng trong các hoạt động tác nghiệp 30
1.2. Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình đào tạo 31
1.3 Tăng tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học và khuyến khích các cơ sở nâng cao hiệu quả ngân sách được cấp phát 32
1.4 Tăng cường mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học 34
2. Các giải pháp từ phía Nhà trường 34
2.1 Nâng cấp cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy của các cơ sở giáo dục đại học 34
2.2. Tăng cường đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học 35
2.3. Tiếp tục đổi mới quy trình, nội dung và phương pháp giáo dục đại học theo hướng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới 36
2.4. Tăng tỷ trọng các nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho giáo dục đại học 37
Lời kết luận 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG - HÌNH
Lời mở đầu

Cùng với nhân loại, chúng ta đã đi qua những năm tháng cuối cùng của thế kỷ XX và bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ và có tính phổ biến trên phạm vi thế giới mà theo đoán sẽ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ. Bước vào thiên niên kỷ mới, cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học Việt Nam đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều mặt. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho nền giáo dục đại học nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó là những thách thức to lớn. Những thách thức đó đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục đổi mới để đưa nền giáo dục đại học trở thành nền giáo dục hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo giữ vai trò trung tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đó là nguồn lực có ý nghĩa quyết định mọi nguồn lực bởi nguồn lực đặc biệt này vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Tốc độ phát triển và đổi mới đất nước phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và hiệu quả giáo dục của ngành giáo dục nước nhà. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống giáo dục đại học là phải đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tăng trưởng bền vững.
Trong thực tế, lời giải cho bài toán về quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam chưa có đáp số rõ ràng. Chúng ta nên mở rộng quy mô hay tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Điều đó đã dẫn đến một số bất cập trong hoạch định chính sách, cản trở sự phát triển và hội nhập của nền giáo dục đại học nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ nhận thức đó, em đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết bài toán về quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” làm đề tài cho đề án môn học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam để chỉ ra những cơ hội cũng như những thách thức của nền giáo dục đại học nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển quy mô giáo dục đại học Việt Nam một cách hợp lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2015.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là nghiên cứu quy mô sinh viên, cơ cấu các trường đại học trong cả nước từ năm 1990, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay trong mối quan hệ với bảo đảm chất lượng đào tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp, so sánh, các số liệu về quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam để phân tích và luận giải những vấn đề về lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được kết cấu làm ba chương:
Chương I: Lý luận về quy mô và chất lượng giáo dục đại học. Sự cần thiết phải giải quyết bài toán giữa quy mô và chất lượng giáo dục đại học.
Chương II: Thực trạng về quy mô và chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Những định hướng và giải pháp nhằm giải quyết bài toán quy mô và chất lượng giáo dục đại học.
Chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể nội dung của từng chương ở các phần tiếp theo









Chương I
Lý luận về quy mô và chất lượng giáo dục đại học
Sự cần thiết phải giải quyết bài toán giữa quy mô và chất lượng giáo dục đại học

Một cách khái quát nhất có thể hiểu rằng giáo dục là một quá trình bao gồm tất cả các hoạt động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất như: niềm tin, đạo đức, thái độ… ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
Theo khái niệm trên ta thấy, ở đâu có truyền đạt và lĩnh hội tri thức, sự tác động qua lại để hình thành phẩm chất con người thì ở đó có giáo dục.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì giáo dục là một quá trình được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người. Khái niệm này nhấn mạnh tới tính mục đích và tính kế hoạch của quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội. Vì vậy, khái niêm giáo dục ở đây thường gắn với nhà trường vì nhà trường là nơi tổ chức giáo dục một cách có hệ thống và có kế hoạch chặt chẽ nhất.
I. Quy mô và chất lượng giáo dục đại học
1. Giáo dục đại học và quy mô giáo dục đại học .
1.1 Giáo dục đại học .
Bước vào thế kỷ XXI, các quốc gia trên thế giới đều đẩy nhanh tiến trình cải cách giáo dục. Chưa bao giờ cải cách giáo dục lại trở thành một hiện tượng nổi bật và mang tính toàn cầu như bây giờ. Tại sao lại có hiện tượng này? Có một cách lập luận đã quen thuộc với mọi người để trả lời câu hỏi trên: Cạnh tranh quốc tế là cạnh tranh về khoa học - kỹ thuật, cạnh tranh về khoa học - kỹ thuật là cạnh tranh về nhân tài, cạnh tranh về nhân tài suy cho đến cùng là cạnh tranh về giáo dục. Không phải ngẫu nhiên, tình cờ mà tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều xếp giáo dục vào vị trí quốc sách hàng đầu. Rất nhiều chuyên gia đã nhận định rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của giáo dục.
Luật giáo dục (năm 1998) của Việt Nam quy định: “Giáo dục đại học Việt Nam đào tạo trình độ đại học và trình độ cao đẳng”[11].
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hay bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp người học có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản về một ngành nghề và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hay tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, từ một đến hai năm đối với những người tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp người học có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản về một ngành nghề và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Trong hệ thống giáo dục - đào tạo , giáo dục đại học có vị trí quan trọng bậc nhất trong toàn bộ chiến lược “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2 Quy mô giáo dục đại học và các chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục đại học
1.2.1 Khái niệm về quy mô giáo dục đại học.
Theo quan điểm hệ thống, giáo dục đại học là một hệ thống con trong hệ thống kinh tế xã hội nhưng bản thân giáo dục đại học cũng là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ khác nhau như số lượng, chất lượng, mạng lưới phân bổ, sở hữu, ngành, nghề đào tạo…Như vậy, quy mô giáo dục là một bộ phận trong hệ thống giáo dục đại học. Khi nói đến quy mô giáo dục đại học của một quốc gia trong một thời kỳ, người ta nói đến số lượng sinh viên đang được đào tạo theo các cách đào tạo, loại hình đào tạo và theo các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Thêm vào đó, khi nói đến quy mô giáo dục đại học người ta còn nghiên cứu số lượng các trường đại học và cao đẳng, cơ cấu và quy mô của các trường này.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, quy mô giáo dục đại học chỉ đề cập đến số lượng sinh viên, số lượng và cơ cấu các trường đại học và cao đẳng theo các bậc học mà thôi.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục đại học.
ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau, người ta có thể dùng các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh quy mô giáo dục đại học. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này, tác giả đã lựa chọn hệ thống chỉ tiêu sau để đo lường quy mô giáo dục đại học.
Loại I: Các chỉ tiêu tuyệt đối.
ỉ Số lượng sinh viên: Số lượng sinh viên đang theo học ở các trường đại học - cao đẳng, các cơ sở giáo dục đại học, theo học theo các chương trình đào tạo từ xa.
ỉ Số lượng các trường: Chủ yếu nghiên cứu số lượng các trường đại học - cao đẳng trong cả nước.
Loại II: Các chỉ tiêu tương đối
ỉ Tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân
ỉ Tỷ lệ sinh viên trên dân số trong độ tuổi
ỉ Tỷ lệ sinh viên trên tổng lao động xã hội
Trong hệ thống chỉ tiêu trên thì các chỉ tiêu loại II có ý nghĩa đặc biệt trong việc so sánh quy mô sinh viên của một quốc gia trong các thời kỳ khác nhau và so sánh quy mô sinh viên của các quốc gia trên thế giới. Các chỉ tiêu về quy mô cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chỉ số tổng hợp giáo dục đại học của một quốc gia.
2. Chất lượng giáo dục đại học và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục đại học.
2.1 Khái niệm về chất lượng giáo dục đại học
Khi nói đến một nền giáo dục người ta thường đề cập đến 2 mặt: Mặt chất lượng và mặt quy mô đào tạo. Chúng ta đã xem xét thế nào là quy mô đào tạo, còn chất lượng giáo dục sẽ được hiểu như thế nào? Hiện nay có rất nhiều quan điểm về chất lượng giáo dục đại học. Theo quan niểm của Hội đồng giáo dục UNESCO Paris họp ngày 5-9/10/1998 đã xác định: “Chất lượng giáo dục là một khái niệm đa chiều, bao chùm mọi chức năng và sự vận động của nó bao gồm: Nội dung tri thức giáo dục, các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, đội ngũ giáo viên, sinh viên, cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật”[2]. Tuy nhiên, cũng có thể quan niệm rằng: Nên xem chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu. Sinh viên tốt nghiệp từ một trường đại học là có chất lượng nếu như những mục tiêu của nhà trường đặt ra đối với sinh viên đều đạt được. Rõ ràng mục tiêu đặt ra cho sinh viên sẽ khác nhau ở một trường đại học quốc gia và một trường đại học miền núi. Đối với một nền giáo dục đại chúng quan niệm về chất lượng cũng khác với một nền giáo dục tinh hoa, dành cho số ít.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục đại học
Không phải dễ dàng chúng ta lượng hoá được chất lượng của một nền giáo dục. Chất lượng giáo dục - đào tạo được thể hiện rõ ràng nhất là việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động trong nước và quốc tế không? Họ có là những con người năng động, sáng tạo, tự chủ, có đầu óc phê phán, có năng lực giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, có khả năng tự học,tự nghiên cứu suốt đời...? Tuy nhiên thông qua một số chỉ tiêu sau đây sẽ phần nào đánh giá được chất lượng giáo dục của một quốc gia.
ỉ Chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo theo giáo viên.
ỉ Chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo theo chương trình đào tạo.
ỉ Chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của nhà trường.
II. Các nhân tố tác động đến quy mô và chất lượng giáo dục đại học
Hệ thống giáo dục đại học là một phân hệ trong hệ thống kinh tế - xã hội nên quy mô và chất lượng giáo dục đại học chịu sự tác động của các nhân tố sau:
1. Tốc độ phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ và cơ cấu kinh tế của quốc gia
Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao này là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến quy mô và chất lượng giáo dục đại học. Tốc độ phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ và cơ cấu kinh tế của một quốc gia lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu nguồn lực này. Như vậy, có thể thấy đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hai mặt của hệ thống giáo dục đại học.




iAj0danyH5SK3ei
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status