Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường say mê sáng tạo ở người lao động của công ty xây dựng số 1 Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường say mê sáng tạo ở người lao động của công ty xây dựng số 1 Hà Nội



Công ty xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội được thành lập theo quyết định số 129/QĐ-UB ngày 25/1/1972 của Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội. Thực hiện Nghị định 338/HĐBT của Chính phủ, Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 626/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 10/2/1993
Với bề dầy kinh nghiệm trên 30 năm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có khả năng tham gia và thực thiện các công trình, hạng mục công trình xây dựng lớn thuộc các lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình công nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng cơ sở và trong những năm gần đây, Công ty mở rộng ngành nghế kinh doanh sang các lĩnh vực xuất khẩu lao động, kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u tiên và quan trọng nhất của của sự tham gia hoạt động và của sự tích cực sáng tạo. Động cơ hoạt động của con người được hình thành từ quá trình tương tác giữa nhu cầu của con người với khả năng, triển vọng thoả mãn nhu cầu của họ; nó là sự phản ánh thế giới khách quan vào con người, nó thúc đầy con người hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định nhằm thoả mãn các nhu cầu, tình cảm của con người.
Động cơ của người lao động thường được che dấu (vì nhiều các yếu tố tâm lý, quan điểm xã hội, vv...) và nó luôn biến đổi theo môi trường sống, theo thời gian; mặt khác động cơ của người lao động rất phong phú và phức tạp. Với những đặc điểm đó, việc nắm bắt động cơ của người lao động là khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người quản lý không những phải nắm bắt động cơ của người lao động một cách chính xác, mà còn định hướng những động cơ không lành mạnh, không có thực của người lao động phù hợp với tiêu chuẩn, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Các động cơ của người lao động bao gồm:
+ Có thu nhập cao từ công việc của mình;
+ Được làm việc với những công việc gây cho họ sự hứng thú trong một môi trường làm việc phù hợp và một công việc phù hợp;
+ Được thừa nhận và tôn vinh nhiều hơn do họ đã hoàn thành công việc;
+ Có nhiều cơ hội được phát triển các kỹ năng làm việc và khả năng sáng tạo của mình;
+ Được thông tin đầy đủ về những gì doanh nghiệp đang xúc tiến triển khai.
- Động lực thúc đẩy người lao động say mê sáng tạo
Động lực thúc đẩy sự say mê sáng tạo của người lao động chính là sự thoả mãn, là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường mọi nỗ lực để đạt mục đích hay kết quả cụ thể (nói cách khác động lực bao gồm tất cả các loại lý do làm cho con người hoạt động). Động lực cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này thường xuyên thay đổi và khó nắm bắt. Có hai nhóm nhân tố cơ bản:
Thứ nhất. Nhóm nhân tố thuộc về con người là những nhân tố xuất hiện trong chính bản thân từng con người, nó thúc đẩy người lao động làm việc và sáng tạo trong công việc. Những nhân tố này bao gồm:
+ Lợi ích của con người: Là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người (nhu cầu vật chất và tinh thần), đây là nhân tố quan trọng nhất của việc tạo động lực sáng tạo của người lao động;
+ Những mục tiêu cá nhân: Là trạng thái mong đợi cần có và có thể có của cá nhân, là cái đích mà cá nhân muốn vươn tới và qua đó sẽ thực hiện các biện pháp để đạt được cái đích đề ra trạng thái mong đợi;
+ Thái độ của cá nhân: là cách nhìn của cá nhân người lao động đối với công việc mà họ thực hiện. Nếu cá nhân có thái độ tích cực với công việc họ sẽ say mê sáng tạo trong công việc, ngược lại nếu thái độ đó là tiêu cực thì người lao động sẽ làm việc một cách thụ động.
+ Khả năng hay năng lực của cá nhân người lao động: Đây là yếu tố thuộc về kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc của người lao động và khả năng giải quyết các công việc đó của họ. Nhân tố này ảnh hưởng tới việc tạo ra động lực cho người lao động theo hai chiều hướng: Tạo ra động lực thúc đẩy sự say mê sáng tạo trong công việc nếu người lao động có khă năng và kiến thức tốt để giải quyết công việc một cách hiệu quả; ngược lại sẽ làm cho người lao động nản chí, không muốn thực hiện công việc hay thực hiện một cách thụ động, mang tính đối phó và kém hiệu quả.
Thứ hai: Các nhân tố môi trường: Là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tới người lao động, các nhân tố này bao gồm:
+ Môi trường văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, sự chia sẻ trong phạm vi doanh nghiệp và tạo ra các chuẩn mực về hành vi trong doanh nghiệp. Môi trường văn hoá được hình thành từ sự kết hợp giữa quan điểm, phong cách quản lý của người quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp, nó bộc lộ trong suốt thời gian, quá trình lao động mà người lao động đã đóng góp cho doanh nghiệp. Môi trường văn hoá hoà thuận, đầm ấm, vui vẻ tạo ra một trạng thái tinh thần thoải mái, không bị ức chế sẽ có tác dụng cuốn hút người lao động tích cực và hăng say trong công việc, còn ngược lại nó sẽ tạo ra cảm giác chán nản, không hứng thú với công việc được giao.
+ Các chính sách về nhân sự: Là vấn đề bao hàm nhiều yếu tố như: Việc thuyên chuyển, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp. Chính sách nhân sự thể hiện việc doanh nghiệp đáp ứng lại các nhu cầu, mục điêu cá nhân của mỗi người lao động, bởi vậy việc thực thi các chính sách này sẽ tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Do nhu cầu vật chất và tình thần có quan hệ chặt chẽ với nhau, để đạt được hiệu quả mong muốn, khi thi hành chính sách nhân sự. doanh nghiệp phải đảm bảo thoả mãn hài hoà cả hai loại nhu cầu này trong phạm vi nguồn lực cho phép.
Ngoài hai nhóm nhân tố cơ bản trên đây, còn nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến động lực say mê sáng tạo của người lao động như: phong cách lãnh đạo, cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và các yếu tố về xã hội, v.v...
- Tạo động lực say mê sáng tạo cho người lao động
Tạo động lực say mê sáng tạo là tổng hợp các hoạt động mà doanh nghiệp đến tinh thần, thái độ và trạng thái tâm lý của người lao động, kích thích họ quan tâm đến công việc, say sưa tìm tòi cải tiến hợp lý hoá công việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong lao động.
Để tạo ra sự say mê sáng tạo cho người lao động, doanh nghiệp phải đươ ra được những giải pháp cụ thể trên nguyên tắc gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp do sự say mê sáng tạo trong lao động của người lao động đem lại. Trên thực tế, động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằng cách nào và trong điều kiện nào phụ thuộc vào cơ chế cụ thể của doanh nghiệp cũng như những quy định của Nhà nước, bởi vì các giải pháp tạo ra động lực say mê sáng tạo không chỉ liên quan đến doanh nghiệp mà nó còn có những tác động nhất định đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Việc tạo ra động lực say mê sáng tạo trong công việc được thực hiện thông qua các giải pháp kích thích, thúc đẩy người lao động làm gia tăng hoạt động có hiệu quả của lao động trong công việc, trong chuyên môn hay trong những chức năng cụ thể. Các đòn bẩy tạo ra động lực sáng tạo cho người lao động bao gồm việc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động phù h[pj với những gì họ đã cống hiến cho doanh nghiệp.
Các nhu cầu cơ bản của con người mà doanh nghiệp cần thoả mãn để tạo động lực say mê sáng tạantrong công việc bao gồm:
- Nhu cầu tự thể hiện bản thân;
- Nhu cầu được tôn trọng;
- Nhu cầu xã hội;
- Nhu cầu an toàn;
- Nhu cầu sinh lý.
Nhu cầu con người xuất hiện theo thứ tự từ thấp đến cao. Một khi nhu cầu thấp được thoả mãn thì nhu cầu cao sẽ xuất hiện, ban đầu là các nhu cầu về sinh lý, tiếp theo là an toàn xã hội, tôn trọ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status