Một số vấn đề cần lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Trung Cận Đông - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề cần lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Trung Cận Đông



Ở UAE, phụ nữ và nam giới có thể làm việc chung văn phòng; phụ nữ thường phục trang giản dị và truyền thống. Nữ doanh nhân Việt Nam khi đến UAE làm việc cũng nên ăn mặc phù hợp: quần hay áo vest hay nếu là váy thì phải có tay dài.
Giống như ở nhiều nước Trung Cận Đông khác, các cuộc gặp gỡ có thể bị muộn. Mặc dù vậy, doanh nhân nước ngoài khi đến đây vẫn nên đến đúng giờ trong các buổi hẹn gặp. Điều quan trọng nhất là phải trả lời tất cả các fax gửi đến hay các hình thức giao dịch khác một cách tức thì.
Người UAE thường trao đổi những câu chuyện phiếm trước khi đi thẳng vào nội dung cuộc họp. Lễ nghi cần được coi trọng hơn so với các buổi họp kinh doanh kiểu Mỹ. Đừng bao giờ hỏi một đối tác về vợ của họ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t may vào Trung Cận Đông
Trong số các cách xuất khẩu hàng dệt may phổ biến ở nước ta hiện nay: cách gia công theo đơn hàng của nước ngoài; cách nhập khẩu nguyên liệu - bán thành phẩm; và cách sử dụng nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu thì cách thứ 3 được áp dụng nhiều đối với thị trường Trung Cận Đông.
cách này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu áp dụng. Những năm gần đây, song song với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, chúng ta đã bắt đầu sử dụng nguyên liệu nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu Một móc xích quan trọng là sản phẩm của ngành dệt đã bước đầu cung cấp được cho ngành may trong nước. Có thể kể đến May Thăng Long - Dệt 8/3; May Đức Giang - Dệt Việt Thắng, Dệt Nam Định; May 10 - Dệt Việt Thắng.
.
Có thể nói rằng thị trường hàng dệt may nhập khẩu vào Trung Cận Đông chưa phải là một thị trường có tính định hình rõ nét; Việt Nam chưa có những đơn đặt hàng lớn trực tiếp nên các doanh nghiệp hầu như không bị áp đặt lựa chọn cách xuất khẩu nào. Tuy nhiên, trong tương lai gần, các doanh nghiệp của ta nên chọn cách may gia công CMT (Cắt - May - Hoàn thiện), thứ nhất là do chưa có hiểu biết thật cụ thể về thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu của thị trường về nguyên liệu, thứ hai là không phải lo khâu tiêu thụ (thị trường Trung Cận Đông có những quy định về hệ thống phân phối trung gian, rất khó cho một doanh nghiệp mới xâm nhập được bằng kênh phân phối trực tiếp).
4. Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Trung Cận Đông
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên một thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đó. Tại Trung Cận Đông, mặt hàng dệt may của Việt Nam có giá trị xuất khẩu khiêm tốn như vậy vì cả yếu tố chủ quan (năng lực cạnh tranh của ngành, của từng doanh nghiệp) và yếu tố khách quan (thực lực của các đối thủ cạnh tranh). Tại khu vực thị trường này, hai nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất, đồng thời là đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất đối với nước ta là Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
4.1. Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ vừa là nước nhập khẩu hàng dệt may từ một số nước (trong đó có Việt Nam), vừa là nhà xuất khẩu mặt hàng này rất lớn. Tại thị trường Trung Cận Đông, không thể phủ định rằng, trên "sân nhà", khó có đối thủ nào có thể cạnh tranh được bình đẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là với ưu thế của một nước có 99,8% dân số theo đạo Hồi nên hiểu rất rõ thị hiếu tiêu dùng của người Hồi giáo bản địa, thông thạo về luật pháp - chính sách, không gặp trở ngại về ngôn ngữ ảrập, vô cùng thuận lợi trong khâu vận chuyển, v.v.
4.2. Trung Quốc
Có thể nói, hàng dệt may Trung Quốc vượt trội hơn hàng của Việt Nam về mọi mặt. Những lợi thế mà Việt Nam có (giá nhân công rẻ, truyền thống tằm-tơ-canh-cửi, chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước…) thì Trung Quốc cũng có. Ngoài ra, nước này còn có những điểm mạnh và cơ hội mà Việt Nam chưa thể nào sánh được.
Tại thị trường Trung Cận Đông, hàng dệt may của Trung Quốc đã có từ lâu. Con đường tơ lụa từ Trung Quốc tới Trung Đông thời cổ đại đã tạo cho nước này một lợi thế vô song về tuyến đường vận chuyển, bạn hàng, có nhiều kinh nghiệm thực tế, hơn nữa lại đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng bản địa, v.v… Tại Dubai, thị trường xúc tiến trọng điểm của nước ta hiện nay trong khu vực Trung Cận Đông, Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất. Trung Quốc hiện cũng đang giữ vị trí số 1 trong số các nhà xuất khẩu vào Dubai (Tham khảo bảng 11- phụ lục).
III. Những vấn đề cần lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Trung Cận Đông
Đặc thù của mặt hàng dệt may là chúng rất phong phú, đa dạng, thay đổi liên tục theo thời gian, theo thời tiết; và phụ thuộc rất mạnh mẽ vào lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng… Chính vì vậy, khi quyết định đưa ra một sản phẩm vào một thị trường nào đó thì việc trước tiên cần làm là nghiên cứu thị trường thật cẩn thận.
Nghiên cứu thị trường là một quá trình bao gồm các hoạt động thu thập, phân tích xử lý, kiểm tra đánh giá các thông tin về thị trường. Kết quả là: các doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thị trường, đoán được xu hướng vận động và phát triển của thị trường. Từ đó có thể xây dựng được một chính sách Marketing nhằm thoả mãn và khai thác thị trường một cách tốt nhất.
Trung Cận Đông là thị trường có những nét đặc trưng rất riêng về nhu cầu cho các sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở đây lại có những xu hướng và thói quen tiêu dùng khác biệt, do ảnh hưởng bởi tín ngưỡng và nhiều tập quán xã hội từ lâu đã ăn sâu, bén rễ.
"Biết người biết ta- trăm trận trăm thắng", đó là sách lược mà mọi nhà cầm quân cần thuộc nằm lòng. Để tiếp cận thị trường Trung Cận Đông và kinh doanh thành công, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải nắm được chính sách quản lý nhập khẩu của các nước Trung Cận Đông, về phong cách kinh doanh và đặc trưng tính cách của doanh nhân ảrập - Hồi giáo, về thói quen và tập quán tiêu dùng của người bản địa. Những kiến thức này trước hết sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao khả năng đàm phán, tránh sự hiểu lầm, thất thố và xúc tiến kinh doanh thành công trong khoảng thời gian nhanh nhất.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận, người viết chỉ phân tích những đặc điểm cơ bản nhất của các nước Hồi giáo Trung Cận Đông, bao gồm: môi trường kinh doanh, tập quán kinh doanh. Ngoài ra còn có những điểm cần lưu ý về phong cách làm ăn và đặc trưng tính cách của các đối tác ảrập cho các doanh nghiệp dệt may tham khảo.
Dưới đây là bảng tóm tắt quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực- một điều kiện vĩ mô vô cùng thiết yếu, tạo khung cho các mối quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp nước ta.
Bảng 2.4: Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước tcĐ
Nước đối tác
Các văn bản đã ký
Hỗ trợ hoạt động thương mại
1. Iran
Hiệp định thương mại
Thỏa thuận chung về hợp tác kinh tế, văn hóa và KHKT
Hiệp định về lãnh sự
Hiệp định hợp tác văn hóa
Ngân hàng Nhà nước Iran -VN đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trong khâu thanh toán giữa các NHTM hai nước;
Biên bản thỏa thuận giữa Bộ Thương mại hai nước
Lập ủy ban hỗn hợp năm 94
2. Iraq
Thương vụ Việt Nam tại Iraq
UB hợp tác liên Chính phủ hai nước họp đều hàng năm
3. Gioóc-đa-ni
Hiệp định thương mại
Hiệp định về vận chuyển hàng không
4. UAE
Thương vụ Việt Nam tại Dubai
Trung tâm thương mại Việt Nam tại Dubai
Đại diện thương mại và hàng không
5. Cô-oét
Hiệp định thương mại
Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học-kỹ thuật và văn hóa
(không có ưu đãi Tối huệ quốc MFN)
Thương vụ Việt Nam tại Cô-oét
Trung tâm thương mại Việt Nam tại Cô-oét
6. Thổ Nhĩ Kỳ
Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa
(hai nước giành cho n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status