Lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Phần I: Lý luận chung về cạnh tranh 2
1. Khái quát chung về cạnh tranh 2
2. Vai trò của cạnh tranh 2
Phần II: Thực trạng và khó khăn của hàng xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn hiện 4
1. Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới 4
2. Những nhân tố chủ yếu làm hạn chế lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam 5
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 8
1. Một số giải pháp và kiến nghị 8
2. Liên hệ thực tế 10
Kết luận 12
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trường thế giới trở thành nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm gần đây, lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu nước ta đã được nâng cao nhưng còn không ít hàng hoá lợi thế cạnh tranh còn thấp, điều này có ảnh hưởng không tốt đến khâu tiêu thụ hàng hoá và việc tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Vậy làm thế nào để nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta? Làm thế nào để đưa hàng hoá của ta đến với bạn bè thế giới? Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế trong thời điểm hiện tại. Với mong muốn được đóng góp ý kiến để giải quyết vần đề trên, bằng lượng kiến thức hạn hẹp của mình em đã mạnh dạn làm bài tiểu luận với tên đề tài là: "Lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh".
Về bố cục bài tiểu luận, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của bài tiểu luận được chia ra làm ba phần:
Phần I: Lý luận chung về cạnh tranh.
Phần II: Thực trạng và khó khăn của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thâm nhập thực tế chưa có nên nội dung của bài tiểu luận chưa thể phản ánh được đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề và không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để cho bài tiểu luận của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN THÂN
Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH.
Khái quát chung về cạnh tranh.
1.1 Cạnh tranh là gì ?
Theo từ điển tiếng việt cạnh tranh là sự ganh đua, giành giật để chiếm lĩnh thị phần, thị trường và khách hàng giữa các đối thủ với nhau.
Cạnh tranh là việc sử dụng các mưu mô thủ đoạn, chiến lược, chiến thuật để đạt được ưu thế cao hơn so với đối thủ.
Lợi thế cạnh tranh là gì ?
Theo ông Michacl Porter lợi thế cạnh tranh là nguồn lực, lợi thế của nghành, quốc gia mà nhờ có chúng mà các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, lợi thế cạnh tranh này giúp cho nhiều doanh nghiệp có được "Quyền lực thị trường " để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh.
Theo báo phát triển Châu Á- Thái Bình Dương lợi thế cạnh tranh của sản phẩm là những thế mạnh mà sản phẩm có hay có thể huy động để có thể đạt thắng lợi trong cạnh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn , lao động là nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế về sự khác biệt hoá: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hay giảm chi phí sản phẩm, hay nâng cao tính hoàn thiện sản phẩm khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá, thậm chí cao hơn đối thủ cạnh tranh. Một hàng hoá có thể cạnh tranh thành công khi có được lợi thế cụ thể nào đó hơn các hàng hoá khác. Những lợi thế đó được biểu hiện ra bên ngoài hình thành các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Vai trò của cạnh tranh.
Trong điều kiện hội nhập cạnh tranh là không thể tránh khỏi hay cạnh tranh là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Cạnh tranh diễn ra khi lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho người kinh doanh nó và khi đó nó như một miếng mồi ngon mà bất cứ đối thủ nào cũng muốn có được. Và để đạt được mục đích đó họ phải cạnh tranh giành giật với nhau để giành được lợi thế về mình, để vượt lên trên đối thủ, chiếm được thị phần bằng mọi biện pháp có thể.
Trước hết cạnh tranh giúp cho người kinh doanh thấy được sức mạnh của mình, thấy được mặt lợi thế của mình đồng thời biết được họ đang yếu ở điểm nào từ đó tìm mọi cách để khắc phục, để thay đổi và tận dụng mọi sức mạnh của mình đạt ưu thế hơn so với đối thủ, giành thắng lợi và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Cạnh tranh thúc đẩy quá trình đầu tư công nghệ vào việc cải tiến nâng cao mẫu mã chất lượng sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hơn từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Cạnh tranh thúc đẩy hợp tác hai bên cùng có lợi: Hợp tác về vốn, về dây chuyền sản xuất, trao đổi công nghệ thông tin, liên doanh liên kết để tận dụng mọi nguồn lực và cùng phát triển.
Cạnh tranh góp phần làm nóng nền kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển.
Như vậy, cạnh tranh có vai trò to lớn đối với nền kinh tế. Cạnh tranh là động lực để phát triển, có cạnh tranh thì mới có phát triển được. Nếu không có cạnh tranh trên thị trường sẽ dẫn đến sự thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là cách hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Cạnh tranh trở thành công cụ hữu hiệu để nuôi dưỡng các doanh nghiệp làm ăn tốt nâng cao hiệu quả và phát triển.
Phần II: THỰC TRẠNG VÀ KHÓ KHĂN CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước nền kinh tế của đất nước đã gặt hái được nhiều thành công. Chính sách mở cửa hợp tác liên doanh liên kết và làm ăn với bạn bè nước ngoài đã mở ra hướng đi mới cho hàng hoá Việt Nam, mở rộng tiêu thụ sản phẩm và góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Ngoài ra các sản phẩm sản xuất ra trong nước cũng ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hàng hóa Việt Nam một cách đa dạng hơn về chất lượng, mẫu mã…Nhiều thị trường được coi là khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Anh… trước đây hàng hoá của ta khó có thể thâm nhập được vậy mà hiện nay, không những hàng hoá Việt Nam đã thâm nhập mà còn thâm nhập sâu, chiếm tỉ trọng đáng kể trong kim nghạch xuất khẩu của đất nước. Những con số xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2004 dẫ chỉ ra những dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế nước nhà. Tổng giá trị xuất khẩu bốn tháng đầu năm nay đạt 7390 triệu USD trong đó riêng tháng 4 đạt 1870 triệu USD, xuất khẩu gạo tháng 4/2004 là 110 tỉ còn cà phê là 47 tỉ đồng. Như vậy có thể nói rằng mức xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ngày càng cao với những điểm nhấn khá ấn tượng. Vậy hàng hoá Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh gì ? những yếu tố nào có thể giúp hàng hóa Việt Nam có những lợi thế đó?
Lợi thế thứ nhất có thể nói rằng đó là vấn đề giá cả: Giá cả hàng hoá Việt Nam rẻ hơn nhiều so với hàng hoá xuất khẩu ở nhiều nước khác . Vì sao lại như vậy? Thứ nhất là vì Việt Nam có khí hậu thuận lợi cho sự phát tri...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status