Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hạt tiêu sang UAE - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hạt tiêu sang UAE



Thị trường UAE có đặc điểm là hoạt động với chính sách thương mại nhất quán. Nguyên tắc tự do và tình trạng chính trị ổn định là những điểm chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngày nay của UAE.
UAE là nền kinh tế thị trường tự do về lao động và hàng hóa. Chính sách thương mại tự do gồm quyền lợi thuế quan thấp, các tiêu chuẩn không hạn chế. Công nghiệp của UAE phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, nông nghiệp và dệt may bên cạnh những lĩnh vực thế mạnh của UAE là dịch vụ, tài chính và du lịch. Ưu tiên mũi nhọn phát triển công nghiệp do đó UAE miễn thuế nhập khẩu thiết bi, nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp.
U.A.E duy trì một hệ thống thương mại tự do và tự do chuyển đổi ngoại hối. Mục tiêu phát triển của UAE là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực tự do để trở thành kho ngoại quan của khu vực, nơi mà tất cả các loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu, lưu kho và tài xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Trung Đông.
Với hành lang pháp lý tương đối thông thoáng, UAE khuyến khích nhập khẩu nông sản, các mặt hàng tái xuất. Hàng hoá nhập khẩu vào Dubai- UAE không bị ràng buộc bởi hạn ngạch, không gặp rào cản lớn từ chính sách nhập khẩu , thủ tục hải quan, phụ phí,. Mặt khác, UAE còn có chính sách ưu đãi thuế ( miễn thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, miễn thuế nhập khẩu tạm thời) đối với các mặt hàng trên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

.
1.3.3- Cơ sở hạ tầng
UAE có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và hiện đại. Giao thông trên đất liền bằng đường bộ. Một mạng lưới tập trung đông ở các thành phố lớn. Các cấp chính quyền ở Abu Dhabi và Dubai tập trung đông ở các thành phố lớn. UAE không có hệ thống đường sắt, mạng lưới giao thông hàng không nội địa, mặc dù chính quyền Dubai đang xem xét việc xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm. Tất cả các tiểu vương quốc trừ Ajman và Umm Al Quwain, có các sân bay hiện đại.
Tất cả các tiểu vương quốc đều có cảng biển hiện đại. Cảng Jebel Ali ở Dubai là cảng nhân tạo lớn nhất trên thế giới. Hàng hóa được nhập khẩu bằng đường biển và phân phối bằng xe tải đến các khu vực lân cận ở các nước láng giềng thuộc GCC. Hiện nay có 12 khu vực tự do mậu dịch ở UAE, một nửa trong số đó đặt tại Dubai. Dubai ngày càng phát triển hơn về ngành thương mại điện tử.
1.4- Đặc điểm chung về thị trường UAE
UAE là một trong những thị trường phát triển nhất khu vực Trung Đông. Nằm ở một vị trí chiến lược phía Tây Nam của khu vực từ vùng vịnh, từ UAE hàng hóa có thể đến trực tiếp với 1,9 tỷ dân vùng Vịnh, khu vực Trung Đôn, Đông Âu, Iran và bán đảo Ấn Độ. GDDP trên đầu người của UAE không khác nhiều so với các nước Tây Âu. Năm 2003, kinh tế UAE khởi sắc, GDP tăng 12,4%, đạt xấp xỉ 80 tỷ USD.
Tuy nhiên, UAE là nước có dân số nhỏ (4 triệu người) nên sức tiêu thụ tại chỗ hạn chế. Mức nhập khẩu của nước bạn khá cao là do phục vụ nhu cầu tái xuất. Sự ổn định về chính trị, sự phồn thịnh về kinh tế cùng với việc miễn thuế đối với đa số các mặt hàng đã tạo cho thị trường UAE sức hút đối với các nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
Hoạt động thương mại truyền thống của UAE là các nhà buôn nước này đã đưa hàng hóa củ các nhà sản xuất lớn đến các thị trường Nam Á, vùng Vịnh, Đông Phi. Dubai là một cổng trung gian thương mại. Dubai chiếm 70% hàng nhập khẩu vào UAE và 90% hàng tái xuất từ UAE. Dubai là thị trường trung chuyển lớn thứ 3 trên thế giới, sau Hồng Kông và Singapore. Từ Dubai, hàng hoá nhập khẩu tỏa đi các nước khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. UAE phục vụ cả thị trường Bắc Phi, Nam Phi, Đông Phi, Trung Á, phần còn lại là vùng Trung Đông và các nước thuộc Liên Xô cũ trong vùng Trung á.
Vì tập quán kinh doanh truyền thống các bộ tộc hay các nhóm dân tộc từ nhiều vùng khác nhau với các sản phẩm có giá trị đòi hỏi các nhà buôn nước này phải có sự kiểm định và tin cậy, đặc biệt là các yếu tố về mặt thời gian và do sự cách biệt về không gian, đã dẫn tới một phong cách kinh doanh coi trọng các mối quan hệ cá nhân và ý thức về sự liêm chính.
Dù thông thoáng về chính sách thuế và thủ tục hải quan nhưng việc làm ăn với thị trường UAE cũng không dễ dàng bởi tính cạnh tranh gay gắt là một đặc điểm lớn của thị trường này. Hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ có chủng loại, mẫu mã phong phú, được thay đổi thường xuyên theo thị hiếu thị trường, lại có giá rẻ. Bên cạnh đó, hàng từ Anh, Mỹ và các nước phương Tây có thương hiệu nổi tiếng, chất lượng cao cũng coi UAE là nơi tiếp thị bán hàng vào khu vực.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA UAE
2.1- Thuế nhập khẩu
2.1.1- Khái niệm chung về thuế và phân loại thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hoá đi qua khu vực hải quan của một nước. Hoặc, hiểu theo góc độ kinh tế đơn thuần thì đó là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước đó có hàng hoá đi qua khu vực hải quan của nước đó.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đã có từ lâu. Mục đích thu thuế nhập khẩu trong thời kì xã hội phong kiến và thời kỳ trước đó chủ yếu là để tăng thu nhập tài chính quốc gia. Khi cách sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển thì thuế nhập khẩu không chỉ là nguồn thu tài chính mà còn là công cụ thực hiện chính sách kinh tế thương mại của các nước cận và hiện đại.
Trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thuế nhập khẩu vừa trở thành một công cụ bảo hộ kinh tế và sản xuất vừa là đòn bấy điều tiết kinh tế phát triển. Một thực tiễn tồn tại trong nhiều năm là các nước đua nhau nâng cao thuế suất, tăng cường bảo hộ kinh tế chính quốc. Thuế nhập khẩu trở thành một rào cản ngăn chặn sự phát triển tự do của thương mại quốc tế, ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của kinh tế thế giới.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) ra đời để thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, khởi xướng tự do hóa buôn bán, yêu cầu các bên kí kết cắt giảm hay xóa bỏ rào cản buôn bán. Ngoài việc hạn chế các rào cản phi thuế quan ra, thông qua đàm phán giữa các nước thành viên để cắt giảm thuế, đồng thời sau khi cắt giảm thuế phải không được tùy tiện nâng cao.
Tuy vậy, trước mắt Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) hoàn toàn không huỷ bỏ thuế nhập khẩu, vẫn cho phép các nước thành viên trong đó có UAE lấy thuế nhập khẩu làm phương tiện bảo hộ kinh tế quốc gia hợp pháp duy nhất. Theo xu hướng chung, cần giảm thiểu bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan, chỉ có thể dùng thuế quan làm phương tiện bảo hộ hợp pháp. Điều tiết, kiểm soát kinh tế và vai trò bảo hộ của thuế quan phải thông qua điều tiết của cơ chế thị trường và cơ chế giá cả để thực hiện.
Theo những tiêu thức, phương pháp phân loại khác nhau có các loại thuế nhập khẩu khác nhau sau đây:
Theo phương pháp thu thuế, thuế nhập khẩu có: thuế theo giá, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế lựa chọn. thuế theo mùa, thuế tính theo giá chuẩn.
Theo sự phán đoán có sự hạn chế của nước ngoài hay không, thuế nhập khẩu có: thuế tự chủ, thuế không tự chủ, thuế quan hiệp định, thuế hạn ngạch...
Theo mức ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau, có các loại thuế nhập khẩu sau: thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế nhập khẩu đãi ngộ tối huệ quốc, thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường, thuế trả đũa...
Căn cứ vào hiệu lực của thuế xuất nhập khẩu có: thuế tương đối ổn định, thuế tạm xuất, thuế đặc biệt, thuế cân đối xuất nhập khẩu, thuế bổ sung xuất nhập khẩu.
2.1.2- Những mục tiêu theo đuổi của thuế nhập khẩu
Mục đích đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu của mỗi quốc gia, ở vào các thời kỳ các nhau và tuỳ theo đối tượng tính thuế, đối tượng nộp thuế...có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng đều theo đuổi các mục tiêu cơ bản sau:
Góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển
Góp phần đưa thương mại quốc tế vào môi trường tự do cạnh tranh
Tạo nguồn thu cho nhà nước
Công cụ thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế
Điều tiết hoạt động nhập khẩu
Góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa
Trong lịch sử phát triển thuế quan, mục đích đầu tiên của th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status