Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam



MỤC LỤC
 
Chương I: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng quốc tế 1
 
I. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng quốc tế 1
1. Đôi nét về lịch sử ngân hàng và dịch vụ ngân hàng 1
2. Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng quốc tế 3
3. Bản chất dịch vụ ngân hàng quốc tế 5
3.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng quốc tế 5
3.2 Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 6
3.3 Động cơ tiến hành dịch vụ ngân hàng quốc tế 8
4.Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 8
4.1. Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 8
4.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 11
4.2.1. Đặc điểm và các loại hình trung tâm tài chính quốc 11
4.2.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 13
 
II. Một số nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại 15
1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế để thu phí 15
1.1. Dịch vụ tài khoản Nostro và tài khoản Vostro 15
1.2. Ngân hàng đại lý 16
1.3. Dịch vụ bảo quản và lưu ký 17
1.3.1 Dịch vụ bảo quản 17
1.3.2 Dịch vụ lưu ký 17
1.4. Dịch vụ séc du lịch 18
1.5. Dịch vụ thẻ tín dụng 19
1.5.1 Bản chất của thẻ thanh toán quốc tế 19
1.5.2. Các loại thẻ thanh toán quốc tế tiêu biểu hiện nay 19
1.5.3. Các chủ thể chính tham gia thị trường 20
1.6. Dịch vụ thanh toán quốc tế 21
1.6.1. Dịch vụ chuyển tiền (Remittance) 21
1.6.2. Dịch vụ nhờ thu (Collection) 22
1.6.3. Thanh toán qua L/C 23
1.7. Dịch vụ tư vấn 23
1.8. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử 24
2. Tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 24
2.1. Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu 25
2.2. Tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá 27
2.3. Thuê mua tài chính quốc tế ( International Leasing) 27
2.4. Tín dụng chấp nhận (Bank acceptance- BA) 29
2.5. Bao thanh toán ( Factoring ) 30
2.6. Forfaiting 31
2.7. Bảo lãnh ngân hàng (Banks guarantee) 32
Chương II : Thực trạng dịch vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam
 
I. Thực trạng các ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam 35
1.Kinh tế Việt nam những năm gần đây 35
2. Thực trạng các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 36
2.1. Vai trò của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam trong nền kinh tế 36
2.2. Cơ cấu của các NHTM quốc doanh 37
2.3. Qui mô của các NHTM quốc doanh 38
2.4. Những khó khăn, tồn tại 38
II. Thực trạng Dịch vụ ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng TMQD Việt nam 40
1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế 40
1.1. Dịch vụ ngân hàng đại lý 40
1.2. Dịch vụ thẻ tín dụng của các NHTMQD Việt nam 42
1.3. Dịch vụ thanh toán quốc tế tại các NHTMQD Việt nam 44
1.3.1. Mạng SWIFT 44
1.3.2. Các hình thức và kết quả thanh toán quốc tế của các NHTMQD Việt nam 45
1.3.3. Các mô hình tổ chức quy trình thanh toán thư tín dụng 46
1.3.4. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 49
1.4. Đánh giá tổng quát các hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế 50
2. Tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm thu lợi nhuận ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam 50
2.1.Thực trạng cho vay xuất, nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam trong những năm gần đây 50
2.2. Tín dụng chiết khấu 52
2.2.1. Chiết khấu ngay bộ chứng từ thanh toán hàng xuất 52
2.2.2. Chiết khấu hối phiếu trả chậm có chấp nhận của người nhập khẩu 53
2.3. Nghiệp vụ đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) 54
2.4. Bảo lãnh ngân hàng 54
2.5. Nghiệp vụ tiền gửi ngoại tệ. 58
2.6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 59
2.6.1.Thực trạng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 59
2.6.2. Thị trường kinh doanh ngoại tệ Việt nam 61
2.6.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế 63
2.6.4. Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam. 64
2.7. Hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế và hoạt động ở nước ngoài 64
2.7.1. Các liên doanh hoạt động tài chính trong nước 64
2.7.2. Hoạt động kinh doanh ở nước ngoài: 66
2.8. Đánh giá chung về hoạt động dịch vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 66
 
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam
I. Những giải pháp chung 68
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 68
1.1. Đòi hỏi của hội nhập kinh tế với môi trường pháp lý 68
1.2 Một số kiến nghị hoàn thiện môi trường pháp lý 69
2. Nhà nước và ngân hàng cùng đề ra những kế hoạch khả thi đưa lĩnh vực tài chính ngân hàng tiến ra thế giới 71
3.Từng ngân hàng phải đưa ra và thực hiện tốt đề án tái cơ cấu của mình 74
4. Các ngân hàng thương mại quốc doanh cần biết cách lựa chọn thị trưong mục tiêu và xây dựng chiến lược marketing 77
5. Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng thương mại quốc tế. 80
II. Những giải pháp riêng 82
1. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng đại lý 82
2. Hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế 85
3. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế 86
4. Hoàn thiện và phát triển các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 89
5. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 92
 
* Kết luận
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u lạc bộ ngân hàng được phát triển mạnh mẽ vào đầu thập niên 1970.
Cơ chế ngân hàng hải ngoại (International Banking Facilities -IBF): Vào tháng 12 năm 1981, các IBF được cục dự trữ liên bang Mỹ uỷ quyền cấp phép cho các ngân hàng và các tổ chức tiền gửi khác thực hiện hoạt động ngân hàng quốc tế trong nước Mỹ trên cơ sở giống như các chi nhánh và các ngân hàng trực thuộc nước ngoài của các ngân hàng Mỹ. Khi cấp phép cho các IBF, ý đồ chính của Fed là nhằm thu họat động này trở lại Mỹ. IBF tạo ra cho các ngân hàng môi trường tương đối tự do giống như môi trường các chi nhánh và ngân hàng trực thuộc của họ đã gặp ở nước ngoài. Không có các quy định dự trữ hay các hạn chế lãi suất nào đối với tiền gửi của người nước ngoài, không phải bảo hiểm cho các khoản tiền gửi và tránh được những đánh giá liên quan đến bảo hiểm. Phần lớn các tài sản của IBF bao gồm các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp, chính phủ và ngân hàng trung ương nước ngoài với mục đích sử dụng ngoài nước Mỹ. Nguồn vốn của họ là từ các khoản vay liên ngân hàng của các tổ chức quốc tế , các chính phủ và các cơ quan nước ngoài
4.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế
4.2.1. Đặc điểm và các loại hình trung tâm tài chính quốc tế
Trung tâm tài chính quốc tế là địa điểm có mật độ cao các trụ sở của các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế, bất kể ngân hàng đó thuộc sở hữu của quốc gia nào. Các trung tâm tài chính có 3 đặc điểm quan trọng sau :
Tại các trung tâm tài chính quốc tế, các ngân hàng quốc tế giao dịch với nhau bằng đồng tiền nước ngoài chứ không phải bằng đồng tiền của nước chủ nhà. Bởi vậy các giao dịch tài chính ở trung tâm tài chính không liên quan trực tiếp tới hệ thống ngân hàng nội địa.
Các ngân hàng quốc tế hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế nói chung được miễn thuế và không chịu sự quản lý ngoại hối như đối với các thị trường tài chính nội địa.
Hoạt động tài chính tại các trung tâm tài chính quốc tế chủ yếu diễn ra giữa các khách hàng là người không cư trú (mặc dù không phải là độc quyền).
Các trung tâm tài chính quốc tế chủ yếu khác nhau về chức năng và cơ cấu. Sự khác nhau bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu là đặc trưng của nền kinh tế cũng như môi trường pháp lý của nước sở tại. Nói chung, chúng ta có thể nhận dạng bốn loại trung tâm tài chính quốc tế nhờ vào phân loại nguồn vốn và sử dụng vốn trên thị trường.
Các trung tâm tài chính chủ chốt (các trung tâm tài chính quốc tế)
Các trung tâm tài chính chủ chốt như London, New york... phục vụ các khách hàng toàn cầu. Nhờ chiếm ưu thế về nguồn vốn cũng như sử dụng vốn trong các nước công nghiệp hoá phát triển mà các trung tâm tài chính chủ chốt huy động và cho vay lại trong các nước công nghiệp phát triển. Nhờ chiếm ưu thế vai trò trung gian, các trung tâm tài chính chủ chốt được coi như trục bánh xe tại các khu vực thị trường tài chính và ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính quốc tế như kinh doanh ngoại tệ, tiếp thị tài chính quốc tế, cho vay hợp vốn, bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Cơ sở hạ tầng của trung tâm tài chính chủ chốt rất hiện đại. Vì lý do này mà người ta còn gọi chúng là các trung tâm tài chính quốc tế.
Trung tâm kế toán (ví dụ như đảo Nassau và Cayman)
Các Ngân hàng quốc tế mở các chi nhánh và công ty con tại Trung tâm kế toán và thường sử dụng trung tâm kế toán (nhờ môi trường pháp lý và các quy định về kế toán dễ dàng) để kế toán các khoản cho vay và tiền gửi quốc tế. Các chi nhánh ngân hàng và công ty con này hoạt động như văn phòng lưu giữ sổ sách, văn phòng kế toán cho các giao dịch tài chính được thực hiện ở nước ngoài. Các trung tâm kế toán này chủ yếu phục vụ khách hàng quốc tế. Trong trường hợp này, trung tâm kế toán đóng vai trò kế toán cho thị trường tài chính quốc tế.
Trung tâm quỹ (như Singapore, Hongkong)
Trung tâm quỹ đóng vai trò như trung gian tài chính hướng nội, đóng vai trò như kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào trong nước hay khu vực. Ngày nay Singapore và Hongkong đã phát triển thành trung tâm tài chính phát triển có thể đua tranh với các trung tâm tài chính chủ chốt như London, New York, và Tokyo.
Trung tâm tập hợp tài chính (như Bahrain)
Trung tâm tập hợp tài chính chủ yếu liên quan đến trung gian tài chính hướng ngoại. Các quốc gia ở khu vực gần Trung tâm tập hợp tài chính huy động được nhiều vốn nhưng năng lực sử dụng vốn kém. Nguồn tài chính thặng dư được tích luỹ ở trung tâm tập hợp tài chính sẽ được các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vào các khu vực khác trên thế giới.
Trung tâm tài chính quốc tế ở các nước đang phát triển
Từ thập niên 70, nhiều trung tâm tài chính nước ngoài đã được thiết lập ở các quốc gia đang phát triển như Singapore, Hongkong, Philippines, Bahrain, Egyp, Panama... Trong những năm gần đây, các trung tâm tài chính quốc tế đã được xây dựng tại các nước công nghiệp hóa mới nổi như Malaysia và Thái Lan.
4.2.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế
Trung tâm tài chính quốc tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng và tài chính quốc tế. Sau đây là một số vai trò của trung tâm tài chính quốc tế:
Đa dạng hoá mạng lưới ngân hàng quốc tế: Hiện nay các trung tâm tài chính quốc tế là tụ điểm các giao dịch kinh doanh của các ngân hàng quốc tế. Trong các trung tâm này, các ngân hàng quốc tế chủ chốt hiện diện dưới các hình thức khác nhau. Với các ngân hàng không có mạng lưới ở nước ngoài thì việc chúng có mặt tại trung tâm tài chính quốc tế sẽ làm đa dạng hoá mạng lưới ngân hàng quốc tế.
Tạo ra cơ sở hạ tầng tốt: Các tổ chức ngân hàng quốc tế đã phát triển các trung tâm tài chính quốc tế để có cơ hội thu lợi nhuận do việc chiếm lợi thế kinh doanh trong các giao dịch quốc tế. Các trung tâm tài chính quốc tế đòi hỏi các cơ sở hạ tầng đắt tiền và tinh vi để trợ giúp chúng như viễn thông, hàng không, kế toán, môi trường pháp lý và những dịch vụ khác. Những chi phí này sẽ không có hiệu quả nếu được đầu tư vào các thị trường của các nước. Nhờ đóng ở vị trí trung tâm, các Trung tâm tài chính quốc tế sẽ trang trải các chi phí thông qua các dịch vụ phục vụ khách hàng của các nước.
Đóng góp cho nền kinh tế địa phương: Số lượng các tổ chức ngân hàng và tài chính quốc tế có mặt tại trung tâm tài chính quốc tế phải ở mức phù hợp để cung cấp hiệu quả dịch vụ cho khách hàng quốc tế. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi kỹ năng tài chính phức tạp và cập nhật thông tin thị trường. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cần đổi mới thường xuyên và trao đổi thông tin giữa các ngân hàng và các chuyên gia tài chính khác nhau.
Ngoài ra, những yêu cầu của ngân hàng quốc tế hiện đại đòi hỏi các nhóm ngân hàng thực hiện các khoản cho vay hợp vốn và các giao dịch tín dụng. Với khối lượng tiền giao dịch lớn thì không một ngân hàng nào tự mình thực hiện giao dịch có hiệu quả. Các giao dịch ngân hàng quốc tế đòi hỏi mối quan hệ thân thiện giữa các ngân hàng bằng cách gắn với ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status