Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam



Mục lục
Trang
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ- KHAI THÁC
DẦU KHÍ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3
I. Những đặc diểm của hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí
trên thế giới. 3
1. Dầu khí là nguồn tài nguyên quý, không tái tạo được. 3
2. Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là hoạt động có nhiều
rủi ro mang tính mạo hiểm kinh tế. 5
3. Ngành công nghiệp Dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn mà chủ
yếu là ngoại tệ mạnh. 5
4. Ngành công nghiệp Dầu khí đòi hỏi áp dụng công nghệ cao. 7
5. Hoạt động dầu khí mang tính quốc tế hoá cao. 8
II. Tình hình thăm dò- khai thác dầu khí trên thế giới. 9
1. Trữ lượng. 9
2. Tình hình thăm dò- khai thác dầu khí trên thế giới. 17
III. Hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí của Việt Nam. 21
1. Giai đoạn trước 1987. 21
2. Giai đoạn 1987 đến nay. 23
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC
DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 31
I. Giới thiệu về Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 31
1. Sự hình thành của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 31
2. Nhiệm cụ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 32
3. Các lĩnh vực hoạt động. 33
31. Lĩnh vực thượng nguồn. 33
3.2. Lĩnh vực trung nguồn. 34
3.3. Lĩnh vực hạ nguồn. 34
3.4. Lĩnh vực dịch vụ dầu khí. 36
3.5. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ. 37
II. Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí
ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 37
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu
khí ở nước ngoài. 37
2. Tiềm lực kinh tế kĩ thuật của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 43
3. Tình hình đầu tư thăm dò – khai thác dầu khí ở nước ngoài của
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 48
3.1. Số dự án và vốn đầu tư. 48
3.2. Khu vực đầu tư. 49
3.3. cách đầu tư. 52
III. Đánh giá hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài
của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam 55
1. Những thành tựu đạt được. 55
1.1. Số lượng dự án tăng dần qua các năm. 55
1.2. Khu vực đầu tư có tiềm năng dầu khí lớn hứa hẹn mang lại
lợi nhuận đầu tư lớn. 56
1.3. Bước đầu tạo dựng hình ảnh Petrovietnam trên thị trường thế giới. 57
1.4. Phát triển tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh. 58
2. Những khó khăn và nguyên nhân. 58
2.1. Môi trường đầu tư dầu khí thế giới có nhiều biến động phức tạp. 58
2.2. Sự khác nhau về văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh. 59
2.3. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ. 59
2.4. Khả năng cạnh tranh yếu. 60
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU
TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG
CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 63
I. Triển vọng phát triển đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở
nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 63
1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 63
2. Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng. 66
3. Định hướng phát triển đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở
nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 69
3.1. Tổng quan. 69
3.2. cách thực hiện. 69
3.3. Khu vực ưu tiên đầu tư. 71
3.4. Hình thức triển khai. 75
II. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở
nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 76
1. Giải pháp vĩ mô. 76
1.1. Bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động
đầu tư ra nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực dầu khí nói riêng. 76
1.2. Tăng cường hợp tác dầu khí cấp chính phủ và nhà nước. 80
1.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro. 81
2. Giải pháp vi mô. 81
2.1. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ. 81
2.2. Thuê tư vấn nước ngoài. 82
2.3. Tăng cường năng lực tài chính và kỹ thuật. 83
KẾT LUẬN. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được nước tiếp nhận đầu tư phê duyệt, doanh nghiệp phải nộp bản sao quyết định phê duyệt hay các giấy tờ có giá trị tương đương cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo đăng ký thực hiện dự án. Trường hợp dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư phê chuẩn hay không triển khai hoạt động trong vòng 6 tháng kể từ khi được cấp Giấy phép đầu tư, doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét và gia hạn hay thu hồi Giấy phép đầu tư, tuỳ từng trường hợp.
Quyết định 116
Đối tượng áp dụng của Quyết định bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư 100% vốn hay góp vốn tham gia trong lĩnh vực hoạt động dầu khí bao gồm tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, bao gồm các hoạt động dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dầu khí.
Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hay đã được nước tiếp nhận đầu tư trả thay với điều kiện số thuế đã nộp ở nước ngoài này không vượt quá số thuế thu nhập tính theo thuế suất quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10/03/1997. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với trường hợp xác định thuế thu nhập cá nhân.
Các thiết bị, phương tiện, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu ra nước ngoài để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế xuất khẩu và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng không (0%). Tương tự, các mẫu vật, tài liệu kỹ thuật nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Các thiết bị, vật tư chuyên dụng cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được, khi tạm nhập khẩu để gia công, chế biến, sau đó tái xuất khẩu để thực hiện dự án dầu khí thì được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp tiến hành các dự án dầu khí ở nước ngoài được sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư ở nước ngoài phù hợp với nội dung, mục tiêu của dự án dầu khí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư ở nước ngoài.
Trong trường hợp số ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp không đủ để đầu tư theo tiến độ của dự án đã được phê duyệt, doanh nghiệp được mua số ngoại tệ còn thiếu tại các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối ở Việt Nam. Ngoài ra, lãi vốn vay ngân hàng đối với số vốn đầu tư ra nước ngoài được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Tiềm lực kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Trong hơn 27 năm qua, kể từ ngày thành lập ngành (3/9/1975) và nhất là từ khi có Nghị quyết số 15-NQ-TW ngày 7/7/1988 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VI về phương hướng phát triển ngành Dầu khí đến năm 2000, ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đưa nước ta vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới và đứng thứ 3 Đông Nam á về khai thác dầu thô. Bước đầu ngành Dầu khí đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh (từ tìm kiếm thăm dò, khai thác tới chế biến, phân phối các sản phẩm dầu khí và kinh doanh dịch vụ). Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tạo được nguồn tích luỹ đầu tư phát triển (hơn 35.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu) và có đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khủng khoảng những năm đầu thập kỉ 90 và tạo đà cho công cuộc đổi mới đất nước. Trong những năm qua mức đóng góp của ngành Dầu khí cho ngân sách nhà nước là đáng kể, có năm đạt tới trên 25% tổng thu ngân sách (xem bảng 17). Ngành đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, công nhân lành nghề, có trình độ kinh nghiệm.
Bảng 17: Mức đóng góp của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cho ngân sách nhà nước
Năm
Ngoại tệ (triệu USD)
Nội tệ (tỷ đồng)
1997
786
673
1998
676
653
1999
1,024
926
2000
1,789
1,049
2001
1,618
911
2002
1,849
3,762
Tổng
7,742
7,974
Nguồn: Báo cáo Dầu khí 7/2003
Về tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ, công nhân kỹ thuật: từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật của ngành Dầu khí Việt Nam không ngừng lớn mạnh, những năm gần đây đã thay thế được nhiều chức danh mà trước đây phải thuê nước ngoài. Tổng số lao động hiện nay khoảng 16 nghìn người trong đó 83% là cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật với 0.9% có trình độ trên đại học, 29.1% đại học và cao đẳng, 11.2% trung cấp, 41.8% công nhân kỹ thuật. (Biểu đồ 4).
Biểu đồ 4: Cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Trên đại học 0.9%
Chưa có
bằng cấp 17%
Đại học và
Cao đẳng 29.1%
Công nhân kỹ thuật 41.8%
Trung cấp
11.2%
Nguồn: Báo cáo Dầu khí 7/2003
Quá trình tích luỹ vốn: trong suốt quá trình hoạt động, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã bảo toàn và phát triển được vốn, tình hình phát triển trong vòng 3 năm trở lại đây như sau:
Bảng 18: Tình hình vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam
Năm
2000
2001
2002
7/2003
Tổng nguồn vốn
(tỷ VNĐ)
35,506
36,794
48,413
57,608
Trong đó, vốn chủ sỏ hữu (tỷ VNĐ)
23,365
28,806
35,207
37,315
Nguồn: Báo cáo Dầu khí 7/2003
PIDC
Với mục tiêu lâu dài là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Việc mở rộng đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ra nước ngoài là một hoạt động vô cùng quan trọng của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này ngày 28-12-2000 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam quyết định thành lập Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí (PIDC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (PVSC). PVSC được thành lập năm 1993 với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giám sát các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí. Đến năm 1997, với mong muốn tạo dựng một đơn vị thực thụ điều hành hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã điều chỉnh giao thêm nhiệm vụ góp vốn và tham gia điều hành các hoạt động dầu khí cho công ty. Trong 3 năm 1997-2000, bên cạnh nhiệm vụ giám sát các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí tại Việt Nam, công ty đã đàm phán, ký kết, thành lập và tham gia điều hành một số liên doanh với các đối tác nước ngoài nhằm triển khai thăm dò- khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
Hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài chính thức được PIDC thực hiện từ năm 2001, cho đến nay là gần 3 năm.
Mô hình tổ chức ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status