Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng Dệt- May Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng Dệt- May Việt Nam



MỤC LỤC
 
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM - NĂNG LỰC SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 4
I. Khái quát về ngành dệt may .Vị trí của ngành trong chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu. 4
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam. 4
2. Vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu. 6
3. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong hệ thống dệt may thế giới. 9
II. Năng lực sản xuất hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 15
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành 15
2. Lực lượng lao động 17
3. Năng lực quản lý 18
4. Nguyên phụ liệu 19
5. Sản phẩm dệt may 22
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA. 25
I. Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. 25
1. Đánh giá chung. 25
2. Những mặt hàng xuất khẩu chính. 27
3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu. 30
3.1. Thị trường có hạn ngạch. 30
3.2. Thị trường phi hạn ngạch. 33
II. Dự báo về tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt may trong tương lai. 40
1. Dự báo về thị trường. 40
1.1. Thị trường trong nước. 41
1.2. Thị trường nước ngoài. 41
1.2.1 Thị trường EU. 41
1.2.2 Thị trường Nhật Bản. 42
1.2.3 Thị trường Mỹ. 43
III. Những khó khăn và thách thức hiện nay của hàng dệt may Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 45
1. Ưu thế của các nước cùng tham gia vào thị trường quốc tế. 45
2. Sự phụ thuộc vào bảo hộ của Nhà nước ít cố gắng vươn lên trong cạnh tranh. 47
3. Chưa xây dựng được chiến lược thị trường. 49
4. Hội nhập quốc tế đòi hỏi sự cải tiến mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh. 50
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. 51
I. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. 51
II. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. 52
1. Giải pháp về thị trường 52
2. Giải pháp về đầu tư 56
3. Giải pháp về vốn 59
4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 63
5. Giải pháp về quản lý 67
6. Các giải pháp khác 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ường xuất khẩu dệt- may có hạn ngạch chủ yếu là các nước thuộc khối EU, Bắc Mỹ, Canada…
Các nước EU là một thị trường lớn với dân số trên 360 triệu người, là thị trường có mức tiêu thụ vải cao hàng đầu thế giới (17kg/người/năm) yêu cầu về chất lượng mẫu mã hàng dệt- may đặc biệt cao. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại. Trong đó 10-15% là hàng tiêu dùng thông thường còn 85 - 90% là sử dụng theo mốt.
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU (1998 - 2002).
Đơn vị: triệu USD
Năm
Tổng
KNXKDM
KNXKDM
vào EU
Tốc độ tăng trưởng
(Năm sau/năm trước)
Tỷ trọng
(trong tổng KNXK)
1998
1.351,0
521,0
-
38,5%
1999
1.747,3
555,0
6,5%
31,7%
2000
1.892,0
609,0
9,7%
32,1%
2001
1.962
599,0
-1,64%
30,5%
2002
2.710
553,0
-8%
20,2%
Dự kiến
2003
3.200
1.000
-
-
Nguồn: ( Báo cáo xuất khẩu- Tổng công ty dệt may Việt Nam)
Với tỷ trọng cao và khá ổn định (30% trong tổng KNXK DM), EU hiện là thị trường chủ yếu tiêu thụ hàng dệt- may nước ta. Trong các nước EU thì Cộng hoà Liên bang Đức vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt- may Việt Nam, năm 2001 đã tiệu thụ gần 215 triệu USD chiếm 35,8% hàng may mặc nhập vào EU, tiếp theo là Pháp 12,2%, Hà Lan 9,4%, Thụy Sỹ 7,46%, Anh 7,1% còn lại là các nước khác.
Về chủng loại mặt hàng ta xuất sang EU, các doanh nghiệp may tập trung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã hàng nóng như áo Jaket 2 lớp, 3 lớp, áo váy, sơ mi… Các mặt hàng có giá trị cao, khó làm đỏi hỏi kỹ thuật cao như áo Veston, một số loại áo sơ mi cao cấp rất ít doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất. Trên thực tế có nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp vào sản xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu trang thiết bị kỹ thuật cao cấp, công nhân lành nghề. Trong tương lai thị trường tiếp tục mở rộng nếu ta không đầu tư để lấp các lỗ hổng về kỹ thuật thì dễ mất đi một tiềm năng lớn về thị trường.
Trong suốt những năm 1993 - 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào EU tăng cao qua các năm với mức tăng bình quân khoảng 17%, đặc biệt trong năm 1998 mặc dù gặp nhiều khó khăn song giá trị xuất khẩu hàng dệt- may vào EU vẫn tăng 20%. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đang có dấu hiệu giảm sút. Năm 2002 xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam sang EU đạt 553 triệu USD giảm vài chục triệu USD so với năm 2001. Nguyên nhân giảm sút trên là do sức cạnh tranh của hàng dệt- may rất quyết liệt. Đặc biệt là Trung Quốc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới nên được EU bãi bỏ hạn ngạch theo tiến trình của Hiệp đinh ITC (Hiệp định về buôn bán hàng dệt may thế giới) và trong đó có 10 mặt hàng chung với những mặt hàng Việt Nam đang bị khống chế hạn ngạch đây là một khó khăn lớn trong việc xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam.
Có một vấn đề cần quan tâm đó là 60 - 70% kim ngạch xuất khẩu dệt- may vào EU được thực hiện qua các nước trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… vấn đề là làm sao chúng ta có thể tiếp cận và bán trực tiếp cho khách hàng EU giảm sự phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian.
Gia công cho nước ngoài và xuất khẩu theo cơ chế hạn ngạch chính là nét đặc thù của ngành dệt - may Việt Nam vì chung ta chưa đủ sức thiết kế các mẫu mã, chưa tự chủ được nguyên phụ liệu cho ngành may, đồng thời chúng ta chưa có mạng lưới tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Giá trị mới tăng thêm trên các sản phẩm may mặc chỉ gồm sức lao động của công nhân và bộ máy quản lý chỉ chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản phẩm. Điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, phụ thuộc và chịu áp lực từ phía nước ngoài.
Thị trường xuất khẩu hàng may mặc thực chất là của người đặt hàng gia công, việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nào là quyền của họ. Muốn xuất khẩu sang thị trường có hạn ngạch các doanh nghiệp sản xuất phải tìm đến các doanh nghiệp có hạn ngạch do cấp có thẩm quyền cấp để đặt hàng. Cỏ chế cấp hạn ngạch, nhận hàng rồi mới trả tiền là hình thức kiểm soát từ xa, kìm hãm chức năng động và đã làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiều lúc hàng hoá tồn kho ứ đọng nhiều.
Đến hết qúy 1 năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào EU vẫn tiếp tục giảm chỉ đạt 65% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sau 4 ngày đàm phán từ ngày 12 - 15/2/2003 EU và Việt Nam đã thoả thuận tăng 50-75% hạn ngạch cho các mặt hàng dệt- may nhạy cảm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Đây sẽ là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt- may xuất khẩu trong việc từng bước nhập và nâng cao hơn nữa mức xuất khẩu sang thị trường EU. Theo dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào thị trường EU năm 2003 có thể đạt 1 tỷ USD.
3.2. Thị trường phi hạn ngạch.
Đồng thời với việc đẩy nhanh xuất khẩu đi EU, chúng ta còn xuất hàng dệt- may sang các thị trường không cần hạn ngạch như thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Mỹ… Trong đó hai thị trường quan trọng nhất đó là thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ.
3.2.1 Thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường lớn, với mức tiêu thụ vẫn cao trên thế giới (20,3kg/người/năm). Hàng năm thị trường này nhập khẩu hơn 20 tỷ USD hàng dệt nay. Đây cũng là thị trường nhập khẩu hàng dệt- may lớn của Việt Nam, là thị trường đầy hứa hẹn với hàng dệt- may Việt Nam trong cả trước mắt cũng như lâu dài, chúng ta cần đầu tư và phát triển lên một mức cao hơn.
Bảng 8: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may việt nam vào thị trường nhật bản (1997 - 2002)
Đơnvị: triệu USD
Năm
Tổng KNXK dm
KNXK dm
vào Nhật Bản
Tốc độ tăng trưởng
(Năm sau/năm trước)
Tỷ trọng
(trong tổng KNXK)
1997
1.349,0
352,0
-
24.0%
1998
1.351,0
321
-1.23%
23.7%
1999
1.747,3
417
29.9%
23.8%
2000
1.892,0
620
48.6%
32.7%
2001
1.962,0
588
-5.16%
29.9%
2002
2.710,0
470,4
-20%
17.3%
Nguồn: ( Báo cáo xuất khẩu Tổng công ty dệt- may Việt Nam)
Qua bảng 8 ta thấy trong những năm cuối của thập niên 90 tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu vào thị trường này là khá cao, trung bình trên 25%. Có thể nói trong thời gian này đây là thị trường nhập khẩu hàng dệt- may lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào thị trường Nhật Bản giảm đáng kể. Cụ thể năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 5,16%, năm 2002 con số này là 20%. Với việc số lượng và giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật ngày càng giảm, thị trường Nhật Bản không còn là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Sự thu hẹp của kim ngạch xuất khẩu trước hết đó là sự giảm sút giá trị xuất khẩu của các nhóm hàng mà chủ yếu nằm ở nhóm hàng may mặc. Bên cạnh đó, do mức độ tự do hoá của thị trường Nhật rất cao. Đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc, các sản phẩm của Trung Quốc được sản xuất theo công nghệ trình độ, tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản do đó được người tiêu dùng Nhật Bản dễ tiếp nhận hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các nước khác. Do bản thân chính phủ Nhật chịu ảnh hư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status