Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Khái quát phương pháp tiến hành đề tài 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
2.3 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN 4
1.1.Đặc điểm của sản phẩm thủy sản 4
1.2.Tình hình chung của thủy sản thế giới 4
1.3. Tiềm năng và thế mạnh về thủy sản Việt Nam 6
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 7
2.1. Thị trường xuất khẩu thủy sản 7
2.2 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL 7
2.3 Sản lượng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL 11
2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 12
2.5 Doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL 13
2.6 Phân tích ma trận SWOT 17
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 21
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 21
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 21
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1. Kết luận 24
2. Kiến nghị 24
2.1 Kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước 24
2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 25
2.3 Kiến nghị đối với hộ sản xuất 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tự nhiên vô cùng thuận lợi, kếp hợp với kinh nghiệm và truyền thống của người dân hoạt động trong ngành thủy, ĐBSCL đã thể hiện sự vượt trội về thủy sản của mình trong những năm qua. Tương lai vùng sẽ tiếp tục là vùng nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản trọng điểm của cả nước. Diện tích nuôi trồng, số trang trại thủy sản, số tàu thuyền khai thác xa bờ của vùng ngày càng tăng lên, hứa hẹn nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu dồi dào trong thời gian tới. Ngoài ra, ĐBSCL cũng có số lượng doanh nghiệp hoạt dộng trong ngành thủy sản lớn với 242 doanh nghiệp. Đây là tiền đề cho hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu của vùng tiếp tục vươn xa.
1.3.2 Thế mạnh của thủy sản Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế. Năm 2010 ngành thủy sản xuất khẩu có bước tiến mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ đô la Mỹ tăng 8,9% so với kế hoạch. Trong đó, ĐBSCL là vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước chiếm khoảng 58,7% tổng sản lượng thủy sản cả nước. ĐBSCL có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi vì vậy hoạt động nuôi trồng thủy sản của vùng phát triển khá mạnh. Vùng có thế mạnh lớn về cá tra, basa và tôm. Đây là những mặt hàng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Cá tra, basa với ưu thế là thịt ngon, giá rẻ và chất lượng đã chinh phục được thị trường toàn cầu, vượt qua các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Tôm của vùng ĐBSCL thường đạt kích cỡ lớn, giá cả phù hợp và dần dần hoàn thiện hệ thống nuôi đạt tiêu chuẩn. Trong tương lai vùng sẽ nổ lực đưa các sản phẩm thủy sản đạt các tiêu chuẩn quốc tế như global GAP, HACCP,…Từ đó thủy sản đồng bằng sẽ chinh phục những thị trường khó tính nhất và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Chương 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL
2.1 Thị trường xuất khẩu thủy sản
Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL cũng như cả nước đã được mở rộng không ngừng. EU, Mỹ và Nhật Bản luôn là khách hàng chính của thủy sản Việt Nam với tỷ trọng đóng góp rất ổn định cơ cấu xuất khẩu qua các năm: EU ~ 27% - 30% sản lượng và 24% - 26% giá trị, Mỹ ~ 8% - 11% sản lượng và 16% - 19% giá trị, Nhật ~ 10% - 12% về lượng và 18% giá trị.
Năm 2010 EU là thị thị trường có giá trị thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tỷ lệ 23,5% tổng giá trị. Tiếp theo là thị trường Mỹ chiếm 19,5% giá trị, Nhật Bản 18%, Hàn Quốc 7,4%, Trung Quốc 4,8%, ASEAN 4,3% và các thị trường khác chiếm tỷ lệ 23,6% tổng giá trị.
Thị trường xuất khẩu cá tra, basa tiếp tục được mở rộng. EU là thị trường xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam trong năm 2010. Hiện nay, thị trường EU chiếm 33,8% khối lượng cá tra, basa xuất khẩu, 36,2% giá trị. Tiếp theo là thị trường Mỹ chiếm 8,1% khối lượng, 11,8% giá trị.
Thị trường xuất khẩu tôm: Nhật Bản vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong năm 2010 chiếm 26,2% khối lượng, 27,8% giá trị. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, chiếm 21,9% khối lượng, 26,9% giá trị. Tiếp theo là thị trường EU chiếm 19,1% khối lượng, 16,1% giá trị.
2.2 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL
Bảng 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ THỦY SẢN Ở ĐBSCL
Chỉ tiêu
Đơn vị
2008
2009
2010
(ước đạt)
Tổng diện tích nuôi trồng
1000 ha
752,88
738,34
800
Tổng sản lượng thủy sản
Tấn
2701927,4
2804168,78
2974008
Số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ
Chiếc
5889
6341
6544
Tổng công suất tàu thuyền khai thác xa bờ
1000 CV
1739
1827
1973
Nguồn: Vụ Kế hoạch BỘ NN & PTNT
Hoạt động xuất khẩu thủy sản đã phát triển khá mạnh trong thời gian qua kéo theo tổng diện tích nuôi trồng ở ĐBSCL có xu hướng tăng theo. Tổng diện tích năm 2008 là 752,88 nghìn ha thì đến năm 2010 là gần 800 nghìn ha. Tuy nhiên do hoạt động xuất khẩu chưa thật sự ổn định nên thị trường tiêu thụ gặp một số khó khăn trong năm 2009. Người nuôi bị thua lổ nhiều nên tổng diện tích nuôi trồng năm 2009 giảm xuống còn 738,34 nghìn ha, giảm 1,93% so với năm 2008.
Tổng sản lượng thủy sản toàn vùng luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 sản lượng 2701927,4 tấn và năm 2009 là 2804168,78 tấn. Mặc dù diện tích năm 2009 có giảm nhưng tổng sản lượng vẫn tăng cho thấy ngành thủy sản ở ĐBSCL vẫn đang phát triển khá mạnh. Song song với tổng sản lượng thủy sản tăng là số lượng phương tiện khai thác, đánh bắt cũng tăng qua các năm. Năm 2008 ĐBSCL có 5889 tàu thuyền khai thác xa bờ thì đến năm 2009 là 6341 chiếc và năm 2010 là 6544 chiếc. Chính phủ cũng đã có chương trình hỗ trợ cho hoạt động khai thác xa bờ. Vì vậy, tổng công suất tàu thuyền khai thác xa bờ cũng tăng theo, tăng từ 1739 nghìn CV năm 2008 lên 1827 nghìn CV năm 2009 và 1973 nghìn CV năm 2010. Qua đó giúp hoạt động khai thác và đánh bắt xa bờ phát triển, góp phần nâng cao sản lượng thủy sản ở ĐBSCL cũng như đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu.
Trong tổng sản lượng thủy sản ở ĐBSCL thì tỷ trọng của khai thác và nuôi trồng chưa ổn định và có biến động. Tỷ trọng nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong tổng sản lượng thủy sản luôn luôn cao hơn tỷ trọng khai thác. Năm 2008 tỷ trọng nuôi trồng chiếm 68,05% cao hơn so với năm 2007 là 63,99%. Nhưng sang năm 2009 do gặp nhiều bất lợi về môi trường và thị trường xuất khẩu nên tỷ trọng nuôi trồng giảm xuống còn 66,67%. Tuy giảm nhưng tỷ trọng nuôi trồng trong năm 2009 vãn cao gấp 2 lần tỷ trọng khai thác. Trong năm 2010, sản lượng thủy sản khai thác giảm tỷ trọng xuống còn 24,25%, tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng lên thành 75,75%. Theo định hướng chung cho toàn vùng là giảm tỷ trọng khai thác và tăng tỷ trọng nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản. Vì vậy, tỷ trọng khai thác sẽ giảm dần trong thời gian tới.
Bảng 2: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN THEO TỈNH Ở ĐBSCL
(Đơn vị: tấn)
 TT
Tỉnh
Năm
2008
2009
Sơ bộ 2010
1
Long An
39516
40241
41573
2
Tiền Giang
173106
189101
200910
3
Bến Tre
238407
233672
285265
4
Trà Vinh
146578
141623
153053
5
Vĩnh Long
108378
121628
142856
6
Đồng Tháp
297794
310907
345578
7
An Giang
356097
338366
316982
8
Kiên Giang
428485
467825
459310
9
Cần Thơ
187864
197877
178296
10
Hậu Giang
41862
43910
47478
11
Sóc Trăng
169500
178720
141943
12
Bạc Liêu
205151
221700
241062
13
Cà Mau
205151
221700
241062
Toàn vùng
2701927
2819990
2934416
Nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Do điều kiện tự nhiên của từng tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh tế trong tương lai nên tổng sản lượng thủy sản ở các tỉnh có sự chênh lệch. Trong tổng sản lượng thủy sản của vùng qua các năm, tỉnh Kiên Giang luôn dẫn đầu với sản lượng 459310 tấn trong năm 2010, tiếp theo là Cà Mau (380110 tấn) và An Giang (316982 tấn). Long An và Hậu Giang là 2 tỉnh có tổng sản lượng thủy sản thấp nhất vùng. Năm 2010 sản lượng thủy sản của Long An là 41573 tấn và Hậu Giang 47478 tấn. Nhìn chung tổng sản lượng thủy sản của các tỉnh qua các năm đều tăng.
Bảng 3: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG THEO TỈNH Ở ĐBSCL
(Đơn vị: tấn)
Năm
2008
2009
Sơ bộ 2010
Long An
28185
29564
30510
Tiền Giang
97317
109832
120188
Bến Tre
1...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status