Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ



Xuất khẩu rau hoa quả vào thị trường Mỹ tăng mạnh. Mỹ là thị trường có mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại luôn có xu hướng tăng. Lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối đang diễn ra rất sôi động trên thị trường rau quả lớn này.
Xu hướng tiêu thụ rau quả của Mỹ:
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng.
- Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h giữa các quốc gia.
Luật pháp
Hoạt động xuất nhập khẩu của các nước vào Mỹ chịu sự điều chỉnh của các luật: các hiệp định thương mại song phương, luật về thuế nhập khẩu, luật kinh doanh thương mại của Mỹ,…Nhìn chung luật pháp của Mỹ khá khắc khe và phức tạp do mỗi tiểu bang còn có đạo luật riêng
Văn hóa – xã hội
Tư tưởng kinh tế - Tư tưởng chính trị
Mỹ là đất nước có tư tưởng tự do về kinh tế. Thập kỷ tự do mới bắt đầu hình thành ở Mỹ từ năm 1980. Ở đó, sự điều tiết của Chính phủ đối với hành vi của tư bản trong các lĩnh vực trong nước và quốc tế được nới lỏng hay hủy bỏ và nền kinh tế tư bản chủ yếu tự điều tiết thông qua hoạt động của các lực lượng thị trường.
Chủ nghĩa tự do mới ngày nay có quy mô rộng lớn hơn do sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn và do toàn cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra trên một phạm vi rộng hơn với cường độ mạnh mẽ hơn.
Về tư tưởng chính trị thì Mỹ là quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân. Đây là một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hay đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hay bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.
Cấu trúc xã hội
Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic, và người Châu á cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dưới 50%.
Việc phân biệt chủng tộc dường như đã mờ dần. Và nữ giới tham gia ngày càng nhiều vào chính trị cũng như kinh tế.
Trình độ người lao động cao, có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để tạo ra giá trị cao và hiệu quả hơn.
Hoa Kỳ là nơi hội tụ của nhiều nhà khoa học và cũng là nơi tập trung nhiều tỷ phú với những thành tựu nổi bật.
Lực lượng lao động: 153,9 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực (bao gồm cả người thất nghiệp). Tỉ lệ thất nghiệp 9,6% (2010). Lực lượng lao động đông đảo và có tay nghề cao.
Các xã hội phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng ưu tiên nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân. Hệ thống giá trị của xã hội này nhấn mạnh đến thành quả cá nhân. Lợi ích của điều này là mức độ hoạt động của các doanh nghiệp ở Mỹ khá cao và các sản phẩm mới, phương pháp kinh doanh mới được hình thành thường xuyên ở Mỹ bởi các doanh nghiệp cá nhân.
Mỹ là quốc gia tiêu biểu có mức độ phân cấp xã hội thấp và tính linh hoạt cao giữa các giai cấp. Mỹ có giai cấp thượng lưu, trung lưu và lao động. Các thành viên giai cấp được quyết định nguyên tắc bằng những thành quả kinh tế cá nhân, không theo lai lịch và sự giáo dục. Tuy vậy, cá nhân có thể bằng thành quả kinh tế của riêng mình mà di chuyển từ tầng lớp lao động sang tầng lớp cao hơn trong đời sống một cách êm thắm.Ở xã hội Mỹ, cá nhân thành đạt từ dòng dõi thấp kém được đánh giá cao.
Tôn giáo
Rất nhiều nhóm tôn giáo khác nhau cùng tồn tại trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tất cả đều có quyền theo đuổi tín ngưỡng của họ và được bảo vệ một cách hợp pháp bởi Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất thế giới. Ngoài việc có tất cả các giáo phái tôn giáo lớn trên thế giới, Hoa Kỳ thực sự còn là đất nước của những nhóm tôn giáo thiểu số. Mặc dù đạo Tin Lành vẫn là giáo phái chủ đạo của Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ, song đạo Tin Lành cũng được chia thành hàng chục giáo phái với những đặc trưng riêng về tín ngưỡng, cách hành đạo và lịch sử. Tuy nhiên, vị trí chủ đạo của Thiên Chúa giáo Tin Lành ở Hoa Kỳ đã bị suy yếu đi trong những năm gần đây. Trên thực tế, một cuộc điều tra dư luận được Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Đời sống cộng đồng thực hiện đã cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Hoa Kỳ hiện đang trở thành một quốc gia trong đó đạo Tin Lành chỉ chiếm vị trí thiểu số. Số người Mỹ cho biết họ là thành viên của các giáo phái Tin Lành hiện chỉ còn 51%, giảm đi từ hơn 60% vào những năm 1970 và 1980.
Khoảng một phần tư tổng số người trưởng thành tại Hoa Kỳ là tín đồ của Đạo Cơ Đốc La Mã; khoảng 3,3% nữa là thành viên của các giáo phái Thiên Chúa khác. Xét trên tổng số thì gần 8 trong số 10 người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ theo một trong các giáo phái khác nhau của Thiên Chúa giáo. Các giáo phái khác trên thế giới, trong đó có đạo Do Thái, Hồi giáo, đạo Hinđu và đạo Phật - hiện đang chiếm khoảng 5% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ. Gần như cứ sáu người Mỹ trưởng thành thì có một người không theo bất kỳ giáo phái cụ thể nào và số lượng những người này có xu hướng tăng lên trong những thập niên gần đây.
Ngôn ngữ
Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân số nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng Anh Mỹ; cùng với tiếng Anh Canada nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được biết đến là tiếng Anh Bắc Mỹ. Có 96% dân số Hoa Kỳ nói rành tiếng Anh
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu người nói (hay 12% dân số) năm 2005
Có khoảng 337 ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ bằng dấu tại Hoa Kỳ mà trong đó khoảng 176 là có nguồn gốc bản địa. 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay đã tuyệt chủng.
Giáo dục
Mặc dù là một quốc gia gồm nhiều dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, nhiều màu da, nhiều nhóm người thiểu số, song một đặc điểm chung trong tiến trình phát triển của hệ thống giáo dục là nhằm mục đích hướng tới cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi công dân không kể nguồn gốc dân tộc, tầng lớp xã hội, tập hợp mọi người lại với nhau trong một cộng đồng bình đẳng trên cơ sở hiến pháp, đồng thời luôn hướng tới tính dân chủ xã hội và phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân. Chính vì vậy nên mặc dù thoát thai từ các nước Tây Âu và ban đầu học tập áp dụng theo đường lối giáo dục của các nước này, nhưng do bản chất luôn năng động, sáng tạo, người Mỹ đã tạo ra những bước đi theo lối riêng của mình. Chính điều này đã tạo nên một nền giáo dục nhân văn nhân bản, bám sát thực tiễn xã hội, gắn liền nghiên cứu, học tập với thực hành.
Môi trường ngành
Tổng quan về thị trường rau quả Hoa Kỳ
Nhập siêu rau quả của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Là một nước có ngành nông nghiệp phát triển và được Chính...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status