Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ. VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 3
I-/ TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ : 3
1-/ Khái niệm về vốn đầu tư: 3
2-/ Các nguồn hình thành vốn đầu tư: 3
II-/ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 7
1-/ Vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế. 7
2-/ Vai trò của vốn FDI với tăng trưởng kinh tế. 10
3-/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17
III-/ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA FDI TRONG THẬP KỶ QUA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ KHU VỰC 19
1-/ Xu hướng vận động của FDI trong thập kỷ qua. 19
2-/ Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI trong giai đoạn hậu quả khủng hoảng kinh tế khu vực. 21
IV-/ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC. 24
1-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia: 24
2-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Indonexia: 25
3-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc: 26
PHẦN II - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 88 -99. 29
I-/ TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 88 - 99 29
1-/ Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 88 - 99. 29
2-/ Những đặc điểm chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. 30
II-/ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 88 - 99. 37
1-/ Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 37
2-/ Tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế Việt Nam. 43
PHẦN III - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY
ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005 57
I-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 57
1-/ Các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. 57
2-/ Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2000 - 2005. 58
3-/ Nhu cầu vốn FDI 60
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005. 61
1-/ Phương hướng. 61
2-/ Các giải pháp. 63
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

giảm giá liên tục, sau hơn 1 tháng đồng Baht mất giá hơn 30%, và cùng với nó chỉ số thị trường chứng khoán Băng Cốc cũng mất giá trị tương đương.
Đối với một số nước khác trong khu vực thì đồng tiền của các nước này cũng trong tình trạng tương tự. Sau một tháng, đồng Peso và đồng rigit đã mất khoảng 25% giá trị, còn đồng dola singgpore cũng mất 6% so với giá trị ban đầu.
Tháng 10 năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu xảy ra ở Hàn Quốc (Đây là một quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á với nền kinh tế hùng mạnh). Cuộc khủng hoảng đã làm cho nhiều tập đoàn then chốt ở Hàn Quốc bị phá sản, thị trường cổ phiếu và đồng Won giảm giá mạnh...làm cho nền kinh tế nước này lâm vào tình trạng suy thoái. Khi cuộc khủng hoảng tài chính tièn tệ “gõ cửa” nền kinh tế Hàn Quốc là lúc phạm vi lan truyền và ảnh hưởng của nó đã vượt ra khỏi khuôn khổ các nước Đông Nam Á và lan sang các nước Đông Bắc Á cũng như toàn Châu Á và thế giới. Và cuối cùng là Nhật Bản, một trong những nền kinh tế hùng mạnh của thế giới cũng gặp khó khăn với hệ thống tài chính tiền tệ. Đồng Yên giảm giá so với đồng USD Mỹ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân Nhật Bản.
BẢNG 2 - THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐÔNG NAM Á - MỘT NĂM SAU KHỦNG HOẢNG.
Nước
Tỷ giá hối đoái (giá nội tệ / USD)
Chỉ số giá chứng khoán
30/6/97
2/7/97
30/6/98
2/7/98
30/6/97
2/7/97
30/6/98
2/7/98
Thái Lan
24,7
29,5
41,2
42,2
527,3
568,8
267
277,9
Indonexia
2.430
2.434
14.750
14.550
731,6
730,2
431
466,3
Malaysia
2,52
2,52
3,98
4,18
1.079
1.085
455
478
Philipin
26,37
26,38
41,49
41,2
2.815
2.765
1.723
1.856
* Thái Lan: Baht ; Indonesia: Rupiah Malaysia: Riggit; Philipin: Peso
Nguồn: Phòng thị trường tài chính - Viện nghiên cứu tài chính.
Đến cuối năm 1998 mặc dù các nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khá nặng nề. So với thời điểm khởi đầu các đồng tiền trong khu vực mất giá mạnh: Đồng Baht Thái lan 40% đồng Riggit của Malaysia 40%, đồng Rupia của Indonesia 80%, đồng Peso của Philipin 30%, đồng dola của singgapore 15%, đồngkip Lào 70%, đồng kyat của Malaysia 50%, đồng Việt Nam mất 15% cùng với tăng trưởng chậm, mất giá đồng nội tệ, tình trạng lạm phát cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
BẢNG 3 - TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á.
Nước
Năm
1997
1998
Indonesia
60%
78,2%
Philipin
10,2%
11,2%
Việt Nam
3,6%
9,2%
Hàn Quốc
6,8%
Malaysia
5,6%
Thái Lan
10,5%
4,7%
Cuộc khủng hoảng ngoài việc gây ra ảnh hưởng về kinh tế nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác dẫn đến tác động xấu về lao động, việc làm, thu nhập, bần cùng hoá một diện rất lớn dân cư, gây mất ổn định về xã hội, gây nên mất ổn định về chính trị ở một số nước.
BẢNG 4 - MỨC ĐỘ KHỦNG HOẢNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á.
Nước
Khủng hoảng tiền tệ
Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng xã hội
Khủng hoảng chính trị
Thái Lan
x
x
x
x
Indonesia
x
x
x
x
x
Malaysia
x
x
x
Philipin
x
x
x
Hàn Quốc
x
x
x
x
Nhật Bản
x
x
x
Nguồn: Báo cáo kinh tế Việt Nam 1998 - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.
2.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng.
a, Sự bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ.
* Sự chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành chính sách tỷ giá khiến đồng bản tệ bị định giá cao giả tạo trong một thờ gian dài so với đồng USD Mỹ. Hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều được các ngân hàng TW mỗi nước giữ ổn định theo các ngoại tệ mạnh của nhóm G7, đặc biệt là đồng USD. Điều đó, tạo điều kiện thu hút vốn từ bên ngoài dổ vào qua tất cả các kênh: FDI, cho vay thương mại, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, điều này kích thích sự gia tăng tài sản giá trị cổ phiếu cũng như cũng như các khoản mục đầu tư dễ dãi, không vững chắc bằng nguồn vốn “rẻ” bên ngoài như là kết quả một nền kinh tế nóng. Chính sự tăng giá tài sản, bất động sản và cổ phiếu đã tiềm ẩn trong lòng nó nguy cơ làm phát sinh và gia tăng một nền kinh tế ảo hay “nền kinh tế bong bóng”.
* Chính sách tự do hoá các hoạt động kinh tế không được tiến hành đồng bộ đi đôi với sự tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tài chính ngân hàng.
* Có sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế của mỗi nước. Mất cân đối lớn nhất và đe doạ trực tiếp đến sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ mỗi nước là sự thâm hụt tài khoản vãng lai và cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào trong nước.
b, Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước.
Một trong những nguyên nhân gây ra cơn bùng phát khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á là do sự “nôn nóng” dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, điều đó lại được khích lệ tới cơ chế giám sát lỏng lẻo của Chính phủ, bởi sự chênh lệch lãi suất trong nước nà ngoài nước, bởi thái độ khuyến khích của các củ nợ, bởi cả những khoản lợi kếch xù có tính đâud cơ mà họ sẽ nhận được trong tương lai. Do chỉ đơn thuần tính đến nhưng nhân tố khách quan trong quá khứ, các doanh nghiệp sẵn sàng mạo hiểm “ ôm” những khoản tín dụng ngắn hạn lớn để đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế thấp. Số nợ của nhiều doanh nghiệp vượt quá tổng số vốn bản thân doanh nghiệp tới 200 - 400%. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định đầu tư sai, đầu tư quá nhiều vào bất động sản. Nhiều công trình quá phô trương, kém hiệu quả, bị chôn vốn...dẫn đến mất khả năng thanh toán gây ra cuộc khủng hoảng không thanh toán lan truyền toàn bộ nền kinh tế và xã hội.
Mặt khác bản thân doanh nghiệp còn chưa bắt kịp diễn biến của thị trường trong và ngoài nước chưa xử lý kịp thời các tình huống cung - cầu, giá cả mặt hàng và chất lượng sản phẩm, chiến lược thị trường và xuất khẩu không đủ đa dạng, dựa quá sâu vào một ít mặt hàng chủ lực truyền thống do đó lúng túng trong các quyết định đầu tư và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trả giá đắt hơn cho các đầu tư cũ. Tình trạng tài chính doanh nghiệp đã xấu càng xấu hơn.
c, Các nhân tố bên ngoài vượt tầm kiểm soát của các nước trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á chủ yếu là do các yếu tố bên trong nền kinh tế gây ra, một phần cũng do các yếu tố bên ngoài gây ra:
* Với sức mạnh vượt trội về ưu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế Mỹ, sự thay đổi của chính sách tiền tệ của Chính phủ Mỹ đã có tác động đáng kể đến “tình trạng sức khoẻ” các đồng tiền Đông Nam á và Đông Bắc á mà sự định vị giá trị của nó lại dựa trên cơ sở đồng USD càng khiến cho tác động càng thêm nhạy cảm và mạnh mẽ hơn.
Vào thời điểm 1995, Thái Lan và nhiều nước khác trong khu vực đã bị động trước việc đồng USD Mỹ tăng giá đột ngột như là kết quả của sự thoả thuận trước đó trong nhóm G7, một nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước đang phát triển châu á. Cũng vào lúc đó đồng Yên Nhật đi xuống (mất giá khoảng 50% so với USD) còn đồng nhân dân tệ bị Trung Quốc chủ động phá giá tới 30% (năm 1994).
* Một vấn đề không k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status