Chính sách sản phẩm của công ty Beiersdof cho nhãn hiệu NIVEA - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Chính sách sản phẩm của công ty Beiersdof cho nhãn hiệu NIVEA



Trang

Lời nói đầu 2

Chương 1 . Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm của công ty
Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA 3

1. Khái niệm 3

2. Nội dung 4
• Quyết định về nhãn hiệu 4
• Quyết định về bao gói 5
• Quyết định về dịch vụ 6
• Chủng loại và danh mục sản phẩm 6
• Thiết kế và marketing sản phẩm mới 7
• Chu kỳ sống của sản phẩm 8

Chương 2. Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty
Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA 10

1. Khái quát doanh nghiệp 10

2. Thực trạng chính sách sản phẩm NIVEA 12
• Quyết định về nhãn hiệu 12
• Quyết định về bao gói 13
• Quyết định về dịch vụ 14
• Chủng loại và danh mục sản phẩm 15
• Thiết kế và marketing sản phẩm mới 18

3. Đánh giá thực trạng 19
• Ưu điểm 19
• Nhược điểm 20

Chương 3. Giải pháp cho chính sách sản phẩm NIVEA 21

Lời kết 22

Tài liệu tham khảo 23




Lời nói đầu

Quảng cáo-Marketing luôn là công cụ rất quan trọng đối với nhà sản xuất khi muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường. Nhưng muốn điều đó được thực hiện thành công thì các nhà sản xuất cần lập cho mình những chiến dịch marketting hợp lý và cụ thể. Việc xây dựng được chiến lược cho sản phẩm là một công việc rất khó khăn, là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu: lợi nhuận,vị thế và an toàn.
Để lập được kế hoạch marketting cụ thể thì nguời lập ra kế hoạch marketing phải trả lời được các câu hỏi, như:
- Đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới là gi?
- Sản phẩm nằm ở phân khúc nào của thị trường?
- Sản phẩm có những ưu thế gì?
- Thời gian để tung sản phẩm ra thị trường là khi nào?
- Khi sản phẩm tung ra thị trường thì lụa chọn hình thức quảng cáo-Marketing nào cho phù hợp?
Để làm rõ hơn nhận định trên, em xin được trình bày bài tiểu luận về chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA. Beiersdorf là tập đoàn mỹ phẩm Đức chuyên phát triển, sản xuất và phân phối toàn cầu các sản phẩm chăm sóc da và sắc đẹp với sản phẩm chủ lực là NIVEA. Đã có mặt trên thế giới được hơn 100 năm nhưng công ty Beiersdorf gia nhập và giới thiệu nhãn hiệu NIVEA trên thị trường Việt Nam chưa lâu. Dù vậy nhãn hiệu NIVEA đã nhanh chóng đem lại thành công lớn cho công ty Beiersdorf Việt Nam và trở thành một trong những nhãn hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam. Đạt được thành công to lớn dó chính là bởi chất lượng tuyệt hảo, sản phẩm luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại mọi thời điểm và phương pháp tiếp thị quảng cáo không ngừng được cải tiến. Đó là những yếu tố góp phần vào thành công của thương hiệu NIVEA và giúp giữ cho thương hiệu luôn trẻ trung, hấp dẫn và quen thuộc với mọi người, đồng thời cũng giúp củng cố những giá trị nền tảng của thương hiệu như sự dịu dàng, nhẹ nhàng, và đáng tin cậy.
Trong những yếu tố dẫn đến thành công của công ty thì chiến lược sản phẩm giữ vai trò rất quan trọng hay có thể nói chính chiến lược sản phẩm là chìa khóa dẫn đến thành công cho nhãn hiệu NIVEA. Chính bởi lý do trên nên em đã chọn chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Em xin Thank ThS.Lê T đã hướng dẫn giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.






CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BEIERSDORF CHO NHÃN HIỆU NIVEA


I. Khái niệm:

1. Sản phẩm theo quan điểm marketing
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.

2. Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm:
Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng. Sản phẩm theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi :về thực chất, sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của các khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Điều quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp là nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ.
Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực. Đó là những yếu tố phản ảnh sự có mặt trên thực tế hàng hóa. Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói. Và cũng nhờ những yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân biệt hàng hóa của hãng này so với hãng khác.
Cuối cùng là sản phẩm bổ sung. Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng. Chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể. Khi mua những lợi ích cơ bản của một hàng hóa bất kỳ khách hàng nào cũng thích mua nó ở mức độ hoàn chỉnh nhất. Vì vậy, từ góc độ nhà kinh doanh, các yếu tố bổ sung trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hóa.

3. Phân loại sản phẩm

3.1 Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại:
- Hàng hóa lâu bền: là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần
- Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: là những vật phẩm được sử dụng một lần hay một vài lần.
- Dịch vụ: là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, ích lợi hay sự thỏa mãn.
3.2 Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng:
- Hàng hóa sử dụng thường ngày: đó là hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho việc sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt.
- Hàng hóa mua ngẫu hứng: đó là những hàng hóa được mua không có kế hoạch trước và khách hàng cũng không chủ ý tìm mua.
- Hàng hóa mua khẩn cấp: đó là những hàng hóa mà việc mua diễn ra lâu hơn, đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn, so sánh, cân nhắc về công dụng, kiểu dáng, chất lượng, giá cả của chúng.
- Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù: đó là những hàng hóa có những tính chất đặc biệt hay hàng hóa đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực, thời gian để tìm kiếm và lựa chọn chúng.
- Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động: đó là những hàng hóa mà người tiêu dùng không hay biết và thường cũng không nghĩ đến việc mua chúng.

3.3 Phân loại hàng tư liệu sản xuất
- Vật tư và chi tiết: đó là những hàng hóa được sử dụng thường xuyên và toàn bộ vào cấu thành sản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất.
- Tài sản cố định : đó là những hàng hóa tham gia toàn bộ, nhiều lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sử dụng chúng tạo ra.
- Vật tư phụ và dịch vụ: đó là những hàng hóa dùng để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh hay hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp.

Link download cho các bạn:
xr00pLmllkKf1b7

Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status