Phương pháp tài khoản kế toán và việc vận dụng phương pháp tài khoản kế toán để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Phương pháp tài khoản kế toán và việc vận dụng phương pháp tài khoản kế toán để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. HẠCH TOÁN VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN:
1. Khái niệm chung về hạch toán và hạch toán kế toán:
2. Hệ thống các phương pháp hạch toán kế toán:
II. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
1. Khái niệm và nội dung của phương pháp tài khoản kế toán:
2. Cơ sở phương pháp luận khoa học của phương pháp tài khoản kế toán:
3. Vị trí của phương pháp tài khoản kế toán đặt trong mối quan hệ với các phương pháp kế toán khác:
4. Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán:
CHƯƠNG 2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
1. Khái niệm và nội dung cơ bản tài khoản kế toán:
2. Kết cấu của tài khoản kế toán:
3. Tính khoa học của tài khoản kế toán:
4. Phân loại tài khoản kế toán:
II. CÁCH GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
1. Cách ghi đơn trên tài khoản kế toán:
2. Các quan hệ đối ứng tài khoản:
3. Cách ghi kép trên tài khoản kế toán:
4. Tính khoa học của cách ghi chép trên tài khoản kế toán:
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN
KẾ TOÁN TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
I. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
1. Khái niệm hệ thống tài khoản kế toán:
2. Sự cần thiết phải hình thành hệ thống tài khoản kế toán:
3. Ý nghĩa, nhiệm vụ tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
4. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán:
II. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN THỐNG NHẤT HIỆN HÀNH:
1.Nhận xét về hệ thống tài khoản kế toán nước ta thời gian qua:
2. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành:
KẾT LUẬN
DANH LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Việc tính toán số dư cuối kỳ của tài khoản cũng không có gì phức tạp, nó tuân theo công thức sau:
Số dư cuối kỳ của tài khoản
=
Số dư đầu kỳ của tài khoản
+
Tổng số phát sinh tăng trong kỳ của tài khoản
-
Tổng số phát sinh giảm trong kỳ của tài khoản
Điều này giúp cho nhà quản lý khi cần thông tin về bất cứ một đối tượng nào đều có thể tìm thấy thông tin một cách dễ dàng kể cả về tình hình hiện có lẫn quá trình vận động của đối tượng (vốn hay nguồn vốn).
4. Phân loại tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán được sử dụng để theo dõi, phản ánh tình hình và sự biến động của rất nhiều loại tài sản, nguồn vốn nên tài khoản kế toán có rất nhiều loại, với nội dung, kết cấu, công dụng và mức độ phản ánh khác nhau, nên để vận dụng có hiệu quả các tài khoản vào công tác hàng ngày, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, cần thiết phải phân loại tài khoản.
Phân loại tài khoản kế toán là sắp xếp các tài khoản kế toán theo từng loại tài khoản, từng nhóm tài khoản có những đặc trưng giống nhau dựa trên cơ sở tiêu thức phân loại nhất định.
Tài khoản kế toán được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
a) Phân loại tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh:
(xem sơ đồ 2.1: Phân loại tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh)
Do chức năng chủ yếu của tài khoản là cung cấp thông tin nên nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh có những khác biệt nhất định. Dựa vào nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh, ta có thể phân loại tài khoản kế toán thành 3 loại tài khoản cơ bản bao gồm:
Loại tài khoản phản ánh vốn: loại tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá trị của toàn bộ vốn kinh doanh hiện có và tình hình vận động của tài sản của đơn vị dưới hình thái giá trị (biểu hiện bằng tiền của tài sản). Dựa vào loại tài khoản này, người sử dụng thông tin có thể nắm được giá trị của toàn bộ vốn kinh doanh mà doanh nghiệp hiện có bao gồm các loại tiền, đầu tư ngắn hạn, vốn trong thanh toán, vốn dự trữ sản xuất kinh doanh, vốn cố định.
Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn: Loại này bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng là nguồn vốn kinh doanh (nguồn hình thành tài sản). Dựa vào các tài khoản trong loại này mà người sử dụng thông tin nắm được số hiện có và tình hình vận động của các nguồn vốn kinh doanh của đơn vị bao gồm các loại: nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trong thanh toán, nguồn vốn chủ sở hữu.
Loại tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh, quá trình sử dụng kinh phí: Thông qua các tài khoản thuộc loại này, kế toán sẽ phản ánh được toàn bộ các khoản thu, thu nhập, cũng như các loại chi phí trong các hoạt động của đơn vị (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường).
Việc phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế chính là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất đồng thời là căn cứ để mỗi doanh nghiệp lựa chọn tài khoản phù hợp với điều kiện cụ thể, loại hình hoạt động, sở hữu của mình.
b) Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu của tài khoản:
(xem sơ đồ 2.2. Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu của tài khoản)
Mỗi một đối tượng hạch toán kế toán có yêu cầu quản lý cụ thể khác nhau. Bởi vậy, tài khoản cũng có công dụng và kết cấu khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý từng đối tượng. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu thì tài khoản được phân thành 3 loại:
b.1) Loại tài khoản chủ yếu:
Nhóm những tài khoản chủ yếu là những tài khoản dùng để phản ánh
trực tiếp tình hình biến động của tài sản theo giá trị và theo nguồn hình thành. Thuộc loại tài khoản chủ yếu này gồm:
Nhóm tài khoản chủ yếu phản ánh vốn: như các tài khoản “TSCĐ hữu hình”, “TSCĐ vô hình”, “Tiền mặt”, “Nguyên liệu vật liệu”... Công dụng của nhóm tài khoản này giúp cho những người quản lý có thể nắm được số vốn hiện có và tình hình vận động của từng loại vốn cụ thể.
Nhóm tài khoản chủ yếu phản ánh nguồn vốn: như các tài khoản “Vay ngắn hạn”, “Vay dài hạn”, “Nguồn vốn kinh doanh”, “Nguồn vốn xây dựng cơ bản”... Nhóm tài khoản này giúp cho đơn vị nắm được số hiện có và tình hình vận động của từng nguồn vốn. Nếu như nắm bắt chặt chẽ được số hiện có và tình hình vận động của từng nguồn vốn sẽ giúp cho nhà quản lý có thể kiểm tra, giám sát, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả của từng nguồn vốn.
Nhóm tài khoản chủ yếu vừa phản ánh vốn vừa phản ánh nguồn vốn (Tài khoản hỗn hợp) như các tài khoản “Phải thu của khách hàng”, “Phải trả cho người bán”,... Nhóm tài khoản này giúp cho đơn vị nắm được tình hình thanh toán công nợ đối với các đơn vị khác, kiểm tra tình hình kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn hay để bị chiếm dụng vốn một cách không hợp lý.
Các tài khoản này có kết cấu cụ thể như sau:
Nợ Tài khoản phản ánh vốn Có
DĐK: phản ánh vốn hiện có đầu kỳ
PS Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm vốn tăng thêm trong kỳ
PS Có: phản ánh các nghiệp vụ làm vốn giảm đi trong kỳ
Tổng cộng các phát sinh tăng
Tổng cộng các phát sinh giảm
DCK: phản ánh vốn hiện có cuối kỳ
Nợ Tài khoản phản ánh nguồn vốn Có
PS Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm nguồn vốn giảm đi trong kỳ
DĐK: phản ánh nguồn vốn hiện có đầu kỳ
PS Có: phản ánh các nghiệp vụ làm vốn tăng thêm trong kỳ
Tổng cộng các phát sinh giảm
Tổng cộng các phát sinh tăng
DCK: phản ánh nguồn vốn hiện có cuối kỳ
Nợ Tài khoản phản ánh vừa phản ánh vốn, vừa phản ánh nguồn vốn Có
DĐK: phản ánh số chênh lệch nợ phải thu lớn hơn nợ phải trả đầu kỳ
PS Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm nợ phải thu tăng thêm trong kỳ hay nợ phải trả đã trả trong kỳ
DĐK: phản ánh số chênh lệch nợ phải trả lớn hơn nợ phải thu đầu kỳ
PS Có: phản ánh các nghiệp vụ làm nợ phải trả tăng thêm trong kỳ hay nợ phải thu đã thu được trong kỳ
DCK: phản ánh số chênh lệch nợ phải thu lớn hơn nợ phải trả cuối kỳ
DCK: phản ánh số chênh lệch nợ phải trả lớn hơn nợ phải thu cuối kỳ
Các ký hiệu đã sử dụng:
DĐK: Số dư Nợ (hay Có) đầu kỳ
PS Nợ: Số phát sinh bên Nợ trong kỳ
DCK: Số dư Nợ (hay Có) cuối kỳ
PS Có: Số phát sinh bên Có trong kỳ
b.2) Loại tài khoản điều chỉnh:
Tài khoản điều chỉnh là tài khoản được sử dụng để tính toán lại chỉ tiêu đã được phản ánh ở các tài khoản chủ yếu nhằm cung cấp số liệu xác thực về tình hình vốn thực tế hay nguồn vốn thực tế tại thời điểm tính toán (mà tài khoản chủ yếu không phản ánh được). Loại này được chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm tài khoản điều chỉnh tăng: Nhóm tài khoản này được sử dụng để điều chỉnh bổ sung cho số liệu tài khoản Vốn hay tài khoản Nguồn vốn nhằm phản ánh đúng số vốn, nguồn vốn thực tế của đơn vị, trong trường hợp số liệu ở tài khoản vốn hay tài khoản nguồn vốn thấp hơn số vốn, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status