Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay



Còn xét ở trình độ quản lí của chủ doanh nghiệp tư nhân, đa số hiện nay chưa được qua đào tạo. Họ điều hành quản lí chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình kinh doanh quy mô gia đình, kinh doanh nhỏ. Thực tế cho thấy đại đa số chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo không có bằng cấp chuyên môn rất khó đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường, do đó trong điều kiện hội nhập hội nhập với nền kinh tế, khu vực thì chắc chắn kinh nghiệm quản lí kinh doanh kiểu trên sẽ không còn phù hợp và lối kinh doanh ấy sẽ là rào cản doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận để mở rộng tầm nhìn, mở rộng giao lưu với các đối tác bên ngoài. ở khía cạnh khác, do không hội đủ các điều kiện chuyên môn, am tường pháp luật, kiến thức quản lí, kinh doanh. cho nên không ít giám đốc doanh nghiệp tư nhân đã đẩy đơn vị mình vào tình trạng nợ nần, mất khả năng kinh doanh, phá sản. Đa số nhà doanh nghiệp khi ra trước toà đều có chung tình trạng là kém trình độ kinh doanh, không thông hiểu pháp luật dẫn đến các vi phạm pháp luật. Nhìn từ góc độ chiến lược đầu tư, ngành nghề đầu tư, phần lớn các chủ thể kinh tế tư nhân hiện nay tập trung vào các ngành thương mại, dịch vụ nhưng ít đầu tư vào hoạt động sản xuất.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ế tư nhân.
Đối với hộ kinh doanh cá thể, lao động ở khu vực này là các xã viên của các hợp tác xã trước đây, các hộ cá thể hoạt động từ lâu theo kiểu truyền nghề từ đời trước (đối với nghề tiểu thủ công nghiệp, cửa hiệu kinh doanh), các hộ sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động trẻ được bổ xung hàng năm, cán bộ, công nhân từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chuyển sang, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ…Đối với doanh nghiệp một phần lớn phát triển từ kinh tế hộ đi lên, một số được chuyển từ hình thức hợp tác xã, một số khác được thành lập mới. Trong số chủ doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp tư nhân hầu hết trưởng thành trong chế độ mới. Theo báo cáo của các địa phương, nhiều người trong số họ là cán bộ, đảng viên đã từng tham gia công tác trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang; trong đó có cả thanh niên, phụ nữ, có một số doanh nghiệp do nguời dân tộc thiểu số làm chủ.
Tăng trưởng sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế tư nhân.
Tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 1996 GDP khu vực kinh tế tư nhân tăng bình quân 7%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế tư nhân xấp xỉ tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Năm 2000 khu vực kinh tế tư nhân chiếm 42,3% GDP của cả nước. Trong đó GDP của khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp là 63,6%GDP của khu vực kinh tế tư nhân, và bằng 26,87% GDP cả nước. Trong ngành nông nghiệp, năm 2000 GDP của khu vực kinh tế tư nhân chiếm 15,4% GDP toàn quốc và chiếm 63,2% GDP của nông nghiệp nói chung.
1.4.2 Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhưng trong sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhưng khiếm khuyết, hạn chế cần khắc phục.
Trước hết bắt đầu từ bản thân chủ thể kinh tế tư nhân. Tuy thời gian qua kinh tế tư nhân phát triển mạnh về số lượng nhưng nếu xét tổng thể trên cả 3 tiêu thức vốn, lao động và công nghệ thì nhìn chung các loại hình doanh nghiệp tư nhân, cá thể còn rất nhỏ bé và công nghệ lạc hậu. Về quy mô vốn cho thấy 80,26% các loại hình doanh nghiệp có số vốn nhỏ hơn 5 tỉ đồng, con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là 20,03%. Về lao động, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ. 80% doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người trong trong khi đó đối với doanh nghiệp nhà nước quy mô lao động hơn 200 người chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp. Về trình độ công nghệ, đa số các loại hình doanh nghiệp tư nhân dang sử dụng công nghệ ở mức trung bình và lạc hậu so với thế giới. Như vậy thực trạng hiện nay ở khu vực kinh tế tư nhân cho thấy quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu đang làm hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước mà sức cạnh tranh là yếu tố cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và đó cũng là khó khăn, yếu kém mà doanh nghiệp tư nhân cần khắc phục nhanh chóng khi mà hiện nay chúng ta đã gia nhập lộ trình AFTA.
Còn xét ở trình độ quản lí của chủ doanh nghiệp tư nhân, đa số hiện nay chưa được qua đào tạo. Họ điều hành quản lí chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình kinh doanh quy mô gia đình, kinh doanh nhỏ. Thực tế cho thấy đại đa số chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo không có bằng cấp chuyên môn rất khó đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường, do đó trong điều kiện hội nhập hội nhập với nền kinh tế, khu vực thì chắc chắn kinh nghiệm quản lí kinh doanh kiểu trên sẽ không còn phù hợp và lối kinh doanh ấy sẽ là rào cản doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận để mở rộng tầm nhìn, mở rộng giao lưu với các đối tác bên ngoài. ở khía cạnh khác, do không hội đủ các điều kiện chuyên môn, am tường pháp luật, kiến thức quản lí, kinh doanh.. cho nên không ít giám đốc doanh nghiệp tư nhân đã đẩy đơn vị mình vào tình trạng nợ nần, mất khả năng kinh doanh, phá sản. Đa số nhà doanh nghiệp khi ra trước toà đều có chung tình trạng là kém trình độ kinh doanh, không thông hiểu pháp luật dẫn đến các vi phạm pháp luật. Nhìn từ góc độ chiến lược đầu tư, ngành nghề đầu tư, phần lớn các chủ thể kinh tế tư nhân hiện nay tập trung vào các ngành thương mại, dịch vụ nhưng ít đầu tư vào hoạt động sản xuất.
Bên cạnh những khó khăn về vốn, lao động, trình độ công nghệ còn có những khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân được thành lập và phát triển từ khi có chủ trương đổi mới, và tăng nhanh sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất theo luật đất đai, do đó về cơ bản là không còn đất vô chủ. Do các doanh nghiệp tư nhân ra đời muộn, không còn đựơc Nhà nước ưu đãi về đất như trước, chính vì vậy thiếu mặt bằng kinh doanh đang là trở ngại lớn đối với các cơ sở kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng nhà ở, đất ở của gia đình trong khu dân cư làm nơi sản xuất, kinh doanh. Một số doanh nghiệp tư nhân phải đi thuê lại đất, nhà xưởng bỏ hoang của các đơn vị khác mà thường là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Chính vì phải thi đi thuê lại đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp phải trả giá cao hơn rất nhiều so với giá thuê của Nhà nước quy định. Nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng, máy móc thiết bị vì lo phải trả lại đất, trong khi chưa thu hồi đủ vốn. Ngoài ra, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi trong việc chuyển mục đích sử dụng đất hay phải trả tiền thuê đất cho chính mảnh đất mà mình sử dụng trước đó của mình, đã phải bỏ tiền ra đền bù hay mua lại. Thủ tục liên quan đến đất đai quá rườm rà, phải mất nhiều thời gian, công sức, chi phí và cả những tiêu cực trong xã hội của một số cán bộ có thẩm quyền về nhà đất, nhiều khi làm lỡ cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Và đặc biệt khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân đó chính là khó khăn về môi trường pháp lí và tâm lí xã hội. Trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân là môi trường pháp lí chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, còn nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán hay thay đổi phức tạp và chồng chéo, dẫn tới tình trạng các cơ quan thừa hành và các doanh nghiệp lúng túng trong việc chấp hành pháp luật. Một số bộ, ngành còn chậm ban hành văn bản hướng dẫn đã gây khó khăn cho việc đăng kí và hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù các cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện để doanh nghiệp đươc tham gia ý kiến vào nhiều văn bản, chính sách khác nhau song nhìn chung kết quả còn hạn chế, mới dừng lại ở mức tham khảo có giới hạn, chưa thành quy chế. Một số ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp chưa được tiếp thu, nhiều khó khăn cho doanh nghiệp chưa được giải quyết một cách cơ bản, triệt để. Bên cạnh đó là sự thiên lệch đối xử của nhiều cấp thừa hành giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Điều này là một yếu tố t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status