Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam



Nền kinh tế nước ta từ chỗ mang nặng tính chất tự cung tự cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Các loại mặt hàng sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Trước khi đổi mới nền kinh tế nước ta ở trong trạng thái khan hiếm hàng hoá và chủ yếu là nhập khẩu nhân viên trợ từ nước ngoài thì ngày nay theo cơ chế thị trường sở hàng hoá không những đa dạng mà một số hàng hoá còn có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1921 đã lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc kéo dài tới 20 năm. Cuộc khủng hoảng kinh tế này sau đó lan sang tất cả các nước TBCN khác. Thất nghiệp tăng nhanh ở mức cao, suy thoái kéo dài và không có dấu hiệu gì chứng tỏ sẽ chấm dứt. Đứng trước vấn đề khó khăn đó các nhà kinh tế đều khẳng định rằng muốn khắc phục các hiện tượng trên thì Nhà nước cần can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế. Thiếu vai trò kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế không tài nào phát triển được.
Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế đem lại hiệu quả rất lớn: Nhà nước điều chỉnh quá trình sản xuất, phân phối lại trao đổi và tiêu dùng, hình thành các thị trường nhỏ, điều tiết quá trình kinh doanh thu hút vốn đầu tư. Đồng thời Nhà nước kịp thời đảm bảo tính ổn định phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Nhà nước có vai trò to lớn như vậy nhưng thực tế vai trò kinh tế của Nhà nước mới chỉ được thừa nhận cách đây gần 60 năm kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929 - 1933. Đối với nước ta nhìn nhận kinh nghiệm của thế giới và các kinh nghiệm trong khu vực từ đó mà phát triển tạo ra hướng đi đúng đắn nhất. Kinh nghiệm các nước láng giềng - các nước công nghệ mới phát triển nghiên cứu cho thấy mặc dù nòng cốt của nền kinh tế hàng hoá ỏ các quốc gia đó chủ yếu là các xí nghiệp tư nhân của người bản xứ và người nước ngoài nhưng vai trò can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế rất được chú trọng và đóng vai trò trong việc hướng dẫn nền kinh tế phát triển thông qua các kế hoạch trung hạn và dài hạn. ở Nam Triều Tiên, Đài Loan, Xingapo... Nhà nước thể hiện hướng dẫn đầu tư bằng việc trợ cấp cho khu vực các nền kinh tế mũi nhọn và chú trọng nền kinh tế quốc doanh. Nhà nước tạo điều kiện cho các xí nghiệp này được tự do cạnh tranh trên thị trường. ở Thuỵ điển có đến 41% lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh và quan điểm của Nhật là sự cân bằng giữa tự do kinh tế và can thiệp của Nhà nước. Có một điểm chung giữa những quốc gia này là đều đã và đang rất phát triển nhờ con đường kinh tế đúng đắn của họ. Vai trò kinh tế của mỗi quốc gia được thể hiện là khác nhau nhưng tựu chung lại đó chính là nguồn gốc của sự phát triển kinh tế và là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
III. Chức năng và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
1. Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
Nhà nước với tư cách là nhà quản lý điều hành nền KTTT, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng nền KTTT theo CNXH.
- Nhà nước điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô, Nhà nước tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế tạo nên sự cân bằng giữa cung - cầu đảm bảo môi trường kinh tế thuận lợi và ổn định nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong từng xí nghiệp và trên phạm vi toàn xã hội.
- Nhà nước đảm bảo ổn định chính trị, lấy ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Nhà nước thiết lập khuôn khổ luật pháp đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế, hệ thống các chính sách kinh tế xã hội mà trước hết là các chính sách về tài chính tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế. Một đất nước có ổn định chính trị, có những chính sách kinh tế phù hợp mới tạo ra được những thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác có như vậy mới thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài và tư nhân và họ tin vào sự ổn định đó để tiếp tục và mở rộng sản xuất, phát triển sản xuất. Như vậy thông qua các chính sách Nhà nước đã gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế .
Nhà nước có chức năng tạo ra môi trường và điều kiện cho việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường bằng cách: duy trì pháp luật, trật tự an toàn xã hội, thi hành nhất quán các chính sách và thể chế theo hướng đổi mới, ổn định môi truờng kinh tế thi hành nhất quán các chính sách và thể chế theo hướng đổi mới, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô kìm chế lạm phát, điều tiết thị trường ngăn ngừa và sử lý kịp thời những "cơn sốt" về giá cả. Nhà nước đề ra luật pháp bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
- Nhà nước ngăn ngừa các tác động bên ngoài ngăn ngừa những âm mưu phá hoại nền kinh tế của các thế lực thù địch để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nước ngoài.
- Thông qua hệ thống pháp luật, Nhà nước đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh. Trong nền KTTT mục đích của các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận vì vậy họ bằng mọi cách và tìm mọi cách để thu lợi nhuận cao có thể là thủ tiêu đối thủ cạnh tranh của mình vì vậy Nhà nước cần có sự can thiệp để điều chỉnh những hành vi của họ vào những việc làm có lợi như nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng phong phú mẫu mã cạnh tranh về giá cả. Đồng thời Nhà nước còn có chức năng chống độc quyền của các doanh nghiệp. Độc quyền trong nền KTTT đồng nghĩa với sự mất cân đối giữa cung - cầu, giữa tiêu dùng và sản xuất, đồng nghĩa với sự leo thang của giá cả vì vậy đầy có thể là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
- Nhà nước dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển của các thành phần kinh tế. Thông qua kế hoạch và chính sách kinh tế sử dụng có trọng điểm và hiệu quả các năng lực tập trung và lực lượng dự trữ. Nhà nước kiểm soát và phân phối các nguồn tài nguyên của đất nước để nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường sinh thái. Quản lý và kiểm soát tài sản quốc gia tại các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo tồn và phát triển và duy trì sự hoạt động liên tục.
- Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động kinh tế bao gồm: cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, dự trữ quốc gia...) cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội như giáo dục, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường... nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế.
- Nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng tương đương và ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng trung ương làm chức năng dự trữ vừa làm chức năng điều tiết và kiểm soát lượng tiền được cung ứng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại điều khiển nền kinh tế có thể tránh được khủng hoảng thất nghiệp và lạm phát.
- Mặt khác Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi thể hiện một số hình thức hỗ trợ cho các lĩnh vực mà Nhà nước muốn ưu tiên phát triển . Nhà nước có chức năng phân phối lại thu nhâp bằng các khoản thu từ thuế, phân phối lại của cải xã hội.
- Nhà nước đưa ra những đề tài nghiên cứu khoa học, nhập những tiến bộ của KHKTCN vào sản xuất nhằm đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn.
- Nhà nước có vai trò điều chỉnh các quan hệ kinh tế, tác động tới quan hệ lao động và thị trường lao động giới hạn thất nghiệp, sử dụng các khoản chi của chính phủ để phát triển y t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status