Bàn về hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên trong các doanh nghiệp sản xuất - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Bàn về hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên trong các doanh nghiệp sản xuất



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3
1. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. 3
2. Mối quan hệ, vai trò của chi phí sản xuất với yếu tố giá thành. 8
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 10
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 10
2.Hạch toán nhân công trực tiếp. 15
3- Hạch toán chi phí sản xuất chung. 18
4. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 21
5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 25
III. ĐẶC DIỂM HẠCH TOÁN VÀ CHI PHÍ THEO KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 30
1. Theo kế toán Mỹ: 30
2. Theo kế toán Pháp: 30
IV. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 31
1. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất. 31
KẾT LUẬN 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chi phí cho người quản lý. Theo cách phân chia này chi phí sản xuất chia làm hai loại:
- Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Những chi phí thuộc loại này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiêp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí cố định (định phí): là chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi. Tuy nhiên, định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa mức độ hoạt động tối thiểu và tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất.
Phân loại chi phí theo hai tiêu thức trên có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phuc vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh.
* Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí: Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hay được mua, còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hay được mua nên được xem là những phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức thời kỳ mà chung phát sinh.
b. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng giai đoạn công nghệ, phân xưởng… và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quá trình công nghệ của từng doang nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành sản phẩm quy định. Có thể nói, việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất – tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất – và sản phẩm hoàn thành cần tính giá thành một đơn vị – tức là đối tượng tính giá thành.
Như vậy, Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc xác định đối tượng là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Trên cơ sở hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán (tập hợp) chi phí thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loaị các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng theo nhóm sản phẩm, vv… Nội dung chủ yếu của các chi phí sản xuất có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
2. Mối quan hệ, vai trò của chi phí sản xuất với yếu tố giá thành.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố có quan hệ hết sức mật thiết với nhau trong quá trình tạo nên sản phẩm. Giữa chúng có những điểm giống và khác nhau như:
* Giống nhau : Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm.
* Khác nhau: Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong thời kỳ sản xuất kinh doanh. Giá thánh sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí sản xuất đã trả trước trong kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế nhưng không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ này nhưng chưa thực tế phát sinh. Ngược lại, giá thánh sản phẩm lại chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước đước phân bổ trong kỳ.
Chi phí sản xuất trong kỳ không liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ
B Chi phí sản xuất D
phát sinh trong kỳ
A C
Tổng giá thành sản phẩm,
dịch vụ hoàn thành
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy : AC = AB + BD – CD
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
+
-
Khi giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hay các ngành sản phẩm sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Như vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành, sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thấp hay cao. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm vật tư, hàng hoá một cách liên tục trên sổ sách.
Áp dụng phương pháp này có ưu điểm là : Chính xác và có thể có thông tin bất kể lúc nào về tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá và tình hình biến động tăng, giảm chi phí sản xuất, hàng hoá, tình hình chênh lệch, thiếu hụt… và kịp thời có các biện pháp xử lý…
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
a. Khái niệm và cách thức tập hợp phân bổ:
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo giá thực tế xuất dùng của các loại nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tiêu hao trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Phân bổ trực tiếp áp dụng khi chi phí nguyên liệu trực tiếp được theo dõi riêng cho từng đối tượng tính gía thành, trong khi đó nguyên liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm đó. Phân bổ gián tiếp áp dụng khi doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành nhưng đối tượng tập hợp ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status