Đề án Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính - pdf 19

Download miễn phí Đề án Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG.3
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU BÁN HÀNG 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Phân loại 5
1.3. Công tác hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5
2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG 8
2.1. Khái niệm 8
2.2. Đặc điểm 8
2.3. Hạch toán kế toán về phải thu của khách hàng 9
PHẦN II
KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.11
1. KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 11
1.1. Vai trò của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 11
kiểm toán Báo cáo tài chính 11
1.2. Đặc điểm của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến công tác kiểm toán 11
1.3. Mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
1.4. Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14
2. KIỂM TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 28
2.1. Mục tiêu kiểm toán 28
2.2. Quy trình kiểm toán các khoản Phải thu của khách hàng 29
KẾT LUẬN 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chuyển cho khách hàng, doanh thu có được ghi nhận tương ứng với số tiền mà khách hàng đã thanh toán hay chấp nhận sẽ thanh toán cho doanh nghiệp.
Để xem xét cụ thể tính có thực, KTV tiến hành kiểm tra ngược với trình tự kế toán bằng cách lựa chọn và tính toán lại một số nghiệp vụ bán hàng có con số doanh thu được ghi nhận trên sổ sách là lớn. Từ đó KTV thu thập các chứng từ khẳng định nghiệp vụ đó đã xảy ra theo sự phê chuẩn của ban quản lý và theo nhu cầu mua hàng có thực của người mua.
* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được phê chuẩn
Xem xét có sự phê chuẩn của ban quản lý về cách và chính sách bán hàng, giá bán đơn vị, quy định về thanh toán và ưu đãi thanh toán với khoản phải thu của khách hàng.
* Mục tiêu đầy đủ
KTV tìm hiểu tất cả các nghiệp vụ doanh thu phát sinh đã được ghi nhận đầy đủ. Có hay không hàng hoá đã giao cho khách hàng nhưng không ghi nhận doanh thu. Với mục tiêu này, KTV kiểm tra theo đúng trình tự kế toán – đi từ chứng từ đến sổ sách. KTV cũng có thể kết hợp xem xét những nghiệp vụ giao dịch thanh toán với ngân hàng, với người mua để tìm ra các khoản mục doanh thu không được ghi sổ.
* Mục tiêu định giá
KTV xem xét doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có được tính toán đúng trên cơ sở giá bán đã được phê chuẩn, số lượng hàng bán ra, các khoản giảm trừ cho khách hàng (nếu có). Bên cạnh đó, KTV sẽ lưu ý đến các điều kiện ghi nhận doanh thu có được thoả mãn đầy đủ không.
* Mục tiêu chính xác số học
KTV hướng vào kiểm tra doanh thu có được tính toán đúng, công việc cộng sổ, chuyển sổ, sang sổ thực hiện trên sổ tổng hợp, sổ chi tiết là chính xác hay không.
* Mục tiêu phân loại và trình bày
Mục tiêu này hướng đến việc doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có được phân loại phù hợp với chế độ kế toán hiện hành cũng như chính sách của doanh nghiệp hay không. KTV làm rõ sự phân loại chỉ tiêu doanh thu trên các tiêu chí như doanh thu nội bộ hay doanh thu bán hàng cho khách hàng bên ngoài, doanh thu theo các cách bán hàng và thanh toán khác nhau.
* Mục tiêu đúng kỳ
Khi xem xét doanh thu có được ghi sổ đúng kỳ kế toán hay không, KTV quan tâm đến việc ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao giữa hai kỳ kế toán liên tiếp nhằm phát hiện lỗi hạch toán nhầm hay cố tình ghi sai kỳ cho những mục đích cụ thể. Chẳng hạn, một niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12, KTV quan tâm đến các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu tại thời điểm tháng 12 năm kiểm toán và tháng 1 năm sau.
1.4. Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.4.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Trong phần này em xin trình bầy theo hai hướng: thực hiện thủ tục kiểm soát theo từng kỹ thuật cụ thể và thực hiện thủ tục kiểm soát theo từng công việc cụ thể.
* Thực hiện thủ tục kiểm soát theo từng kỹ thuật cụ thể
- Điều tra:
Thực hiện điều tra hướng đến mục tiêu tính hiện hữu của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã ghi nhận là có thật. Trong đó chú ý đến việc xác minh các chữ ký trên chứng từ gốc là của người có đủ thẩm quyền. Xem xét các nghiệp vụ phát sinh có thực hiện đúng với chính sách bán hàng của khách hàng hay không.
- Phỏng vấn:
KTV lập bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn các cá nhân có tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm. Dạng câu hỏi bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm thu thập được lượng thông tin hiểu biết nhiều nhất và sát thực nhất với thực tế đã diễn ra. Kết thúc phỏng vấn, KTV tóm tắt những kết quả thu được, cân nhắc thông tin nào là đúng đắn thông qua đánh giá về thái độ của người trả lời phỏng vấn.
- Thực hiện lại:
Khi có biểu hiện nghi vấn với một nghiệp vụ nào đó, KTV có thể yêu cầu nhân viên kế toán công ty khách hàng hay trực tiếp tiến hành thực hiện lại.
- Kiểm tra từ đầu đến cuối:
Thủ tục này là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn và điều tra theo diễn biến từng nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ và ghi nhận doanh thu từ khi phát sinh cho đến khi được phản ánh trên sổ chi tiết TK 511 và cuối cùng là Sổ cái TK Doanh thu. Kỹ thuật này giúp KTV hiểu tường tận về quy trình diễn ra nghiệp vụ điển hình, giải quyết mục tiêu xem xét tính trọn vẹn rằng các nghiệp vụ bán hàng phát sinh đã được ghi sổ đầy đủ. Bằng kinh nghiệm, khi kiểm tra từ đầu đến cuối các nghiệp vụ này, KTV có thể nhận dạng ngay những điểm chưa phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Kiểm tra ngược:
Kỹ thuật này cho phép KTV kiểm tra một nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu từ sổ cái trở lại thời điểm ban đầu phát sinh nghiệp vụ. Mục tiêu hướng đến của công việc này là tính có thật, rằng doanh thu đã ghi sổ đều từ các nghiệp vụ thực sự phát sinh.
Các nghiệp vụ trên đây không thể chỉ được thực hiện riêng lẻ mà phải được tiến hành đồng bộ để đảm bảo đem lại kết quả cao trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bên cạnh những kỹ thuật trên đây, tuỳ từng trường hợp vào hoàn cảnh và diễn biến cụ thể của cuộc kiểm toán mà KTV có thể linh hoạt trong việc kết hợp với các kỹ thuật khác để nhằm thu thập những bằng chứng thích hợp hơn.
* Thực hiện thủ tục kiểm soát theo từng công việc kiểm soát nội bộ cụ thể
- Sự đồng bộ của sổ sách kế toán:
Đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ đến sổ kế toán và bảng tổng hợp có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ và do đó, các chu trình kế toán phải có trước khi đặt ra các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Mặc dù với mọi đơn vị, khung pháp lý về kế toán là như nhau và được quy định trước nhưng mỗi đơn vị lại có thể lựa chọn các hình thức kế toán, các cách kế toán khác nhau dẫn đến trình tự kế toán cụ thể cũng khác nhau. Hơn nữa mọi văn bản pháp lý vẫn chỉ là khung tối thiểu còn thực tế của mỗi đơn vị lại rất đa dạng, phong phú. Do đó, mỗi đơn vị cần định sẵn trình tự cụ thể tương ứng với hệ thống sổ sách tạo thành yếu tố kiểm soát có hiệu lực.
Tương ứng với công việc kiểm soát này, trắc nghiệm đạt yêu cầu cần dựa vào các quy định và trình tự ghi sổ đã nêu để đối chiếu thực tiễn tại đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên trắc nghiệm đạt yêu cầu cũng cần chú ý cả những chi tiết cụ thể của tính đồng bộ không chỉ trong trình tự mà ngay trong từng sự kết hợp cụ thể. Ví dụ, đơn vị được kiểm toán quy định liên thứ hai của Hoá đơn bán hàng phải kèm theo Lệnh vận chuyển để đề phòng bỏ sót các khoản thanh toán tiền hàng đã vận chuyển. Khi đó trắc nghiệm đạt yêu cầu cần xét dãy liên tục các Lệnh vận chuyển để khẳng định chắc chắn là mỗi lệnh đều đã được kèm theo vào liên thứ hai của Hoá đơn bán hàng.
- Việc đánh số thứ tự các chứng từ:
Đây là một thủ tục kiểm soát đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Sử dụng chứng từ có đánh trước số theo thứ tự liên tục có tác dụng vừa đề phòng bỏ sót, giấu ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status