Đánh lửa lập trình - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Đánh lửa lập trình
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
1.1LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐN ĐÁNH LỬA1
1.2CÔNG DỤNG , YÊU CẦU1
1.2.1Công dụng. 1
1.2.2Tổng quan hệ thống đánh lửa.1
1.2.3Yêu cầu. 3
1.3LÝ THUYẾT ĐÁNH LỬA3
1.3.1Các thông số chủ yếu của hệ thống đánh lửa.3
1.3.2Lý thuyết đánh lửa trong ô tô.8
CHƯƠNG II : HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA LẬP TRÌNH 2.1NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA LẬP TRÌNH17
2.2CẤU TẠO HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA LẬP TRÌNH19
2.2.1Cảm biến góc quay trục cam (G) và tốc độ động cơ (NE).20
2.2.2Cảm biến đo lưu lượng khí nạp. 36
2.2.3Cảm biến vị trí bướm ga.50
2.2.4Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.53
2.2.5Cảm biến tiếng gõ ( KNK).55
2.2.6IC đánh lửa.57
2.2.7Bobine. 59
2.2.8Bougine.62
2.3HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA SỚM ESA67
2.3.1Vai trò của các cảm biến, IC đánh lửa và ECU69
2.3.2Chức năng của ECU động cơ.70
2.4PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA LẬP TRÌNH.77
2.4.1Hệ thống đánh lửa lập trình có bộ chia điện.78
2.4.2Hệ thống đánh lửa lập trình không có bộ chia điện.79


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ong đó: G là lượng gió nạp.
Nếu cực VC bị đoản mạch lúc đó G tăng ECU điều khiển lượng phun cực đại , bất chấp sự thay đổi tín hiệu VS. Điều này có nghĩa là : khi động cơ ở cầm chừng, nhiên liệu phun được phun quá nhiều và động cơ sẽ bị ngộp xăng dẫn tới ngưng hoạt động.
Nếu cực VS bị đoản mạch VC sẽ luôn cực đại làm cho G giảm lúc này ECU sẽ điều khiển lượng phun nhiện liệu giảm đi mặc dù có sự thay đổi tín hiệu VS.
Loại 2:
Điện áp VS giảm khi lượng khí nạp tăng. Loại này Ecu sẽ cung cấp điện áp 5(V) đến cực VC. Điện áp ra VS thay đổi và giảm theo góc mở của cánh đo.
Hình 2.28: Mạch điện và đường đặc tuyến cảm biến đo gió loại điện áp giảm.
Cảm biến đo gió dạng xoáy lốc ( Karman).
Các cảm biến loại này dựa trên hiện tượng vật lý sau:
Khi cho dòng khí đi qua một vật thể cố định khó chảy vòng thì phía sau nó sẽ xuất hiện sự xoáy lốc thay đổi tuần hoàn được gọi là sự xoáy lốc Karman . Đối với 1 ống dài vô tận có đường kính d, quan hệ giữa tần số xoáy lốc f và tốc độ dòng chảy V được xác định bởi số Struhall:
Trong hiệu ứng Karman nêu trên, số Struhall không đổi trong dải rộng của các số Reinnolds, nên vận tốc dòng chảy hay lưu lượng khí đi qua tỷ lệ thuận với dòng xoáy f và có thể xác định V bằng cách đo f.
Lý thuyết về sự xoáy lốc khi dòng khí đi ngang qua vật cản đã được đưa ra bởi Struhall từ năm 1878. Nhưng mãi đến năm 1934, công cụ đo đầu tiên dựa trên lý thuyết này mới được chế tạo. Ngày nay có rất nhiều sáng chế trong lĩnh vực này được ứng dụng để đo lượng khí nạp trong hệ thống điều khiển phun xăng.
Karman kiểu quang.
Hình 2.29 : bộ đo gió kiểu Karman quang.
Là loại cảm biến đo lưu lượng gió kiểu quang đo trực tiếp thể tích khí nạp. So với kiểu trượt, nó có ưu điểm là nhỏ gọn và nhẹ hơn. Ngoài ra, cấu trúc đường ống đơn giản sẽ giảm lực cản trên đường ống nạp.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Cảm biến Karman quang có cấu tạo như trên hình 2.29 , bao gồm một trụ đứng đóng vai trò của bộ tạo dòng xoáy, ở giữa dòng khí nạp. Khi dòng khí đi qua, sự xoáy lốc sẽ được hình thành phía sau bộ tạo xoáy còn gọi là các dòng xoáy Karman.
Các dòng xoáy Karman đi theo rãnh hướng làm rung một gương mỏng được phủ nhôm làm thay đổi hướng phản chiếu từ đèn Led đến Photo-transistor. Như vậy, tần số đóng mở của transistor này sẽ thay đổi theo lưu lượng khí nạp, tần số f được xác định bởi công thức sau:
Trong đó:
V : vận tốc dòng khí
d: đường kính ống
S : số struhall ( S=0,2 đối với cảm biến này)
Căn cứ vào tần số f, ECU xác định thể tích tương ứng của không khí đi vào các xylanh, từ đó tính ra lương xăng phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.
Khi lượng gió vào ít tấm gương rung ít và photo-transistor sẽ đóng mở tần số f thấp. Ngược lại, khi lượng gió vào nhiều, gương rung nhanh và tần số f cao.
Hình 2.30 :cấu tạo và dạng xung loại Karman
Mạch điện.
Hình 2.31 : Mạch điện đo gió kiểu Karman quang
Karman kiểu siêu âm.
Bộ đo gió kiểu Karman kiểu siêu âm được sử dụng chủ yếu trên se của các hãng: Misubishi, Huyndai… có cấu trúc tạo xoáy tương tự loại quang nhưng việc đo tần số xoáy lốc được thực hiện thông qua sóng siêu âm. Nó bao gồm các bộ phận sau:
Lỗ định hướng : phân bố dòng khí đi vào
Cục tạo xoáy : tạo dòng xoáy lốc Karman.
Bộ khếch đại : tạo ra sóng siêu âm.
Bộ phát sóng : phát các sóng siêu âm.
Bộ nhận sóng : nhận các sóng siêu âm.
Bộ điều chính xung: chuyển đổi các sóng siêu âm đã nhận được thành các xung điện dạng số.
Hình 2.32: cấu tạo cảm biến đo gió Karman kiểu siêu âm.
Phương pháp đo gió.
Khi dòng khí đi qua cục tạo xoáy dạng cột với mặt cắt hình tam giác, nó sẽ tạo ra hai dòng xoáy ngược chiều nhau: một dòng theo chiều kim đồng hồ và dòng kia ngược chiều kim đồng hồ (dòng xoáy Karman). Tần số xuất hiện dòng xoáy tỉ lệ thuận với lưu lượng khí nạp tức phụ thuộc vào độ mở của cánh bớm ga.
Hình 2.33: Cánh tạo xoáy lốc.
Khi không có dòng khí đi qua thì cục tạo xoáy không thể phát ra dòng xoáy Karman, vì thế sóng siêu âm được lan từ bộ phận phát sóng (loa) đến bộ phận nhận sóng (mirco) trong một thời gian cố định T được dùng làm thời gian chuẩn để so .
Hình 2.34 : bộ phát sóng và dạng xung.
Sóng siêu âm khi gặp dòng xoáy theo chiều kim đồng hồ đi qua sẽ truyền đến bộ phận nhận nhanh hơn tức thời gian để sóng siêu âm đi qua đường kính d của ống nạp T1 ngắn hơn thời gian tiêu chuẩn T.
Trong trường hợp sóng siêu âm gặp dòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ, thời gian để bộ nhận sóng nhận được tín hiệu từ bộ phát là T2 lớn hơn thời gian chuẩn T
Như vậy, khi không khí đi vào xylanh ,do các dòng xoáy thuận và ngịch chiều kim đồng hồ liên tục đi qua giữa bộ phát và bộ nhận nên thời gian đo sẽ được thay đổi. Cứ mỗi lần thời gian sóng truyền thay đổi từ T2 đến T, bộ chuyển đổi phát ra một xung vuông.
Khi gió vào nhiều sự thay đổi về thời gian sẽ nhiều hơn và bộ điều chỉnh phát xung sẽ phát ra xung vuông với tần số lớn hơn. Ngược lại, khi gió vào ít , ECU nhận được cá xung vuông có mật độ thưa hơn. Như vậy thể tích gió đi vào đường ống nạp tỷ lên thuận với tần số phát xung của bộ điều chỉnh.
Hình 2. 35 : Xung ra của bộ đo gió Karman siêu âm thay đổi theo lưu lượng khí nạp.
Mạch điện:
Hình 2.36 : Mạch điện cảm biến đo gió Karman siêu âm.
Cảm biến đo gió kiểu dây nhiệt.
Hình 2. 37 : cảm biến đo gió loại dây nhiệt
Nguyên lý của bộ cảm biến loại dây nhiệt dựa trên sự phụ thuộc của năng lượng nhiệt W thoát ra từ một linh kiện được nung nóng bằng điện ( phần tử nhiệt) như : dây nhiệt, màng nhiệt, điện trở nhiệt được đặt trong dòng khí nạp vào khối lượng gió G đi qua và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
K : là hằng số tỷ lệ.
∆t : chênh lệch nhiệt độ giữa phần tử nhiệt và dòng khí.
n : hệ số phụ thuộc vào đặc tính trao đổi nhiệt giữa phần tử nhiệt và môi trường.
Sơ đồ cảm biến đo gió dây nhiệt loại nhiệt độ không đổi được trình bày trên (hình 2.37.)
Hình 2.38: Mạch điện cảm biến đo gió loại dây nhiệt
Điện trở RH (được nung nóng) và điện trở bù nhiệt RK (là bằng Palatin) được mắc vào hai nhánh của cầu Wheatstone. Cả hai điện trở này điều được đặt trên đường ống nạp. Khi nối các ngõ vào của khuếch đại thuật toán 1 ( OP-AMP) với đường chéo của cầu , OP- AMP1 sẽ giữ cho cầu luôn được cân bằng (có nghĩa là VA-VB =0) bằng cách điều khiển transistor T1 và T2, làm thay đổi cường độ dòng điện chảy qua cầu.
Như vậy, khi có sự thay đổi lượng không khí đi qua, giá trị điện trở đo RH thay đổi làm cho cầu mất cân bằng, OP-AMP1 điều chỉnh dòng qua cầu giữ cho giá trị RH không đổi và cầu sẽ cân bằng với bất cứ tốc độ vào của dòng không khí . Tín hiệu điện áp ra của mạch đo được lấy từ R2 có hệ số nhiệt điện trở rất nhỏ, do đó tỷ lệ thuận với dòng điện đi qua nó. Tính hiệu này sau khi đi qua cầu phân thế gồm R3 và R4 được đưa đến OP- AMP2 giữ chức năng chuyển phát. Điện trở R4 dùng để điều chỉnh điện
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status