Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu



MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Tổng quan về tỷ giá
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Các loại tỷ giá
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
1.2. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Đặc điểm
2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu
2.1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu
2.1.3. Tuyến J trong ngắn hạn và dài hạn
2.2. Thực trạng tại Việt Nam từ năm 1989 đến nay
2.2.1. Giai đoạn 1989-1992
2.2.2. Giai đoạn 1993-1996
2.2.3. Giai đoạn 1997-1999
2.2.4. Giai đoạn 2000-2006
2.2.5. Giai đoạn 2007-nay
3. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
 
3.1. Những khó khăn hạn chế trong việc điều hành chính sách tỷ giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu tại Việt Nam
3.1.1. Khó khăn, hạn chế xuất phát từ bên trong
3.1.2. Khó khăn, hạn chế xuất phát từ bên ngoài
3.2. Giải pháp
3.2.1. Nhà nước
3.2.2. Doanh nghiệp
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hay sản phẩm trong nước.
2.1.3.Tuyến J trong ngắn hạn và dài hạn
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng, theo lý thuyết người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng hàng hóa thay thế trong nước.Tuy nhiên việc điều chỉnh ưu tiên hàng thay thế cần mất một thời gian nhất định. Do đó có thể nói rằng cầu trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn so với cầu trong dài hạn. Vì vậy sau khi đồng nội tệ giảm giá, giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục mua hàng nhập khẩu với hai lý do sau:
- Người tiêu dùng vẫn chưa điều chỉnh ngay việc ưu tiên mua hàng nội địa thay vì mua hàng nhập khẩu (cầu nhập khẩu không co giãn).
- Các nhà sản xuất trong nước cần có một thời gian nhất định đểsản xuất được hàng có thể thay thế hàng nhập khẩu (cung không co giãn).
Như vậy chỉ sau khi những nhà sản xuất trong nước thực sự cung cấp hàng thay thế nhập khẩu và người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng nội thay vì dùng hàng ngoại thì cầu về hàng hoá nhập khẩu mới giảm.
Tương tự như vậy, sau khi đồng nội tệ giảm giá, việc mở rộng xuất khẩu chỉ trở thành hiện thực khi các nhà sản xuất đã sản xuất được nhiều hàng hóa hơn để xuất khẩu và người tiêu dùng nước ngoài đã thực sự chuyển hướng ưu tiên mua hàng hoá của nước này.
*Tuyến J
Hiệu ứng tuyến J trong trường hợp đồng tiền của 1 nước giảm giá đối với cán cân thương mại của nước đó: Theo thời gian, cán cân thương mại có hình dáng như chữ J nếu độ co giãn của cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu nhỏ hơn trong thời gian ngắn hạn so với thời gian dài hạn.
Vì cầu nhập khẩu và cung về xuất khẩu có độ giãn trong ngắn hạn thấp hơn so với dài hạn, nên khi đồng nội tệ giảm giá thì cán cân thương mại trở nên xấu đi trong ngắn hạn, nhưng sau đó sẽ được cải thiện. Theo thời gian, sự thay đổi của cán cân thương mại được mô tả như hình a.
Hình này nói lên, đồng tiền giảm giá tại thời điểm 0, và sau do người tiêu dùng tạm thời chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu cũng tăng nhưng chỉ bù đắp phần chi tiêu phụ trội cho nhập khẩu, do đó cán cân thương mại trở nên xấu hơn ngay sau khi đồng nội tệ giảm giá. Sau một thời gian, khi nhập khẩu và xuất khẩu co giãn, thì cán cân thương mại dần dần được cải thiện và cuối cùng là tăng lên. Điều này được mô tả bằng tuyến J trên hình a và còn được gọi là hiệu ứng tuyến J.
Hình b diễn tả những gì xảy ra trong trường hợp khi động nội tệ lên giá so với những ngoại tệ khác. Sau khi đồng nội tệ tăng giá tại thời điểm 0, giá hàng hoá nhập khẩu giảm, nên chi tiêu để mua hàng nhập khẩu giảm. Nếu giá trị xuất khẩu giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, thì cán cân thương mại trở nên tốt hơn, đây cũng là điều thường được dự tính trong thực tế sau khi đồng tiền lên giá.Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định, xuất khẩu và nhập khẩu trở nên co giãn hơn, dẫn đến tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm giá và xuất khẩu giảm đủ để cho cán cân thương mại trở nên xấu đi. Chúng ta thấy rằng tuyến J trong trường hợp đồng nội tệ lên giá, như hình b và ngược lại với tuyến J trên hình a trong trường hợp đồng nội tệ giảm giá. Qua phân tích trên ta thấy rằng tuyến J xuất hiện đồng thời: tỷ giá không bình ổn và cán cân thương mại tạm thời trở nên xấu đi hay tốt lên hơn sau khi đồng tiền giảm giá hay lên giá.
Tóm lại, tác động của tỷ giá với hoạt động xuất nhập khẩu thường có những hiệu ứng tích cực nhanh chóng trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển tương đối cao, đồng bộ, nguyên tắc thị trường được đảm bảo, không có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình xuất nhập khẩu.
Trong điều kiện Việt Nam ảnh hưởng của việc tăng giảm tỷ giá USD/VND chưa thể so sánh với ảnh hưởng của sự biến động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu của một số cặp tỷ giá như USD/JPY, USD/NDT vì điều kiện thị trường chưa cao, vì chính sách can thiệp bảo hộ sản xuất, vì năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, đặc biệt vì năng lực sản xuất hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam khác xa so với điều kiện của Mỹ, Nhật do đó chính sách tỷ giá của Việt Nam thường bị động, không phát huy hết tác dụng như mong muốn.
2.2. Thực trạng tại Việt Nam từ năm 1989 đến nay
2.2.1. Giai đoạn 1989-1992
Chỉ thị 271-CT ban hành tháng 10/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với nội dung xác lập một mức tỷ giá đồng Việt Nam đối với khu vực ngoại tệ chuyển đổi phù hợp với mức tỷ giá thị trường trong biên độ dao động 10-20% chính là biện pháp đầu tiên trong việc thực hiện chính sách đổi mới tỷ giá của Chính phủ. Tháng 3/1989, Nhà nước bãi bỏ hệ thống tỷ giá kết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thống nhất một mức tỷ giá duy nhất cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế - tỷ giá chính thức. Từ đó, động lực phát triển ngoại thương được khôi phục, kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động xuất nhập khẩu có cơ hội phát triển mạnh.
Thật vậy, tỷ giá hối đoái cũng đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương trên tất cả các phương diện từ kim ngạch cho đến cơ cấu, thị trường xuất nhập khẩu.
Bảng 1: Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1992
Năm
Tỷ giá chính thức (USD/VND)
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại
Tỷ giá thị trường (USD/VND)
Mức tỷ giá
(đồng)
%Tăng, giảm
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Giá trị (triệu USD)
% Tăng, giảm
Mức tỷ giá
(đồng)
% Tăng, giảm
1986
80
100
789,1
100
2155,1
100
-1366
100
425
369,56
1987
368
460
854,2
108,25
2455,1
113,92
-1600,9
117,20
1270
298,82
1988
3000
815,21
1038,4
121,56
2756,7
112,29
-1718,3
107,33
5000
393,70
1989
3900
130
1320
127,12
2565,8
93,08
-1245,8
72,50
4100
82
1990
6300
161,54
2404
182,12
2752,4
107,27
-348,4
27,96
6500
158,54
1991
9767
155,03
2087,1
86,82
2338.4
84,96
-251,3
72,13
11975
184,23
1992
10720
109,75
2580,7
123,65
2540,7
108,65
40
-15,92
10550
88,1
Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê
Bảng 1 cho thấy giá trị danh nghĩa đồng Việt Nam sụt giảm mạnh và liên tiếp trong suốt giai đoạn 89-92. Từ mức tỷ giá 1USD = 3000VND năm 1989, đồng VND đã giảm xuống 10720 đồng/đôla năm 1992. Trong vòng 3 năm, tỷ giá đã sụt giảm gần 4 lần. Sự sụt giảm này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là trên phương diện kim ngạch xuất-nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với các quốc gia.
Ta có thể nhận thấy trước thời điểm 1989, khi Nhà nước càng cố gắng hạ giá đồng nội tệ thì nhập siêu lại càng lớn. Nếu nhập siêu năm 1987 khoảng 1,6 tỷ thì sang năm 1988, khi tỷ giá bị hạ xuống thấp hơn so với năm trước đó 8 lần thì nhập siêu lại lên đến hơn 1,7 tỷ. Điều này cho thấy việc hạ giá đồng Việt Nam trong bối cảnh vẫn áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ không kích thích được ngoại thương mà còn làm cho nhập siêu trầm trọng hơn.
Trong thời kỳ 86-89, tổng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status