Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Doanh nghiệp nhỏ và vừa - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Doanh nghiệp nhỏ và vừa



Quỹ hỗ trợ phát triển (HTPT) là tổ chức Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Quỹ có mức vốn điều lệ khởi đầu là 3000 tỷ VND. Để thực hiện mục đích tập trung toàn bộ vốn tín dụng của Nhà nước vào một đầu mối, giảm dần sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, tách hoạt động chính sách ra khỏi ngân hàng và đối tượng phục vụ của quỹ hỗ trợ phát triển, Chính phủ đã quyết định không thành lập riêng một quỹ hỗ trợ xuất khẩu mà giao nhiệm vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu cho Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 10/9/2001. Sau khi được giao nhiệm vụ hỗ trợ xuất khẩu, nhà nước đã tăng mức vốn điều lệ của Quỹ lên 5000 tỷ đồng. Quỹ HTPT được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, từ các khoản vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Công ty Tiết kiệm Bưu điện Việt nam, Công ty Bảo hiểm xã hội, các trái phiếu và các nguồn khác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dù đến nay quy định này đã được bãi bỏ nhưng hầu hết các DNN&V vẫn thiếu thông tin về nhiều mặt, thiếu khả năng cải tiến mẫu mốt, việc xuất khẩu uỷ thác đã làm tăng chi phí sản xuất của các DNN&V sản xuất hàng xuất khẩu. Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu đã hạn chế khả năng phát triển cả về số luợng và chất lượng các DNN&V. Hiện nay, các doanh nghiệp đã rất dễ dàng xin được giấy phép xuất khẩu nhưng lại gặp các khó khăn khác trong tiếp cận thị trường cũng như cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường quốc tế.
II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ở Việt Nam.
Tồn tại và phát triển ngay trong thị trường nội địa đã là một khó khăn, tiếp cận thị trường thế giới lại càng là vấn đề nan giải đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các DNN&V. Chính vì vậy Chính phủ cần có những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Trong các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng, có thể nói những biện pháp tài chính luôn được xem là giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế. Xuất phát từ tình hình phát triển thực tế của các DNN&V, vận dụng những kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh việc ban hành cơ chế chính sách tài chính, Chính phủ, các Bộ ngành và các tổ chức tài chính đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các biện pháp tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các DNN&V. Các biện pháp tài chính này có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu, song nhìn chung đều góp phần mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực hội nhập của khu vực DNN&V vào nền kinh tế thế giới.
1. Hỗ trợ xuất khẩu thông qua biện pháp thuế.
Kể từ khi phát triển nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, đã có hai cuộc cải cách thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được xác định là xoá bỏ tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thực hiện đổi mới toàn diện hệ thống chính sách và bộ máy quản lý thuế. Cải cách thuế giai đoạn I (1991-1995) với nhiệm vụ là thiết lập sự bính đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các khu vực kinh tế. Cải cách thuế giai đoạn II (1995 đến nay) nhằm tiếp tục xoá bỏ các phân biệt đối xử về thuế.
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại các luật thuế chủ yếu sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đánh vào lợi nhuận thu nhập có được của các đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình, và các cá nhân tham gia kinh doanh. Thuế GTGT là một loại thuế tương đối mới, chỉ được áp dụng một cách có hệ thống ở Việt Nam kể từ năm 1999() - Luật thuế GTGT do Quốc hội ban hành ngày 10/5/1997 (Luật thuế GTGT 1997). Từ 1/1/2004, Luật này sẽ được thay thế bởi Luật số 07/2003/QH11 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 1997 do Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003, dự kiến sẽ được áp dụng kể từ 1/1/2004.
. Thuế xuất nhập khẩu đánh trên hàng hoá xuất nhập khẩu, bao gồm nhiều mức khác nhau và hiện nay chỉ còn thuế xuất khẩu đối với một số nhóm mặt hàng chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài nguyên (NRT) đánh vào các ngành khai khoáng và đánh bắt thuỷ sản với mức thuế suất từ 2- 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng. Ngoài ra còn một số loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ...
+ Thuế xuất khẩu :
Với đặc thù của Việt Nam, thuế xuất khẩu không được ban hành riêng mà được quy định chung trong Luật thuế xuất nhập khẩu. Hiện nay, thuế xuất khẩu của Việt Nam được quy định cho một số nhóm mặt hàng với 12 mức thuế suất từ 0%-45%. Theo Quyết định 1802 của Bộ Tài chính biểu thuế xuất khẩu của Việt Nam hiện gồm trên 60 dòng thuế bao gồm hơn 60 mặt hàng thuộc diện chịu thuế xuất khẩu. Trong đó, những mặt hàng chịu thuế suất 0% như gạo, chè, than đá, dầu mỏ, mủ cao su tự nhiên, nhôm, chì, thiếc, niken, đồng, sắt, thép... Một số mặt hàng chịu thuế suất bình thường từ 1-5% như các loại quặng (sắt, đồng, nhôm, thiếc, dầu thô, đá quý...) Một số hàng hoá chịu thuế suất điều tiết 10%; 15%; 20% hay 40%; 45% như: song mây chưa chế biến, da sống (10%), kim loại phế liệu (40-45%). Riêng gỗ, thuế xuất khẩu phân biệt rất chi tiết, chủ yếu đánh thuế suất cao đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ván sàn...
Việc áp dụng thuế suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu như hiện nay đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này. Giảm thuế xuất khẩu đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp giảm được chi phí xuất khẩu, có điều kiện hạ giá bán, nâng cáo năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Thực tiễn xuất khẩu của các mặt hàng được hưởng thuế suất 0% như gạo, chè, cà phê cũng phần nào chứng tỏ tác động tích cực của chính sách thuế xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. Trong 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 3.340.932 tấn, giúp Việt Nam giành lại vị trí thứ hai trong các nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Cùng với gạo, các mặt hàng được miễn thuế xuất khẩu khác như cà phê, chè cũng đạt được kim ngạch xuất khẩu rất đáng tự hào, cụ thể là kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2003 là 498.269 tấn, chè là 41.446 tấn.
Tuy nhiên, quy định về thuế xuất khẩu như hiện nay vẫn tương đối phức tạp, chưa thể hiện rõ mục tiêu chiến lược hướng về xuất khẩu của nền kinh tế. Trong thời gian tới, cần thực hiện giảm tối đa diện chịu thuế xuất khẩu, chỉ đánh thuế xuất khẩu đối với một số ít mặt hàng và dịch vụ mà chúng ta không muốn xuất khẩu, với mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo được .
+ Thuế GTGT
Thuế GTGT ban hành năm 1997 thay thế thuế doanh thu, bị coi là thuế chồng thuế, là sắc thuế đơn giản hơn, công bằng hơn. Thuế GTGT đang từng bước đi vào cuộc sống, tuy mới chỉ áp dụng nhưng cũng đã góp phần giải quyết vấn đề trùng lặp thuế, thay đổi cơ cấu phân phối nguồn lực xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, lưu thông hàng hoá, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, tăng cường hạch toán kinh doanh. Đây là loại thuế tiên tiến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo lập công bằng cho các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh, do đó nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp. Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế GTGT vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp.
Vai trò khuyến khích xuất khẩu của thuế GTGT được thể hiện đặc biệt rõ nét thông qua cơ chế áp dụng thu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status