Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam thời kỳ 2010, tầm nhìn 2020 - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam thời kỳ 2010, tầm nhìn 2020



Trong thập kỷ qua, với phương châm tập trung, có trọng tâm trọng điểm, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã đầu tư phát triển thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư cho các vùng xuất khẩu, đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, đầu tư của Nhà Nước vẫn còn rất hạn chế, do một thời gian dài trong lĩnh vực nông nghiệp phải tập trung cho sản xuất lương thực nên giảm khả năng đầu tư cho các ngành nông sản khác, trong đó có thịt lợn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trường quen thuộc của Việt Nam đã được chuyển từ Liên Xô cũ sang. Với 150 triệu dân, đây là một thị trường lớn. Những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn của Liên Bang Nga bị suy giảm do sản lượng ngũ cốc giảm, thiếu thức ăn chăn nuôi.
Theo Báo cáo Tổng quan tình hình thịt lợn thế giới của FAO ở Hoa Kỳ tháng 7 năm 2000, tổng đàn lợn của Liên bang Nga năm 2000 là 16,1 triệu con, giảm 1,83% so với 16,4 triệu con năm 2001 và giảm 6,94% so với 17,3 triệu con năm 1998. Khối lượng thịt lợn xuất chuồng tương ứng qua các năm 1998, 1999, 2000 là 79, 82 , 76 kg.
Chăn nuôi lợn của Liên bang Nga dựa vào các trang trại nhỏ, năm 1998 các trang trại nhỏ đã sản xuất tới 58% lượng thịt cả nước, năm 1999 là 61%.
Cũng theo nguồn trên, mức tiêu thụ thịt của Liên bang Nga cũng không duy trì được đều đặn. Mức tiêu thụ thịt năm 1999 là 43kg/người/năm giảm 5 kg so với năm 1998 và 7 kg so với năm 1997.
Tuy vậy, sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nên hàng năm Liên bang Nga phải nhập khẩu thịt với khối lượng lớn. Năm 2000, Nga nhập khẩu 350.000 tấn, giảm 150.000 tấn so với năm 1999. Nhưng năm 2001, kim ngạch nhập khẩu thịt lợn của Nga đã hồi phục trở lại ở mức 500.000 tấn (theo Food &Agriculture Organization of USA, World Pork Outlook Report, 8.JUL. 2000).
Năm 2002, thị trường này đã nhập tới 800.000 tấn thịt lợn, chiếm 33% lượng tiêu thụ trong nước. Nhưng năm 2003, lượng thịt nhập khẩu giảm 25% xuống trở lại 500.000 tấn như 2001 do Nga muốn đẩy mạnh sản xuất thịt trong nước.
Trước 2001, các nước nhập khẩu thịt lợn vào Nga với khối lượng sau:
Bảng 2.5: Khối lượng thịt lợn nhập của các nước vào Nga
tên nước
1999
2000
2001
Mỹ
35
70
90
Trung Quốc
15
15
20
Đan Mạch
70
30
50
Rumani
10
8
18
Đức
110
80
70
Pháp
85
45
50
Ba Lan
40
30
30
Hungari
5
5
10
Canada
10
10
15
Mondova
7
5
7
Tây Ban Nha
24
10
20
Hà Lan
30
5
25
Các nước khác
39
22
70
Ucraina
10
10
15
Nguồn Food &Agriculture Organization of USA, World Pork Outlook Report, 8.JUL. 2000
Nhưng 3 năm trở lại đây, cơ cấu nhập khẩu thịt lợn đã thay đổi lớn. Braxin đã nhập khẩu 170.000 tấn thịt lợn vào Nga năm 2002, chiếm 54% lượng thịt nhập khẩu. Trung Quốc cũng đang tăng khối lượng thịt lợn nhập vào Nga. Năm 2003, đáng chú ý là Nga đã đưa ra TRQ- hạn ngạch và thuế nhập khẩu 450.000 tấn thịt lợn, nhằm đẩy mạnh ngành sản xuất thịt lợn trong nước. Theo quy định này, thịt lợn trong hạn ngạch sẽ đóng thuế nhập khẩu 18% còn ngoài hạn ngạch thì phải đóng thuế nhập khẩu 80%.
Do dân số đông, hơn 150 triệu người và mức tiêu thụ thịt sẽ tăng lên, dự kiến đến năm 2005 Nga sẽ nhập trên dưới 800 ngàn tấn thịt lợn, năm 2010 khoảng 1.000.000 tấn (mức tăng nhập khẩu bình quân 3%/năm). Như vậy giai đoạn 2001 - 2010. Liên Bang Nga vẫn là thị trường nhập khẩu thịt lợn với khối lượng lớn. Hiện nay các nước xuất khẩu thịt đang tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh xuất khẩu thịt lợn sang Nga.
Đối với Việt Nam, giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Liên Bang Nga đã có hiệp định trao đổi hàng hoá lâu dài và ổn định, theo đó thịt lợn là một trong 10 mặt hàng nông sản thực phẩm Việt Nam được quy định trong danh mục. Vì vậy mà chúng ta cần đẩy mạnh việc xuất khẩu thịt lợn vào thị trường rộng lớn này. Chúng ta đã đưa ra dự kiến xuất khẩu thịt lợn sang Liên bang Nga đến năm 2005 tối thiểu là 50.000 tấn, đến năm 2010 tối thiểu là 100.000 tấn.
3.2. Thị trường Hồng Kông
Với gần 8 triệu dân, mức thu nhập cao, khách vãng lai nhiều, Hồng Kông là lãnh thổ có mức tiêu thụ thịt lợn tính trên đầu người cao nhất Châu á và ở hàng cao trên thế giới. Năm 1996, mức tiêu thụ tính trên đầu người là 50,4kg/năm, năm 2000 là 55,3kg/năm, năm 2001 là 55,8kg/năm. Chỉ kém một chút so với Séc, áo, Đức, Tây Ban Nha với mức 57-64,4kg/người/năm và cao hơn nhiều so với Singapore 12,5kg/người/năm.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ (26/7/2000) năm 1996 Hồng Kông nhập 145.000 tấn thịt lợn, năm 1999 nhập 260.000 tấn, năm 2001 nhập 344.000 tấn, trong đó có 2,5 - 3 vạn tấn thịt lợn sữa, 2 vạn tấn thịt lợn các choai và sức tiêu thụ đạt 55kg/người/năm. Năm 2003, nước này nhập khoảng 280.00 tấn và đoán 2004, lượng thịt lợn nhập khẩu vẫn tăng, khoảng 1%. Dự kiến năm 2010 mức tiêu thụ thịt lợn bình quân của Hồng Kông đạt 60kg/người/năm.
Nhờ có giá cả cạnh tranh, Trung Quốc và Brazil giữ vai trò chủ đạo đối với thị trường thịt lợn ở Hồng Kông.
Bảng 2.6: Thị phần xuất khẩu thịt vào Hồng Kông năm 1998 - 2000:
Nước xuất khẩu
1998
1999
2000
Mỹ
3
3
6
Trung quốc
38
35
33
Braxin
21
21
22
Canada
7
5
7
Hà Lan
12
10
11
Đan Mạch
5
7
4
Anh
3
3
3
Các nước khác (trong đó có Việt Nam)
12
12
13
Nguồn : Bureau Statistics of Hong kong and Board Agricculture of USA, World Pork Outlook Report, 26, JUL,2000
Cũng theo các nguồn tin trên, tình hình thị trường thịt lợn tại Hồng Kông như sau:
Bảng 2.7: Thị trường thịt lợn tại Hồng Kông năm 1999 – 2001
Năm
1999
2000
2001
Đầu lợn giết mổ tại Hồng Kông (con)
2.269.000
2.327.000
2.350.000
Sản xuất thịt lợn tại Hồng Kông
161.000
166.000
168.000
Khối lượng nhập khẩu (tấn)
260.000
310.000
344.000
Tổng khối lượng cung cấp (tấn)
421.000
476.000
512.000
Khối lượng xuất khẩu (tấn)
45.000
57.000
63.000
Khối lượng tiêu thụ tại Hồng Kông
376.000
419.000
449.000
Nguồn Bureau Statistics of Hông Kông and Board Agricculture of USA, World Pork Outlook Report, 26, JUL,2000
Đầu tư giết mổ tại Hông Kông gồm lợn nuôi tại Hông Kông chiếm 20% và lợn sống nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 80%.Khối lượng nhập khẩu thịt lợn từ các nước vào Hông Kông sau khi đã trừ khối lượng nhập khẩu lợn sống như sau:
Bảng 2.8: Khối lượng nhập khẩu thịt lợn từ các nước vào Hông Kông năm 1999- 2001
Tên nước
1999
2000
2001
Mỹ
6.028
7.100
7.800
Trung quốc
64.840
70.700
79.900
Braxin
36.347
47.990
53.900
Hà Lan
21.372
22.700
23.300
Đan Mạch
8.288
14.100
18.300
Đức
8.428
10.300
14.400
Canada
11.525
5.600
5.000
Việt Nam
4.974
7.300
8.800
Anh
4.477
3.800
3.500
Tổng khối lượng nhập
127.259
205.000
227.000
Nguồn Bureau Statistics of Hong kong and Board Agricculture of USA,
World Pork Outlook Report, 26, JUL,2000
Hồng Kông cũng là nước chế biến và xuất khẩu thịt lợn, nhưng chủ yếu ở dạng tái xuất khẩu (19% lượng thịt nhập khẩu). Diễn biến thịt lợn xuất khẩu của Hông Kông như sau :
Bảng 2.9: Khối lượng xuất khẩu thịt lợn của Hồng Kồng năm 1999 - 2001
Tên nước
1999
2000
2001
Mỹ
80
130
170
Trung Quốc
26.2002
32.700
36.700
Ma cao
2.511
3.500
4.2200
Malaixia
434
400
350
Philippin
418
300
320
Các nước khác
20
470
160
Tổng KL xuất khẩu
29.913
37.500
41.900
Ngoài thịt lợn nhập khẩu bao gồm : lợn sống, thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi ướp đá, thịt lợn khô, muối, Hông Kông còn là nước nhập một khối lượng rất lớn các phụ phẩm, nội tạng lợn, nhưng chủ yếu là để tái xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thực trạng này đang thay đổi khi mà nhiều công ty đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Bắc Trung Quốc thay vì xuất qua Hồng Kông.
Bảng 2.10: Nhập khẩu phụ phẩm nội tạng của HongKong năm 1999 - 2000
Tên nước
1999
2000
Mỹ
33.248
33.221
Hà Lan
28.519
45.831
Đan Mạch
18.978
22.640
Canada
16.343
20.154
Anh
10.7...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status