Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1.1.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiêp sản xuất: 3
1.1.1.Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: 3
1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: 4
1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán: 5
1.2.Tổ chức phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 6
1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu: 6
1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu: 8
1.2.2.1.Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu: 8
1.2.2.2.Đánh giá vật liệu: 9
1.2.2.2.1. Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho: 9
1.2.2.2.2. Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: 10
1.3.Tổ chức hạch toán chi tiết: 12
1.3.1.Chứng từ kế toán sử dụng: 12
1.3.2. Các phương pháp hạch toán chi tiết: 13
1.3.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song: 13
1.3.2.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển: 15
1.4.Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu: 17
1.4.1.Các phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: 17
1.4.2.Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX: 18
1.4.2.1. Tài khoản sử dụng: 18
1.4.2.2. Phương pháp kế toán nhập nguyên vật liệu: 19
1.4.2.3. Phương pháp kế toán xuất (giảm) nguyên vật liệu: 22
1.4.2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK 23
1.4.2.1.Tài khoản sử dụng: 23
1.4.2.2.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 24
1.5. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng máy vi tính 26
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG 31
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất vầ tổ chức quản lý sản xuất ở Công ty xây dựng Thăng Long: 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty xây dựng số 9 Thăng Long: 31
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty: 33
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất ở công ty: 35
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long: 36
2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán ở Công ty xây dựng số Thăng Long: 38
2.2.1. Giới thiệu chung về phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng: 38
2.2.2. Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long: 40
2.2.3. Yêu cầu quản lý của Công ty: 41
2.2.4. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu thực tế tại Công ty: 42
2.2.4.1. Phân loại: 42
2.2.5.2. Đánh giá nguyên vật liệu: 42
2.2.5. Các đối tượng quản lý liên quan đến tổ chức kế toán nguyên vật liệu của Công ty: 44
2.2.6. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: 46
2.2.7. Tổ chức sổ kế toán và báo cáo kế toán về nguyên vật liệu: 49
2.2.7.1. Tổ chức sổ kế toán nguyên vật liệu: 49
2.2.7.2. Báo cáo kế toán: 49
3.2.7.3. Chứng từ kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu: 50
2.2.8. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu: 51
2.2.8.1. Nhập do mua ngoài: 51
2.2.7.2.Nhập phế liệu thu hồi: 68
2.2.8. Tổ chức kế toán xuất nguyên vật liệu: 76
2.2.8.1. Đối tượng và phương pháp kế toán nguyên vật liệu: 76
2.2.8.2. Các trường hợp xuất nguyên vật liệu ở Công ty 76
2.2.10. Kiểm kê nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long: 91
CHƯƠNG III 92
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL Ở CÔNG TY XD SỐ 8 THĂNG LONG 92
3.1. Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán NVL ở Công ty XD số 8 Thăng Long. 92
3.1.1. Ưu điểm: 92
3.1.1.1. Lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 92
3.1.1.2. Ứng dụng phần mềm kế toán CADS trong công tác kế toán 93
3.1.1.3. Vận dụng cách khoán trong công tác xây lắp phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay 93
3.1.1.4. Áp dụng tốt quyết định số 1864/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính ban hành cho các doanh nghiệp xây lắp 93
3.1.1.5. Về hệ thống kho 94
3.1.1.6. Về kế toán chi tiết 94
3.1.1.7. Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế 94
3.1.2. Nhược điểm 94
3.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu 94
3.1.2.2. Xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu 95
3.1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 95
3.1.2.4. Công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty 95
3.2. Nguyên tắc và yêu cầu của việc hoàn thiện: 95
3.3. Phương pháp hoàn thiện công tác kế toán NVL ở công ty XD số 8 Thăng Long 96
KẾT LUẬN 105
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ban có chức năng, nhiệm vụ riêng. Hiện nay, số cán bộ công nhân viên trong công ty là 297 người, trong đó nhân viên quản lý là 45 người.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long:
Tổ chức bộ máy kế toán trong điều kiện thủ công hay sử dụng máy vi tính đều phải căn cứ vào việc tổ chức sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lý, quy mô, trình độ tin học của đơn vị để lựa chọn mà thực hiện quy định chức vụ, trách nhiệm cho từng cấp, từng bộ phận, từng nhân viên kế toán, trong đó nhấn mạnh vấn đề quản trị người dùng.
Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty được tố chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, phòng kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc thu thập, lập chứng từ kế toán đến việc xử lý, kiểm tra, phân loại chứng từ vàp máy, thực hiện hệ thống hoá thông tin kế toán trên máy với chương trình cài đặt.
Tại các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán, chỉ bố trí nhân viên kế toán thu thập tổng hợp chứng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm xử lý vào ngày 25 hàng tháng.
Sơ đồ:
NHÂN VIÊN THỐNG KÊ KẾ TOÁN Ở CÁC ĐỘi SẢN XUẤT TRỰC THUỘC
Kế toán TSCĐ
Thủ
quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán KT - CCDC
Kế toán TL- BHXH
Kế toán TM - TGNH
PĐ phụ trách kỹ thuật
Bộ máy kế toán của công ty còn giúp Giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế từ đó đề ra các giải pháp tài chính kịp thời phục vụ cho hoat động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Tổ chức bộ máy kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính nên Công ty cũng đã tạo và phân quyền truy cập cho người sử dụng vào từng nhóm đã được định nghĩa sẵn. Với việc quản lý và sử dụng này thì việc phân công trách nhiệm của những người kế toán từng phần hành là rất rõ ràng.
2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán ở Công ty xây dựng số Thăng Long:
2.2.1. Giới thiệu chung về phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng:
Khi áp dụng phần mềm kế toán, dưới quyền chủ động tuyệt đối của con người thì tất cả các yếu tố của hệ thống thông tin kế toán hiện đại được tích hợp với nhau, đáp ứng mục tiêu tồn tại của hệ thống thông tin kế toán là cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời và có hệ thống; đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Nói cách khác, việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán chính là việc thiết kế và sử dụng các chương trình theo đúng nội dung, trình tự của các phương pháp kế toán để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán cũng như việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật để thực hiện các chương trình kế toán đã được thiết kế. Như vậy, thực chất việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán chính là việc nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua chức năng ưu việt của máy vi tính và kỹ thuật tin học. Như vậy có thể thấy máy vi tính và kỹ thuật tin học chỉ là phương tiện trợ giúp cho kế toán trong việc tính toán, xử lý và cung cấp thông tin kế toán; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán là cần thiết. Nhận thức được vị trí, vai trò của việc ứng dụng thông tin kế toán, năm 2000 công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã sử dụng phần mềm kế toán CADS để phục vụ cho công tác hạch toán, tập hợp chi phí, tính giá thành thực tế các khối lượng thi công hoàn thành. Nhờ sử dụng phần mềm với khả năng tự tổng hợp của máy mà hai bộ phận kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp được thực hiện đồng thời. Kế toán không phải cộng dồn, ghi chép, chuyển sổ theo kiểu thủ công. Do đó, thông tin trên các sổ cái tài khoản được ghi chép một cách thường xuyên trên cơ sở cộng dồn từ các nghiệp vụ đã được cập nhật một cách tự động của máy. Kế toán không nhất thiết phải đến cuối kỳ mới có sổ cái.
Quy trình xử lý số liệu của phần mềm CADS mà công ty sử dụng có thể mô tả như sau:
Sơ đồ:
Bút
toán
kết chuyển
Mã đối tượng
kế toán
Chứng từ gốc
Máy vi tính
Nội dung
nghiệp vụ
Ghi thẳng vào các sổ chi tiết, các TK liên quan, bảng kê
Tổng hợp số liệu ghi vào các sổ cái, CTGS
Máy tự động kết chuyển dư nợ, dư có của TK bị kết chuyển sang TK được kết chuyển phản ánh trên mẫu có sẵn và in ra những báo cáo, sổ kế toán cần thiết
Quy trình xử lý hệ thống hoá thông tin trong kế toán trên máy vi tính được hiểu như sau:
Thông tin đầu vào: Hàng ngày hay định kỳ kế toán căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc, cập nhật dữ liệu vào máy theo đúng đối tượng đã được mã hoá, cài đặt trong phần mềm như: Hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, danh mục khách hàng, danh mục vật tư… đúng quan hệ đối ứng tài khoản. Sau khi cập nhật dữ liệu xong máy sẽ tự động ghi vào sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng và tự tổng hợp ghi vào các sổ cái tài khoản có mặt trong định khoản, bảng kê liên quan.
Phần mềm kế toán này chỉ tự động thực hiện các toán tử đơn giản: cộng, trừ khi xác định các số phát sinh, số dư tài khoản. Đối với các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết (kết chuyển chi phí, kết chuyển giá vốn…) với chương trình CADS được làm tự động thông qua các bút toán kết chuyển mà người sử dụng lựa chọn cài đặt trong chương trình. Khi người sử dụng chọn bút toán kết chuyển toàn bộ giá trị dư Nợ (dư Có) hiện thời của tài khoản bị kết chuyển sang bên Có (bên Nợ) của tài khoản được kết chuyển.
Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in ra bất cứ lúc nào các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản sau khi các thông tin từ các nghiệp vụ đã được cập nhật bằng các phương pháp "xâu lọc". Các sổ, báo cáo là kết quả bút toán kết chuyển chỉ có dữ liệu sau khi kế toán sử dụng bút toán kết chuyển tự động.
2.2.2. Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long:
Công ty xây dựng số 8 Thăng Long là môt đơn vị xây dựng cơ bản nên vật liệu được sử dụng trong sản xuất của Công ty có những đặc thù riêng. Để xây dựng các công trình Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn về vật liệu. Các loại nguyên vật liệu này phong phú về chủng loại, quy cách. Có những vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng (Gồm xi măng trắng và xi măng thường), có loại là sản phẩm của ngành khai thác được đưa vào sử dụng ngay mà không phải qua chế biến như cát, sỏi, đá… và có những loại còn là sản phẩm của ngành nông lâm như gỗ, tre, nứa để làm giàn giáo, cốt pha… Có những loại vật liệu đã qua chế biến ở dạng cấu kiện như cửa, lan can…
Bên cạnh đó, khối lượng sử dụng của mỗi loại vật liệu lại rất khác nhau. Có những loại vật liệu được sử dụng với khối lượng lớn như xi măng, cát, thép… nhưng có loại lại sử dụng rất ít như đinh, đỉa… Hầu hết các loại vật liệu xây dựng sử dụng trực tiếp cấu thành nên công trình do vậy chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 70 – 80% giá trị sản phẩm xây dựng cơ bản.
Nguyên vật liệu của Công ty được thu mua từ nhiều nhà cung cấp nên việc thu mua, vận chuyển, bảo quản c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status