Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường giao dịch kỳ hạn - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường giao dịch kỳ hạn



Về khách quan, thị trường cà phê Việt Nam vẫn chưa thật sự có được khả năng, chưa đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để tham gia trên thị trường cà phê “ kỳ hạn “ quốc tế song với nổ lực từ phía nhà nước, Hiệp hội cà phê cũng như từ phiá doanh nghiệp kết hợp với các điều kiện hiện có thì khả năng từng bước triển khai một “ thị trường giao dịch kỳ hạn” cà phê tại Việt Nam là hoàn toàn có thể
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ùa theo một tỷ giá xác định vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Các bên giao dịch có thể xác định mức giá ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng và chủ động trong hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Hình thức này rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam- các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít kinh nghiệm cũng như ít thông tin về tỷ giá hàng ngày
1.4. Điều kiện thực hiện giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam (Nguồn: NH Eximbank, NH Techcombank )
Cà phê tham gia trên thị trường kỳ hạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cho cà phê xuất khẩu theo quy định của cà phê quốc tế (ICO ):
Không được xuất khẩu cà phê Arabica có trên 80 lỗi trong một mẫu 300 gam, cà phê Robusta có trên 150 lỗi trong một mẫu 300 gam
% độ ẩm phải đảm bảo dưới mức 12,5%
Chứng chỉ xuất xứ phải do ICO chấp thuận
Nhãn mác phải đầy đủ, rõ ràng
Muốn tham gia vào thị trường kỳ hạn thì doanh nghiệp Việt Nam phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ tại trung tâm chứng khoán nước ngoài. Nghĩa là phải bỏ vốn ra trước, sau khi mua bán diễn tiến vốn đó sẽ được chuyển hóa ở nước ngoài do tại Việt Nam chưa có quy định về hoạt động ở thị trường giao dịch kỳ hạn quốc tế
Giá thành xuất khẩu cà phê tại thị trường giao dịch kỳ hạn sẽ được hình thành qua các đợt đấu giá tập trung, công khai mang tính chất quốc tế được thể hiện trên bảng yết giá kỳ hạn bao gồm tỷ giá giao ngay (spot), số điểm của từng kỳ hạn giúp các bên tham gia dễ dàng nhận biết sự tăng giảm tương đối của sản phẩm cà phê
Giá giao dịch kỳ hạn được xác định ngay lúc thỏa thuận, trên cơ sở giá giao ngay của lượng cà phê cần giao dịch cộng hay trừ đi một số điểm nhất định( có liên quan đến chênh lệch lãi suất ).Tại thời điểm giao hàng dù giá tăng hay giảm vẫn giao theo giá đã ứng định trên hợp đồng
Hợp đồng kỳ hạn quy định cụ thể số lượng cà phê sẽ được mua hay được bán vào một thời điểm nhất định trong tương lai với một tỷ giá xác định
Đơn vị tính cho mỗi hợp đồng( lot ) là 5 tấn cà phê nhân. Doanh nghiệp chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới mà thực ra là ngân hàng với mức 10 USD/ tấn cho mỗi giao dịch dưới 20 lots và 2USD/ tấn cho giao dịch trên 1000 lots
Phí chốt giá bảo vệ ( hedging cost ) không chỉ áp dụng cho tiền gốc mà còn đối với tiền lãi dựa trên cơ sở bảo hiểm phí hàng năm (%/ năm), điểm kỳ hạn, số ngày kỳ hạn, điểm kỳ hạn và tỷ giá giao ngay
Bảo hiểm phí
Bảo hiểm phí được xác định trên cơ sở điểm kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá giao ngay và số ngày kỳ hạn; cụ thể : Forex- Nguyễn Trọng Thùy- NXB Thống Kê-1999-tr 104
=
(điểm kỳ hạn*lãi suất*số ngày kỳ hạn)+(tỷ giá giao ngay*100* 360)
tỷ giá giao ngay*số ngày kỳ hạn
Hàng ngày các doanh nghiệp nhận tin giá cà phê từ thị trường New York và London, sau đó quy ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại Thương và chốt giá lại để người mua và người trồng cà phê nắm thông tin
Về tỷ giá giao dịch Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN-28/05/2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
:
Đối với VND/ USD: các doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi nhưng không được vượt quá mức tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng cộng với chênh lệch giữa hai lãi suất hiện hành(forward/ swap points); trong đó:
Thời hạn giao dịch hợp đồng
Lãi suất cơ bản VNĐ do ngân hàng trung ương Việt Nam phát hành
Lãi suất mục tiêu USD do cục dự trữ Liên Bang Mỹ công bố
Mức chênh lệch
= + * *
Đối với VNĐ/ ngoại tệ khác : tỷ giá kỳ hạn do Tổng giám đốc doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận
Riêng đối với hợp đồng quyền lựa chọn(option ) Thông tấn xã 09/04/2005
, giới hạn mà các doanh nghiệp Việt Nam được phép thực hiện là 8 triệu USD. Ngoài ra, nghiệp vụ này chỉ được thực hiện đối với các cá nhân và tổ chức kinh tế tại Việt Nam- luôn là bên mua trong hợp đồng quyền chọn và các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện
Để có quyền chọn mua ( call- option ) và quyền chọn bán( put- option ), bên mua phải trả tiền cho bên bán quyền chọn ( gọi là phí Premium ) được thỏa thuận và thanh toán ngay khi ký kết hợp đồng
Đối với bên bán quyền chọn- đối tác của bên mua quyền chọn trong hợp đồng quyền chọn thì không có quyền lựa chọn quyền mua hay quyền bán mà phải tùy thuộc vào quyết định của đối tác : khi giá cà phê biến động theo hướng có lợi cho phía mua quyền chọn, bên bán vẫn phải thực hiện theo yêu cầu của đối tác; ngược lại khi giá cà phê biến động theo hướng không có lợi cho bên mua, thì phía bán quyền chọn cũng phải
giới hạn lợi nhuận trong số tiền phí đã thỏa thuận từ trước dù cho trong thực tế chênh lệch giá rất lớn
Các doanh nghiệp mua ngoại tệ bằng đồng VNĐ phải xuất trình cho ngân hàng các chứng từ theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành của nhà nước Việt Nam
Hệ thống thành viên lưu ký và ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng giám sát phục vụ tốt cho thanh toán, giao dịch, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia
Chương 2 : Đánh giá cách thanh toán “chốt giá sau “ và khả năng áp dụng cách “ thanh toán kỳ hạn” trong xuất khẩu cà phê Việt Nam
2.1. Vai trò, vị trí của cà phê trong chiến lược khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010
Nhiệm vụ và nổ lực trong lĩnh vực xuất khẩu nước ta đến năm 2010 là : “ tạo ra những nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng, số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao” Giáo trình kinh tế Ngoại Thương-GSTS Bùi Xuân Lưu- NXB Giáo Dục2002-tr 227
. Trong đó, cà phê Việt Nam có truyền thống là sản xuất ra nhằm mục đích xuất khẩu với mức khoảng 90% vì đây là nhóm mặt hàng nông sản có vị trí xuất khẩu đứng thứ hai và sản lượng cà phê Việt Nam cũng đứng thứ hai trên thế giới, ước tính từ 11- 12 triệu bao, tương đương kim ngạch 500- 600 triệu USD/ năm www.vnecomy.org.vn- cập nhật 20/10/2004
; cụ thể trong năm 2003, xuất khẩu nông- lâm sản Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD thì riêng xuất khẩu cà phê đã đóng góp 590 triệu USD www.vtv.vn- cập nhật 06/03/2005
. Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Thương Mại, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2004, cả nước đã xuất khẩu 693 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 462 triệu USD, tăng 52,3% về lượng và 47,7% về kim ngạch. Tính đến nay, mặt hàng cà phê của nước ta đã xuất hiện và bắt đầu có tiếng tăm ở 58 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các thị trường lớn, đầy tiềm năng như : Đức, Mỹ, Tây Ban Nha… Dự báo về thị trường cà phê thế giới- theo VOV-28/04/2004
Chính vì cà phê đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, kết hợp với thế mạnh trồng cà phê do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng và kinh nghiệm lâu đời nên Bộ Thương Mại đã đề ra chỉ tiêu cơ cấu cà phê và cà phê chế biến trong năm 2010 là 750 000 tấn với trị giá khoảng 850 triệu USD Bảng tóm tắt chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 20...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status