Vị thế đồng Đôla qua các thời kì - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Vị thế đồng Đôla qua các thời kì



Sau sự kiện 11/9/2001 tới nay đồng Đôla liên tục mất giá và chạm đáy vào năm 2009. Nếu tính từ năm 2002 tới nay thì đồng Đôla đã mất giá tới trên 20%.
Trong quãng thời gian này đồng Đôla giảm giá kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng như các đồng tiền của châu Á. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2007 đồng Đôla đã mất giá khoảng 17%. Quãng thời gian năm 2007 có thể xem là năm đáng quên của nền kinh tế Mĩ khi mà nước này là khởi nguồn cho cuộc khủng hoàng tài chính - tiền tệ toàn cầu, đồng Đôla xuống dốc không phanh và hậu quả nặng nề để lại với nền kinh tế số 1 thế giới cho tới giờ. Từ tháng 7 tới tháng 9/2007 đồng Đôla giảm giá 5.4% so với đồng euro và 6,8% so với đồng yên của Nhật Bản. Sự xuống dốc không phanh này thực sự đạt đến những dấu mốc đáng nhớ khi đồng euro đã tăng tới mức 1 euro đổi được 1,48 Đôla, đồng đola Canada(CAD) đã tăng lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ qua khi đạt mức 1 CAD xấp xỉ 1,05 Đôla. Đồng Bảng Anh tăng lên 2,0317 Đôla/Bảng mức cao nhất từ năm 1981.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n dùng đồng bảng Anh làm đồng tiền dự trữ. Vai trò của đồng Đôla thời kỳ này dừng lại ở mức là một trong những đồng tiền chủ chốt trên thế giới.
Đồng Đôla trong chế độ Bretton Woods (1944-1973):
4.1. Sự hình thành hệ thống Bretton Woods:
Chiến tranh thế giới II đi đến hồi kết, các nước họp bàn lại, phân chia lại thị trường thế giới.Nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi với sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ – đầu tàu mới của kinh tế thế giới.
Năm 1944, 44 nước đã họp tại khách sạn Mout Washington – New Hampshire – Mĩ để thoả thuận cho ra đời hệ thống tiền tệ thế giới mới: hệ thống Bretton Woods.
Nội dung của chế độ Bretton Woods:
Công nhận đồng ĐÔLA là đồng tiền tiêu chuẩn, làm trụ cột cho hệ thống tiền tệ này. ĐÔLA là đồng tiền dự trữ, thanh toán và đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế.
Hệ thống tiền tệ thế giới phải được duy trì tỷ giá ổn định, giảm thiểu các rủi ro giao dịch quốc tế cũng như chấm dứt tình trạng phá giá đồng tiền, gây tổn thất cho các nước. Các đồng tiền khác trên thế giới phải niêm yết tỷ giá cố định với đồng ĐÔLA.( biên độ giao động không quá 1%)
Các nghiệp vụ về vàng được thực hiện với quy định 35 ĐÔLA = 1 ounce vàng. ĐÔLA được tự do chuyển đổi ra vàng với tỷ lệ này. Ngân hàng TW các nước thành viên phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ lệ này.
Hội nghị thành lập 2 tổ chức quốc tế là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế(IBRD) còn gọi là World Bank.(WB). Nhiệm vụ của IMF là giám sát các nước hoạt động theo nguyên tắc của Bretton Woods, còn WB là tham gia vào công cuộc tái thiết châu Âu sau đại chiến TG II, huy động vốn từ các nước giàu, cho nước cùng kiệt vay với ưu đãi lãi suất.
4.2. Đồng Đôla Mĩ vươn lên thống trị hệ thống tiền tệ thế giới:
Đôla là đồng tiền duy nhất được quy đổi trực tiếp ra vàng. Giá trị của các đồng tiền khác phải dựa trên tỷ giá với đồng Đôla.
Đôla là đồng tiền dự trữ của các quốc gia trên thế giới, là phương tiện thanh toán của thương mại quốc tế.
Mọi quan hệ tài chính, tiền tệ trên thế giới thời kỳ này đều gắn với đồng Đôla.
Như vậy, đồng Đôla từ một đồng tiền quốc gia đã vươn lên trở thành một đồng tiền quốc tế, vai trò to lớn của đồng Đôla được khẳng định một cách mạnh mẽ trong chế độ Bretton Woods. Đôla bao trùm mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mọi quan hệ kinh tế, tài chính quốc tế trên thế giới thời kì này.
4.3. Lý do Bretton Woods chọn lựa đồng Đôla là đồng tiền dự trữ, trao đổi , thanh toán quốc tế:
Sau chiến tranh TG II, kinh tế Mĩ phát triển thần kì, nhanh chóng khẳng định vị thế số 1, là đầu tàu kinh tế của thế giới, đóng góp 1 nửa năng lực sản xuất của toàn thế giới. Mĩ trở thành nhà máy, nhà xuất khẩu máy móc thiết bị, hàng hóa lớn nhất. Khách hàng của Mĩ là tất cả các nước trên thế giới.
Mĩ thể hiện vai trò quốc tế to lớn khi tham gia viện trợ tích cực, góp phần tái thiết các nước thua trận trong chiến tranh ( kế hoạch Marshall), thông qua đó mở rộng thị trường, phân phối hàng hoá Mĩ trên khắp thế giới, phát triển, phân phối đồng Đôla ra phạm vi trên toàn thế giới.
Cán cân thương mại của Mĩ luôn thặng dư, các nước khác nhập khẩu hàng của Mĩ, khiến cho nhu cầu sử dụng Đôla trên khắp thế giới tăng lên.
- Thời kì này, dự trữ vàng của Mĩ liên tục tăng, kho vàng dự trữ của Mĩ chiếm khoảng 75% tổng dự trữ vàng trên thế giới, điều này đảm bảo cho sức mạnh tuyệt đối của đồng Đôla.
4.4. Lí do sụp đổ của hệ thống Bretton Woods:
Giải thích cho lí do sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng theo suy nghĩ của người viết có hai nguyên nhân quan trọng nhất, quyết định nhất đó là: sự mất lòng tin của các nước với đồng Đôla và Bretton Woods đã thiếu đi một cơ chế giám sát, quản lí, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền các nước với đồng Đôla hay nói cách khác Bretton Woods chỉ là một thỏa thuận mà thiếu đi một cơ chế pháp lí để giải quyết những vấn đề phát sinh.
Lòng tin vào đồng Đôla suy giảm:
Các NHTW trên thế giới không còn niềm tin nắm giữ Đôla làm phương tiện dự trữ, lòng tin chỉ còn khi Mĩ cam kết đổi Đôla ra vàng theo đúng tỉ lệ 35USD= 1 ounce vàng. Trong khi ngày càng có dấu hiệu Mĩ sẽ không thể đáp ứng yêu cầu này.
Dự trữ Đôla ở NHTW ngoài nước Mĩ tăng cao, cán cân thanh toán của Mĩ thâm hụt nặng nề. Khi trữ lượng Đôla ngoài Mĩ lớn hơn rất nhiều trữ lượng vàng của Mĩ khiến cho Mĩ không thể thanh toán tại tỉ giá 35USD=1 ounce vàng.Điều này tác động vô cùng to lớn tới tâm lí của các NHTW ngoài Mĩ về sự giảm giá của đồng Đôla với vàng. Chính vì thế, xu thế đổi Đôla ra vàng để dự trữ trở nên phổ biến, đến lúc Mĩ không đủ khả năng thanh toán vàng thì hệ thống Bretton Woods sụp đổ là 1 điều tất yếu.
Bretton Woods thiếu 1 cơ chế mạnh để ổn định tỷ giá đồng tiền các nước:
Cán cân thanh toán mất cân đối, các nước chỉ miễn cưỡng nâng giá đồng tiền của mình. Tất nhiên, quyết định nâng giá đồng bản tệ nếu có của các quốc gia đang có thặng dư sẽ không có tác động điều chỉnh tới tình trạng cán cân thanh toán, khiến cho các nước thâm hụt BOP ngày càng thâm hụt nặng nề hơn (cụ thể là Mĩ).
Bản thân nước Mĩ không thể phá giá đồng Đôla để cải thiện tình hình thâm hụt cán cân thanh toán của mình. Điều này làm mất lòng tin vào nền kinh tế Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế đồng Đôla và chế độ Bretton Woods.
Các nước khác ngoài Mĩ: khi có thặng dư, các nước không muốn nâng giá đồng tiền của mình vì nó sẽ làm chậm lại nhịp độ phát triển, kiềm chế xuất khẩu, hạn chế sản xuất…Với các nước bị thâm hụt BOP ( ngoài Mĩ), sự phá giá tiền tệ là biểu hiện của trình độ quản lý kém, của một nền kinh tế yếu, mất ổn định…Chính vì thế, các nước ngoài Mĩ không hề có xu hướng thay đổi tỷ giá đồng tiền để hệ thống Bretton Woods đạt được sự ổn định cần thiết.
Thời kì này, Mĩ chi cho chiến tranh ở Việt Nam chủ yếu qua phát hành tiền tệ khiến cho đồng Đôla trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Lạm phát tăng lên, tình trạng dư thừa đồng Đôla diễn ra phổ biến, hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ càng khiến tình trạng rối ren của kinh tế Mĩ diễn ra trầm trọng
Trong bối cảnh đó, đồng Đôla liên tục mất giá trong thời kì này. Từ 1971-1973, Mĩ tuyên bố phá giá đồng Đôla 2 lần.
à Hệ thống Bretton Woods sụp đổ.
Vị thế của đồng Đôla từ năm 1973 đến nay
5.1. Đôla index:
1) Sự ra đời của Đôla index:
Tháng 3 năm 1973,các quốc gia lớn nhất thế giới đã ngồi lại với nhau ở thủ đô Washington và tất cả cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Một chỉ số mới được sinh ra để đo giá trị đồng Đôla là USD index. Giá trị khởi đầu của USDX là 100.
Chỉ số Đôla đo sự tương quan của Đôla với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới đó là đồng euro (EUR), yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Đôla Canada (CA...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status