Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT



MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu 1
Mục lục 2
Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoá 4
I. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu hàng hóa 4
1. Khái niệm 4
2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa 5
2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa với nền kinh tế quốc dân 5
2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa với doanh nghiệp 8
II. Những nội dung cơ bản của nhập khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp 8
1. Nghiên cứu thị trường 8
1.1 Nghiên cứu thị trường nhập khấu 9
1.2 Nghiên cứu thị trường trong nước 10
2. Lựa chọn cách giao dịch nhập khẩu 13
3. Lập phương án kinh doanh hàng hóa 15
4. Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh 17
5. Tổ chức thực hiện hợp đồng 19
5.1 Xin giấy phép nhập khẩu 19
5.2 Mở thư tin dụng (L/C) 21
5.3. Thuê phương tiện vận chuyển 21
5.4. Nhận hàng nhập khẩu 24
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT 26
I. Khái quát về công ty FPT 26
II. Quá trình nhập khẩu – phân phối điện thoại di động tại công ty FPT 29
1. Hiện trạng nhập khẩu – phân phối điện thoại di đông tại công ty FPT 29
2. Quy trình nhập khẩu Điện thoại di động tại công ty FPT 32
3. Những khó khăn và tồn tại trong quá trình nhập khẩu – phân phối 35
Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động nhập khẩu điện thoại di động tại công fpt 37
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển 38
II. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu điện thoại di động tại công ty FPT 38
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 38
2. Phát triển quan hệ với các đối tác 40
3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất nhập khẩu 41
III. Đề xuất với nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty 42
1. Kiến nghị về thủ tục hành chính 42
2.Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại 40
3. Hỗ trợ thuế suất cho công ty 41
Danh mục tài liệu tham khảo 42
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quá tập trung vào một thị trường, cố gắng phân bổ hợp lý thị trường thu mua.
Chọn đối tượng giao dịch
Cần chọn những khách hàng có uy tín, khả năng kinh doanh tốt và hữu hảo với chúng ta để làm đối tượng ký kết. Để giảm bớt khâu trung gian và tiết kiệm quan hệ nói chung nên thu mua trực tiếp từ nhà máy. Trong trường hợp thu mua trực tiếp khó khăn cũng có thể đặt mua hàng thông qua các đại lý trung gian
Cần xác định rõ giao dịch ở đâu? với đối tượng nào? khối lượng nhập, mức giá dự kiến (trong đó cần nêu rõ điều kiện giao hàng FOB hay CIF), thời gian giao hàng và hình thức thanh toán.
Nắm vững giá cả
Căn cứ vào giá cả hiện tại trên thị trường quốc tế và kí kết với ý đồ thu mua, đặt ra mức độ nắm bắt giá để làm căn cứ đàm phán giao dịch.
Trong nắm bắt giá cả, vừa phải tránh giá quá cao vì trả giá quá cao sẽ gây tổn thất kinh tế, lãng phí ngoại tệ của Nhà nước, trả giá quá thấp thì lại không hoàn thành được nhiệm vụ thu mua, không tìm được chủ bán thích hợp.
Vận dụng cách buôn bán
Nhập khẩu thông qua cách buôn bán nào cần căn cứ vào số lượng hay chủng loại hàng thu mua, tập quán buôn bán...để xem xét. Chẳng hạn có loại có thể Nhập khẩu theo cách mậu dịch bù trừ hay hàng đổi hàng, nhiều loại có thể áp dụng theo cách Nhập khẩu đơn phương nói chung. Trong phương án kinh doanh về vấn đề vận dụng cách buôn bán, thường nêu ra những ý kiến có tính nguyên tắc, có lợi cho bố trí Nhập khẩu.
Nắm vững điều kiện giao dịch
Cần xem xét xác định và nắm bắt linh hoạt các điều kiện giao dịch trên cơ sở căn cứ vào chủng loại hàng, đặc điểm, khu vực nhập khẩu của hàng hóa, đối tượng ký kết và ý đồ kinh doanh trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
4. Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh
Sau khi lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu, nhà hập khẩu chuyển sang giai đoạn đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu.
Đàm phán "hợp đồng kinh doanh" là cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều nhà kinh doanh ( thay mặt cho một doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh...) nhằm thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch mà mỗi bên có thể chấp nhận được. Kết thúc các cuộc đàm phán thường đưa đến kết quả là các hợp đồng kinh doanh. Trong quá trình đàm phán hai bên sẽ đưa ra những yêu cầu, ý muốn của mình để cùng nhau xem xét thảo luận, cùng nhau đi đến sự đồng ý thống nhất làm căn cứ để soạn thảo một hợp đồng mua bán có thiện chí.
Trong hợp đồng kinh doanh có 3 cách đàm phán chủ yếu sau:
Đàm phán qua thư tín
Đàm phán qua điện thoại
Đàm phán trực tiếp.
Nội dung của đàm phán giao dịch có liên quan đến các điều khoản của hợp đồng mua bán kí kết, trong đó bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả, bốc xếp vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và thương kiểm, bồi thường, trọng tài và các trường hợp bất khả kháng...
Trong giao dịch đàm phán nếu hai bên có thiện chí và có được tiếng nói chung thì sẽ dẫn đến việc kí kết hợp đồng mua bán. Hợp đồng thường là sản phẩm cuối cùng của cuộc thương lượng giữa các bên tham gia. Hợp đồng thể hiện vị thế giữa các bên trong quá trình đàm phán và kí kết hợp đồng.
Có thể hiểu hợp đồng kinh doanh nhập khẩu là một cam kết bằng văn bản quy định quyền lợi và nhiệm vụ của các bên về các hoạt động kinh doanh Nhập khẩu.
Trong hợp đồng kinh doanh nhập khẩu có các điều khoản chủ yếu sau đây:
Các điều khoản về đối tượng hợp đồng: Các điều khoản này là các điều khoản về tên hàng, chất lượng, số lượng hay trọng lượng của hàng hóa.
Các điều khoản về giá cả:
Điều khoản về giá cả trong buôn bán ngoại thương là điều kiện cơ bản mà hai bên giao dịch quan tâm nhất. Điều khoản giá cả trở thành điều khoản trung tâm trong hợp đồng mua bán. Lợi hay hại, được hay mất trong các điều khác trong thỏa thuận giữa các bên đều được phản ánh qua giá cả của hàng hóa. Điều khoản giá cả bao gồm những vấn đề sau: Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định và việc giảm giá.
Điều khoản về giao hàng:
Nội dung cơ bản là xác định địa điểm, thời hạn, cách và việc thông báo giao hàng. Điều khoản này có quy định số lần thông báo và nội dung thông báo khi người bán hàng giao hàng xong.
Điều khoản thanh toán:
Điều khoản thanh toán quy định đồng tiền được sử dụng để thanh toán, thời hạn thanh toán và cách thanh toán
5. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng đã được kí kết nghĩa là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xác lập. Do đó nếu một bên đơn phương không thực hiện hợp đồng hay thực hiện sai các bước nghiệp vụ hay sai hợp đồng sẽ bị phạt. Việc thực hiện hợp đồng ngoại thương rất phức tạp vì nó đụng chạm đến luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế, quá trình thực hiện hợp đồng còn phải đảm bảo quyền lợi quốc gia, quyền lợi của doanh nghiệp cũng như thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên phải cố gắng giảm thiểu mọi chi phí phát sinh, nâng cao hiệu quả của công tác nghiệp vụ. Mỗi bên phải sắp xếp những việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện. Nếu có điều gì phát sinh thì hai bên phải nhanh chóng thông báo cho nhau và tiến hành bàn bạc để tìm cách giải quyết cho kịp thời và hợp lý.
Để thực hiện một hợp đồng hập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện những bước sau:
5.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu tiếp theo trong quá trình nhập khẩu. Theo nghị định 57/1998/NĐ/CP ngày 31/07/1998 các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật đều được phép xuất nhập khẩu hàng hóa theo giấy chứng nhận đăng kinh doanh sau khi đã đăng kí mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại các cơ quan tỉnh, thành phố.
Các chi nhánh Tổng Công ty, Công ty được xuất nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của Tổng giám đốc Công ty, giám đốc Công ty phù hợp với nội dung chứng nhận đăng kí kinh doanh của Tổng Công ty, Công ty.
Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đăng kí mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Hiện nay việc cấp giấy phép nhập khẩu được quy định như sau:
Bộ thương mại cấp giấy phép đối với nhập khẩu từng chuyến hàng mậu dịch.
Tổng cục Hải Quan cấp giấy phép đối với hàng hóa phi mậu dịch.
Đối với hàng hóa thông thường thì doanh nghiệp không cần xin giấy phép Nhập khẩu mà chỉ phải làm một tờ khai Hải Quan gửi cho Bộ thương mại lưu để theo dõi.
Hồ sơ xin cấp phép Nhập khẩu gồm:
Đơn xin kèm phiếu hạn ngạch.
Bản sao Hợp đồng Nhập khẩu hay L/C.
Các giấy tờ liên quan.
Thủ tục cấp giấy phép Nhập khẩu được quy định trong thông tư số 21/KT doanh nghiệp/VT ngày 23/10/1998. Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng để nhập khẩu. Một hoặc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status