Bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính



Tính đúng lúc của bằng chứng cứ kiểm toán có thể dựa vào hay thời gian chứng cứ được thu thập hay thời kỳ được kiểm toán. Đối với các tài khoản trên bảng cân đối tài sản, chứng cứ thường có tính thuyết phục hơn khi nó được thu thập càng gần ngày lập bảng cân đối tài sản. Ví dụ sự kiểm tra của kiểm toán viên về các chứng khoán thị trường vào ngày lập bảng cân đối tài sản sẽ có tính thuyết phục hơn sự kiểm tra vào hai tháng trước đó. Đối với các tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh chứng cứ có tính thuyết phục hơn nếu mẫu được lấy trong suốt thời kỳ kiểm toán so với mẫu được lấy từ một phần của cả kỳ. Ví dụ, mẫu ngẫu nhiên được lấy từ các nghiệp vụ bán hàng của cả năm sẽ có tính thuyết phục hơn mẫu được lấy từ sáu tháng đầu năm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Xác minh hay thu thập thông tin từ các ngân hàng, luật sư, các nhà bảo lãnh....
Trước khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên còn phải thu thập được giải trình của giám đốc xác nhận đã cung cấp đầy đủ thông tin về các bên hữu quan, cũng như xác nhận đã công bố đầy đủ những thông tin với các bên này trong thuyết minh của báo cáo tài chính.
Trước khi hình thành nhận xét, kiểm toán viên cần cân nhắc ảnh hưởng của các bên hữu quan và của các nghiệp vụ đối với báo cáo tài chính. Nếu nhận thấy rằng sự thể hiện các thông tin là không tuân thủ các chuẩn mực kế toán, thì tuỳ theo mức độ mà kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán thích hợp
3. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán.
Kiểm toán viên thường hay phải đứng trước một loạt những nguồn bằng chứng khác nhau. Họ phải có một công cụ nào nó để quyết định xem nguồn nào thích hợp nhất với một mục tiêu nhất định.
3.1. Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán
Hiệu lực là khái niệm để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán bao gồm:
Loại hình của bằng chứng: Bằng chứng vật chất (Ví dụ như “Biên bản kiểm kê”, có được sau khi thực hiện công việc kiểm kê hay quan sát kiểm kê) và hiểu biết của kiểm toán viên về các lĩnh vực của kiểm toán được xem là có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời (ví dụ như bằng chứng thu thập qua phỏng vấn).
Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bằng chứng thu được trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng kiểm toán thu được trong điều kiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày trong đơn vị. Trong mọi trường hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống nội bộ không phát hiện được sẽ thấp hơn.
Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực. Ví dụ, bằng chứng thu được từ các nguồn độc lập bên ngoài (như bảng sao kê ngân hàng, Giấy báo số dư khách hàng do ngân hàng gửi đến, xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi và các khoản công nợ, Hoá đơn mua hàng...) có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có được nhờ khách hàng cung cấp (ví dụ như tài liệu kế toán, tài liệu thống kê ban đầu liên quan đến hoạt động được kiểm toán).
Sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán: Nếu nhiều thông tin cùng xác minh cho một vấn đề thì sẽ có giá trị hơn so với một thông tin đơn lẻ. Ví dụ nếu số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng khớp với số dư trên “Giấy báo số dư khách hàng” do ngân hàng gửi đến cho đơn vị được kiểm toán thì số liệu này đáng tin cậy hơn so với khi chỉ có thông tin duy nhất là số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng. Tương tự như vậy, nếu thư xác nhận của người bán về khoản tiền trong hoá đơn của đơn vị được kiểm toán thì hai thông tin trùng khớp này có độ tin cậy cao hơn một thông tin đơn lẻ trên hoá đơn.
3.2. Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán
Tính đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay qui mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán. Đây là một vấn đề không có thứơc đo chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự suy đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Các chuẩn mực kiểm toán thường chấp nhận kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán ở tính mức độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tính chắc chắn”.
Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán là nói tới số lượng và chủng loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Không có bất cứ một chuẩn mực nào qui định một cách cụ thể bao nhiêu bằng chứng là đủ mà nó phụ thuộc vào sự phán quyết chủ quan của kiểm toán viên. Sự phán quyết đó tuỳ từng trường hợp vào từng tình huống cụ thể và khi ấy kiểm toán viên phải cân nhắc những yếu tố có ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán bao gồm:
Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp thì càng cần thu thập nhiều. Một (một số ít) bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa đủ để có thể nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toán cụ thể.
Tính trọng yếu: Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng trọng yếu thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều: mục tiêu của kiểm toán tài chính là khẳng định báo cáo tài chính được trình bày trung thực xét trên mọi khía cạnh trọng yếu. Kiểm toán viên phải phát hiên mọi sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Các đối tượng cụ thể được xem là trọng yếu thường là các khoản mục có giá trị lớn. Nếu sai sót xảy ra ở những đối tượng này có thể sẽ ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Ngược lại, ở các khoản mục có qui mô nhỏ nếu có sai phạm thì khó ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Mức độ rủi ro: Những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận, nghiệp vụ...) được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại.
Khoản mục có mức độ rủi ro cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động yếu thường là khoản mục vốn bằng tiền. Đó là do đặc điểm gọn nhẹ, dễ biển thủ của tiền và số lượng nghiệp vụ tiền mặt phát sinh với mật độ lớn, khó kiểm soát nên dễ có sai phạm phát sinh và tồn tại. Khi đó để phát hiện được đa số sai phạm, cần tăng cường kiểm toán chi tiết đối với khoản mục và lượng bằng chứng thu được. Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nộ bộ hoạt động tốt, khoản mục dễ có sai phạm là khoản mục hàng tồn kho. Sở dĩ như vậy là do việc kiểm kê thực tế hàng tồn kho rất tốn kém (về thời gian, công sức), nên ít được kiểm kê hơn so với tiền mặt và chứng từ có giá. Để giảm thiểu rủi ro, kiểm toán viên cần tăng cường kiểm tra chi tiết, và do đó tăng lượng bằng chứng thu thập được.
Tuy nhiên xét theo một nghĩa nào đó, kiểm toán viên không cần quan tâm đến trình trạng thiếu bằng chứng kiểm toán. Nếu họ không thể thu thập được đủ bằng chứng về một sự việc quan trọng, thì họ có thể hoàn thành đầy đủ những nghĩa vụ luật định và chuyên môn của mình bằng cách trình bày dè dặt báo cáo kiểm toán của mình vì không biết chắc. Thế nhưng thật là không bình thường đối với công ty khách hàng khi không có khẳ năng đưa ra những bằng chứng xác đáng dể biện minh cho những số dư trong các tài khoản.
Kiểm toán viên có ít nhất một nghĩa vụ đạo đức là sử dụng một cách tốt nhất những bằng chứng có trong tay để tránh phải dè dặt. Kiểm toán viên cũng sẽ để ngỏ khả năng bị thay thế nếu họ chọn cách công bố một một báo cáo kiểm toán dè dặt thay vì thu thập cho đủ bằng chứng.
3.3.Tính đúng lúc
Tính đúng lúc của bằng chứng cứ kiểm toán có th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status