Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Kế toán thực hiện - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Kế toán thực hiện



Dựa trên chế đội kế toán Việt nam và các chuẩn mực, chương trình kiểm toán mẫu của CPA được xây dựng nhằm hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên thực hiện kiểm toán. Mặt khác nhằm đảm bảo chất lượng cho mỗi cuộc kiểm toán. Cũng như các chu trình khác, chu trình kiểm toán Hàng tồn kho được xây dựng hoàn chỉnh và mang tính công nghệ, phù hợp với phương pháp kiểm toán chu trình. Nội dung chương trình kiểm toán Hàng tồn kho bao gồm: Kiểm tra hệ thống kiểm soát; Thực hiện phân tích soát xét; kiểm tra chi tiết và kết luận đưa ra cho chu trình. Dưới đây sẽ trình bày nội dung chu trình kiểm toán Hàng tồn kho:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m đơn đặt hàng CPA xây dựng chiến lược quảng bá công ty với chính sách hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng. Phương châm hoạt động hàng đầu của công ty là uy tín và chất lượng dựa trên đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao có kinh nghiệm hoat động trong lĩnh vực kiểm toán nhiều năm và luôn tuân thủ chế độ Tài chính-Kế toán và chuẩn mực Kiểm toán Việt nam và Quốc tế được chấp nhận. Mặt khác, CPA đang cố gắng đưa vốn công ty từ 500.000.000 VND lên 2.000.000.000.000 VND để thoả mãn điều kiện pháp lý cho việc ký kết hợp đồng kiểm toán các công ty tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Cơ cấu doanh thu của CPA:
Chỉ tiêu
%/Tổng doanh thu
Doanh thu kiểm toán Báo cáo tài chính
60%
Doanh thu kiểm toán Xây dựng cơ bản hoàn thành
10%
Doanh thu kiểm toán Dự án và kiểm toán khác
10%
Doanh thu dịch vụ tư vấn và đào tạo
20%
1.6- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung một cấp với cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ bao gồm:
(1) Hội đồng thành viên góp vốn: Hiện nay gồm có 4 người, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của công ty và ra các quyết định vĩ mô như bộ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ và các quyết định liên quan về tài chính, chiến lược hoạt động… Nhằm thực hiện vai trò giám sát, Hội đồng thành viên đã thành lập ban kiểm soát gồm 2 người nhằm kiểm soát hoạt động của các phòng ban và các chức vụ trong công ty.
(2) Ban Giám đốc gồm 2 người: Giám đốc và phó Giám đốc.
Trong đó Giám đốc chịu trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước, hội đồng thành viên về quá trình quản lý, điều hành công ty với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn công ty; Chăm lo đời sống của công nhân viên. Tổ chức, điều hành mọi hoạt động công ty hàng ngày.
- Củng cố, phát triển tổ chức của công ty: Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên; Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hay triệu tập Hội đồng thành viên bất thường về bổ nhiệm, miễn nhiệm hay thành lập mới phòng nghiệp vụ; hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Phát triển các dịch vụ và kiểm soát chất lượng tránh mọi rủi ro nghề nghiệp.
- Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số phòng nghiệp vụ và điều hành một số hợp đồng lớn.
- Sử dụng một cách có hiểu quả nguồn vốn và tài sản hiện có; triển khai chiến lược và huy động vốn…
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Ban Kiểm soát
Phó giám đốc
P. Nghiệp vụ 1
P.Nghiệp vụ 2
P. Nghiệp vụ 3
P. Nghiệp vụ 4
P. Hành chính tổng hợp
Trong đó các quan hệ được biểu hiện:
Chỉ đạo
Kiểm soát
Phối hợp
Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Phó Giám đốc:
- Giúp Giám đốc tổ chức điều hành và phát triển toàn diện công ty. Thay mặt Giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo về mặt an ninh, địa điểm làm việc của công ty.
- Phụ trách quản lý công tác văn thư, hành chính
- Trực tiếp điều hành một số phòng nghiệp vụ theo phân công của Giám đốc, đề xuất với giám đốc về mua sắm trang thiết bị…
(3) Các phòng nghiệp vụ: Đảm nhiệm công việc kiểm toán, tư vấn…
Hiện nay công ty có 4 phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc:
- Phòng nghiệp vụ 1: Thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán dự án, kiểm toán hoạt động và các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân viên trong phòng.
- Phòng nghiệp vụ 2: Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán dự án, kiểm toán hoạt động và các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân viên trong phòng.
- Phòng nghiệp vụ 3: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ đào tạo và thực hiện kiểm toán khi có sự huy động của 2 phòng nghiệp vụ trên.
- Phòng nghiệp vụ 4: Thực hiện kiểm toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
2 Tổ chức thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty kiểm toán và kế toán hà nội tại công ty A
Là công ty tư nhân đầu tiên ở miền Bắc được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán, bước đầu CPA đã tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay. Với tỷ trọng doanh thu kiểm toán chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty, dịch vụ kiểm toán đã trở thành mũi nhọn và được CPA chú trọng đầu tư phát triển. Trong những năm qua CPA đã thu hút được đội ngũ khách hàng thường xuyên đông đảo, có được kết quả đó là nhờ nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, khai thác và mở rộng thị trường.
Hàng năm CPA đều gửi thư chào hàng đến cho khách hàng có nhu cầu kiểm toán. Thư chào hàng là bức thông điệp để giới thiệu về uy tín chất lượng dịch vụ của CPA. Thư chào hàng cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết như: Các thông tin pháp lý của CPA, các thông tin về tình hình hoạt động cung cấp các loại dịch vụ, những khách hàng đã mời CPA kiểm toán, đội ngụ nhân viên thực hiện cung cấp dịch vụ và cam kết chất lượng cung cấp.
Sau khi nhận được thư chào hàng, nếu có nhu cầu khách hàng sẽ mời kiểm toán. Nhận được lời mời kiểm toán, CPA cử thay mặt của công ty để tiếp xúc với khách hàng. Củ thể với khách hàng mới thì kiểm toán viên gặp gở để xem xét về những thông tin như: Những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải, tình hình chung về sản xuất kinh doanh, về nhà xưởng, về tình hình bảo quản tài sản và những yêu cầu từ phía khách hàng. Đối với khách hàng cũ thì việc gặp gỡ này nhằm mục đích xem xét những thay đổi đáng kể so với năm trước và nắm được các yêu cầu của khách hàng đề ra. Mặt khác, kiểm toán viên xem xét sự thoả mạn của khách hàng về cuộc kiểm toán năm trước của công ty đã cung cấp. Để có các biện pháp khắc phục kịp thời những nhược điểm của cuộc kiểm toán trước.
Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, kiểm toán viên xem xét khả năng kiểm toán của khách hàng. Nếu có khả năng kiểm toán thì ban Giám đốc sẽ bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán phù hợp và đội ngụ nhân viên tham gia thực hiện kiểm toán.
Đây là các công việc diện ra trước khi một cuộc kiểm toán bắt đầu. Để thu hút được khách hàng, CPA rất coi trọng các công việc này nhằm đem lại ấn tượng tốt của khách hàng về công ty và thông qua các công việc này kiểm toán viên đạt được sự hiểu biết để đánh giá khả năng kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán.
2.1 Chương trình kiểm toán của công ty kiểm toán và kế toán Hà nội
2.1.1 Chương trình kiểm toán chung
Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ có tính chất kinh doanh và có tính chất nhạy cảm với công nghệ và nghành nghề kinh doanh. Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán đầy mới mẽ và cạnh tranh gay gắt, công ty CPA phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng thì mới có thể đứng vựng trong thị trường này được. Mối quan hệ mà CPA xây dựng với khách hàng được dựa trên tiêu thức chất lượng và bí mật thông tin. Để có thể đạt được sự đồng bộ về mặt chất lượng công ty xây dựng quy trình kiểm to
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status