Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Thúc đẩy xuất khẩu là một chủ trương lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta. Là một nước nông nghiệp, hiện nay nguồn thu từ việc xuất khẩu nông sản, thủy sản đối với ngân sách là khá lớn. Ngoài lúa gạo, Việt Nam còn được biết đến là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Cà phê là một mặt hàng nông sản nổi tiếng trên toàn thế giới với những câu chuyện như những huyền thoại về xuất xứ của cà phê. Không chỉ có vậy, với hương vị đặc trưng độc đáo và nét quyến rũ lạ thường , cà phê đã trinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế giới khiến nhu cầu cà phê cần được giá trị xuất khẩu cao. Nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cung cấp hay xuất khẩu ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng.Với những điều kiên vị trí địa lý đất đai thổ nhưỡng,nguồn nhân lực dồi dào Việt nam hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành nước xuất khẩu cà phê có chất lượng cho khu vực và cả trên thế giới.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đã vượt qua con số 1 tỷ USD và chiếm vị trí thứ 2 thế giới, đứng sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, Việt Nam còn đứng trên cả Brazil và trở thành lớn nhất thế giới. Khu vực các tỉnh Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê Việt Nam.
Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU… dường như Việt Nam đã hơi xao lãng một thị trường mà ở đó chúng ta có lợi thế khá lớn đó là ASEAN. Trong vài năm gần đây, lượng cà phê xuất khẩu sang ASEAN bắt đầu tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu cà phê.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường ASEAN trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh duy trì kim ngạch xuất khẩu của cà phê trong những năm tiếp theo cần có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê. Với những lý do trên tui xin đưa ra đề tài: “Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
ASEAN là thị trường tiềm năng nhưng vẫn chưa được chú ý đến, nên đề tài này đi vào phân tích vào tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, từ đó rút ra các thành tựu đạt được và các hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường này trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là: hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong thời gian 2002 đến nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài thảo luận dựa trên các phương pháp phân tích tổng hợp, các thực trạng, thành tựu đạt đươc và chỉ ra các hạn chế để từ đó khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường ASEAN.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu mặt hàng cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường ASEAN
Chương 4: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN.


Csv2P6Vnx1B30I3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status