Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ mạng IP tiếp cận công nghệ internet thế hệ mới - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ mạng IP tiếp cận công nghệ internet thế hệ mới



MỤC LỤC
Danh sách những người thực hiện.ii
Lời mở đầu . vi
Mục tiêu của đềtài . vii
Phương pháp nghiên cứu . vii
Nhánh 1: Định hướng phát triển công nghệIP trên mạng viễn thông . 1
Nhánh 2: Biên soạn các tiêu chuẩn giao tiếp kết nối trên mạng IP . 4
Nhánh 3: Phát triển hệthống Gateway, Gatekeeper VoIP và thửnghiệm . 7
Nhánh 4: Quy hoạch phát triển mạng và dịch vụInternet Việt Nam đáp ứng nhu cầu
hiện tại và định hướng phát triển IPv6. 13
Nhánh 5: Đềxuất vềtổchức dịch vụ, chính sách phát triển và quản lí, kinh doanh
Internet . 16
Nhánh 6: Xây dựng mạng WAN thửnghiệm trên nền giao thức IP phiên bản 6 . 20
Nhánh 7: Triển khai thửnghiệm mạng IPv6 Việt Nam và kết nối với mạng IPv6 quốc tế
. 26



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ký chất lượng sản phẩm nghiên cứu –
phát triển của Cục quản lý chất lượng (Quyển 3 kèm theo)
• Tài liệu giảng dạy
o Công nghệ IP và ứng dụng trên mạng viễn thông Việt nam
o Đo kiểm dịch vụ VOIP
• Bài báo khoa học: 4
2. Hệ thống cung cấp dịch vụ VoIP
Để triển khai dịch vụ thoại IP, một nhà cung cấp dịch vụ không cần đầu tư nhiều về
cơ sở hạ tầng vì dịch vụ này vẫn tận dụng nền cơ sở hạ tầng của mạng thoại truyền
thống và hệ thống kênh truyền dẫn có sẵn. Chính vì lý do không yêu cầu đầu tư lớn về cơ
sở hạ tầng, hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ thoại IP đã tham gia vào thị trường viễn
thông, đem lại cho thị trường này sức cạnh tranh và cho phép người sử dụng lựa chọn
những dịch vụ nào phù hợp và tiện lợi nhất. Một số nhà cung cấp dịch vụ thoại IP (ITSP-
Internet Telephony Service Provider) phổ biến là VDC, VieTel, SPT, ETC, FPT v.v...
Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay tất cả các nhà cung cấp dịch vụ thoại IP hiện đều
sử dụng giải pháp và thiết bị của các nhà sản xuất nước ngoài. Việc sử dụng các thiết bị
đã được khẳng định của các nhà sản xuất tên tuổi, tuy một mặt cho phép nhà cung cấp
dịch vụ yên tâm về chất lượng dịch vụ, khả năng hoạt động và đội ngũ hỗ trợ về kỹ
thuât, nhưng mặt khác cũng có một số hạn chế:
- Các sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngoài luôn có giá thành cao;
- Các sản phẩm này đã được cứng hoá, khó có khả năng sửa đổi để phù hợp với
những thay đổi của hệ thống chính sách, tiêu chuẩn viễn thông trong nước.
Nhánh số 3 của đề tài KC01.02 với các sản phẩm hệ thống Gateway VoIP VIPGate02 và
Gatekeeper VIPKeeper nhằm giải quyết các hạn chế trên.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 8/ 30
Trước khi đưa những kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tế, nhóm đề tài cần thực hiện
những kiểm định, đánh giá và thử nghiệm trên mạng lưới, từ đó so sánh về chức năng
hoạt động, độ tin cậy, chất lượng dịch vụ vv của hệ thống đã phát triển với các hệ thống
sẵn có của nước ngoài.
3. Thử nghiệm hệ thống VIPGate 02 và VIPKeeper
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm
Nhóm đề tài đã tiến hành thử nghiệm hoạt động của hệ thống trong quy mô phòng thí
nghiệm nhằm phát hiện ra những lỗi có thể phát sinh trong quá trình triển khai và tìm
cách khắc phục những lỗi này nếu có thể.
Mô hình 1: Giữa hai hệ thống Gateway VoIP mà nhóm đề tài tự phát triển để kiểm tra
khả năng hoạt động giữa chúng
Mô hình 2: Giữa một hệ thống Gateway VoIP của nhóm đề tài và một Gateway VoIP do
một nhà cung cấp khác phát triển (ví dụ Gateway VoIP của hãng Telogy)
Trong cả hai mô hình này các Gateway đều được kết nối với nhau bởi mạng Ethernet
trong phòng thí nghiệm, VIPGate nối với tổng đài qua giao diện E1 còn Telogy Gateway là
các đường CO.
Thử nghiệm kết nối qua mạng public Internet
Một trong những mục đích chính của quá trình thử nghiệm sản phẩm đề tài là kiểm định
khả năng hoạt động của hệ thống Gateway và Gatekeeper, từ đó đưa ra những so sánh,
đánh giá với những hệ thống sẵn có trên thị trường. Để có thể có được những so sánh
đánh giá như vậy, chúng ta cần thử nghiệm hệ thống trên những loại hình dịch vụ tương
đương với các dịch vụ đã được triển khai. Một trong những loại hình dịch vụ thoại IP mới
được triển khai tại Việt Nam trong thời gian gần đây là dịch vụ VoIP qua Internet, ví dụ
như dịch vụ Fonevnn và Net2phone v.v... Để đánh giá khả năng của hệ thống Gateway
và Gatekeeper VoIP trong việc hỗ trợ loại hình dịch vụ này, nhóm đề tài đã lên kế hoạch
thử nghiệm mô hình cung cấp cuộc gọi VoIP qua mạng Internet công cộng sử dụng kết
nối Internet tới một nhà cung cấp dịch vụ ISP là công ty NetNam trực thuộc Viện Công
nghệ thông tin, Viện Khoa học Việt Nam.
Trong mô hình thử nghiệm, nhóm đề tài đã cung cấp dịch vụ tại hai điểm là công ty
Netnam và Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện. Hai điểm cung cấp này được kết nối với
nhau thông qua mạng Internet công cộng.
Các thiết bị mà nhóm đề tài đưa vào mô hình thử nghiệm gồm có:
o Tại Netnam: Gateway VoIP (Telogy Gateway) và các IP Phone.
o Tại Viện KHKT Bưu Điện: VIPGate, VIPKeeper, MonitorStation, Analog phone và
tổng tài EWSD.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 9/ 30
Thử nghiệm thực tế với kết nối liên tỉnh
Nhằm kiểm tra khả hoạt động của hệ thống và so sánh với các hệ thống đang được triển
khai trên thị trường như dịch vụ điện thoại đường dài gọi 171 của VDC, dịch vụ 178 của
Viettel,... nhóm đề tài cũng đã tiến hành thử nghiệm trên thực tế với kết nối liên tỉnh.
Trong mô hình này, ba điểm cung cấp dịch vụ là: Công ty Điện toán và Truyền số liệu
VDC, Bưu Điện Hải Phòng và Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (xem Hình 1) với mã số
truy nhập là 170. Kết nối giữa các điểm cung cấp dịch vụ này là các kênh dùng riêng.
Các thiết bị mà nhóm đề tài đưa vào mô hình thử nghiệm:
o Tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (75 Đinh Tiên Hoàng): Gateway
VoIP, Gatekeeper, MonitorServer và Router.
o Tại Bưu Điện Hải Phòng (số 4 Lạch Tray): Gateway VoIP, MonitorServer, Router,
IP-PBX và các IP-Phone.
o Tại Viện Khoa học Kỹ Thuật Bưu điện (122 Hoàng Quốc Việt): Gateway VoIP,
MonitorServer và Router, IP-PBX.
4. Đánh giá kết quả thử nghiệm
So sánh kết quả thử nghiệm với các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
Trong quá trình thử nghiệm hệ thống trên mạng lưới với cấu hình mạng thực (cấu hình
mạng VoIP 1717 đang triển khai của VDC, xem Hình 1), nhóm đề tài đã thực hiện đánh
giá, thống kế và phân tích các số liệu đo kiểm hệ thống, sau đó so sánh với các chỉ tiêu
chất lượng dịch vụ tương ứng được đề cập trong các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Từ kết quả thử nghiệm, ta có thể thấy là so với chỉ tiêu trong Dự thảo “Chất lượng dịch
vụ VoIP” của Bộ Bưu chính Viễn thông, hệ thống VoIP- kết quả đề tài -hoàn toàn thoả
mãn yêu cầu về tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công (100%).
Tương tự như tham số "Tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công", kết quả thử nghiệm cũng
cho thấy rằng hệ thống VoIP- kết quả đề tài hoàn toàn đáp ứng chỉ tiêu đặt ra của tham
số "trễ sau quay số" trong Dự thảo “Chất lượng dịch vụ VoIP”. Cần lưu ý là theo tiêu
chuẩn ngành về chất lượng mạng viễn thông, thời gian cần thiết để thiết lập cuộc gọi trên
mạng chuyển mạch kênh đã là (<5s). Vì vậy, khi thêm cả thời gian thiết lập cuộc gọi trên
mạng IP, chúng ta khó có thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian thiết lập cuộc gọi của
ETSI (<5s). Một giải pháp cho vấn đề này là chúng ta cần sử dụng giao thức báo hiệu số
7 cho kết nối trên mạng chuyển mạch kênh, bởi thông thường giao thức này cho phép rút
ngắn đáng kể thời gian thiết lập cuộc gọi trên mạng PSTN.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ VoIP là trễ đầu
cuối. Để có thể duy trì những phiên hội thoại thông thường trên mạng IP, giá trị trễ đầu
cuối phải thấp hơn ngư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status