Quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – chi nhánh Đông Anh - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1.1 Tổng quan về VPBank 5
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của VPBank 5
1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank 7
1.2.1 Về huy động vốn của VPBank 7
1.2.2 Hoạt động tín dụng của VPBank 9
1.2.3 Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng 11
1.2.4 Hoạt động của các công ty con trực thuộc VPBank 11
1.2.5 Các sản phẩm dịch vụ của VPBank 12
1.2.5.1 Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank 12
1.2.5.2 Hoạt động kinh doanh thẻ của VPBank 15
1.2.5.3 Các dịch vụ khác của VPBank 15
1.3 Kế hoạch tăng vốn của VPBank 15
Chương 218Công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh 18
2.1 Giới thiệu sơ lược về ngành Ngân hàng 18
2.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại 18
2.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 18
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của NHTM 18
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng của NHTM 19
2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 21
2.1.3 Đặc điểm của các NHTM 23
2.1.3.1 NHTM giữ vị trí quan trọng nhất thị trường tài chính 23
2.1.3.2. NHTM đảm nhiệm những chức năng quan trọng trong nền kinh tế 24
2.1.3.3. Chứa đựng nhiều rủi ro do trong hoạt động kinh doanh của NHTM 26
2.1.3.4. Các NHTM hoạt động mang tính hệ thống 28
2.2 Giới thiệu sơ lược về rủi ro tỷ giá với một ngân hàng 29
2.2.1 Rủi ro tỷ giá của một ngân hàng 29
2.2.2 Tác động của rủi ro tỷ giá với một ngân hàng 30
2.2.3 Bộ phận cấu thành của rủi ro tỷ giá. 30
2.2.3.1 Hoạt động mua bán ngoại tệ 31
2.2.3.2 Trạng thái tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ. 32
2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank– chi nhánh Đông Anh. 32
2.3.1 Thực trạng hoạt động KDNT tại VPBank 32
2.3.1.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động KDNT tại VPBank. 32
2.3.1.2 Bộ phận thực hiện hoạt động KDNT 33
2.3.1.3 Các sản phẩm KDNT của VPBank 35
2.3.1.4 Vai trò của các nghiệp vụ phái sinh trong việc phòng rủi ro tỷ giá. 36
2.3.2 Thực trạng rủi ro tỷ giá và quản lý rủi ro tỷ giá trong KDNT tại VPBank – chi nhánh Đông Anh 39
2.3.2.1 Thực trạng KDNT của VPBank – chi nhánh Đông Anh 39
2.3.2.2 Tình hình biến động tỷ giá trong giai đoạn 2009 – 2010 44
2.3.2.3 Cơ sở pháp lý và quy tắc chung trong quản lý rủi ro tỷ giá 50
2.3.2.4 Thực trạng rủi ro tỷ giá tạiVPBank 51
2.3.2.5 Các biện pháp quản lý rủi ro tỷ giá mà chi nhánh đã thực hiện 56
2.3.2.6 Kinh nghiệm quản lý của các NHTM khác 59
2.4 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank 61
2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý rủi ro tỷ giá của VPBank 61
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh. 63
2.4.2.1 Hạn chế trong quản lý rủi ro tỷ giá 63
2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế trong quản lý rủi ro tỷ giá 64
CHƯƠNG 3 Các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh. 67
3.1 Định hướng phát triển hoạt động KDNT 67
3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với VPBank khi Việt Nam gia nhập WTO 67
3.1.1.1 Cơ hội phát triển hoạt động KDNT 67
3.1.1.2 Thách thức phát triển hoạt động KDNT 68
3.1.2 Định hướng phát triển chiến lược trong hoạt động KDNT 69
3.2 Giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh. 70
3.2.1 Nhóm giải pháp chung 70
3.2.1.1 Tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả 70
3.2.1.2 Xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo về các giao dịch phái sinh 71
3.2.1.3 Nâng cao hệ thống thông tin trong hoạt động KDNT 71
3.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro. 73
3.2.1.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và chiến lược khách hàng hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể. 73
3.2.2 Nhóm giải pháp nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá. 74
3.2.2.1 Đa dạng hóa nghiệp vụ KDNT 74
3.2.2.2 Hoàn thiện hạn mức rủi ro trong quản lý rủi ro tỷ giá 76
3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ. 76
3.2.2.4 Bổ sung các loại ngoại tệ trong KDNT 77
3.2.2.5 Quản lý trạng thái ngoại tệ linh hoạt 77
3.3 Các kiến nghị đề xuất 78
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 78
3.3.1.1 Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối 78
3.3.1.2 Đấy mạnh hoạt động của các cơ quan thống kê 79
3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách liên quan đến thị trường ngoại hối 79
3.3.1.4 Quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia 79
3.3.1.5 Thúc đẩy thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập với thế giới 80
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 80
3.3.2.1 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 80
3.3.2.2 Thực hiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ hợp lý 81
3.3.2.3 Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường ngoại hối của NHNN 83
3.3.2.4 Tổ chức các cuộc hội thảo về các vấn đề liên quan đến hoạt động KDNT 84
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã làm nổi bật hơn những tồn tại, thách thức và rủi ro mà các NHTM Việt Nam cần tập trung giải quyết trong tương lai gần.
Tồn tại cơ bản của các NHTM Việt Nam là năng lực cạnh tranh yếu và rất dễ bị tổn thương từ những biến động hay những cú sốc bất lợi ở trong nước hay ngoài nước. Do năng lực tài chính yếu, trình độ và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế (quản trị ngân hàng, quản trị kinh doanh và quản lý rủi ro, trình độ công nghệ ngân hàng, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng chưa cao.
Những thách thức mà các NHTM Việt Nam phải vượt qua là: sức ép cạnh tranh gia tăng do việc nới lỏng, dỡ bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong việc tiếp cận, gia nhập thị trường; sức ép ngày càng tăng từ phía các cổ đông về kỳ vọng tăng trưởng tài sản có, lợi nhuận, cổ tức…
Các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động ngày càng cao và sát hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, yêu cầu về tiện ích, chất lượng dịch vụ ngày càng cao và với chi phí hợp lý.
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm, môi trường hoạt động ngân hàng thay đổi nhanh và còn chứa đựng các yếu tố khó dự báo, đo lường.
Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội có lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận.
Trong số các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro hoạt động là loại rủi ro bao trùm, và trong đó không thể không nói đến rủi ro về tỷ giá. Đây là loại rủi ro do không kịp thời ban hành các quyết định hay có không đầy đủ các quy trình hoạt động phòng chống rủi ro tỷ giá và các thủ tục tác nghiệp, do thiếu cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm, đạo đức.
Với mong muốn nâng đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank, tác giả chọn đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – chi nhánh Đông Anh.”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trên các phương diện như: cơ cấu tổ chức, các chính sách, nhân lực, công nghệ, quy trình tác nghiệp… từ đó thấy những tồn tại bất cập và tìm ra giải pháp khắc phục những thiếu sót đó.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của rủi ro tỷ giá, quản lý rủi ro tỷ giá và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh trong khoảng thời gian từ 2008 – 2010.
3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích so sánh để giải quyết các vấn đề.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như: lời mở đầu, lời giới thiệu, lời cam kết, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo… thì nội dung chính của chuyên đề được gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về VPBank.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá VPBank – Chi nhánh Đông Anh.


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ VPBANK

1.1 Tổng quan về VPBank
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của VPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng Long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
VPBank đã có tổng số 131 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc:
- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch
- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.




H5bAbR3YoE093gt
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status