Cải cách kinh tế Trung Quốc và bài học cho Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Cải cách kinh tế Trung Quốc và bài học cho Việt Nam



- Trung Quốc ngày càng có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quan hệ quốc tế, nhưng trong quan hệ với các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, vẫn còn những căng thẳng tồn tại chưa giải quyết được. Phải chăng là vì trong những quan hệ này, Trung Quốc chưa thực sự hành xử đúng với vai trò của một thành viên thường trực HĐBA LHQ?
Đây thực sự là một vấn đề phức tạp. Tôi cho rằng những căng thẳng tồn tại trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng không hẳn là do Trung Quốc chưa làm đúng vai trò của một thành viên thường trực HĐBA LHQ, mà là do thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Điều quan trọng là trong mỗi quan hệ riêng lẻ, các nước cần chung sức giải quyết vấn đề.
 
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm gần đây đã rất phát triển song vẫn còn đó những căng thẳng mâu thuẫn. Nhưng tôi tin là Bộ Ngoại giao hai nước đều nhận thức được tầm quan trọng của việc cùng nhau ngồi lại để bàn cách giải quyết. Các lãnh đạo của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhấn mạnh họ muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
 
Đây đều là những mối quan hệ không yên ả, do sự thiếu tin tưởng lẫn nhau vì những nguyên nhân do lịch sử để lại nhưng tôi tin là Chính phủ các nước sẽ không để cho sự thiếu tin tưởng này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trung Quốc dù sao vẫn là một trị trường lớn đối với các nước này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

- Các sản phẩm “Made in China” đã đi khắp thế giới, tuy nhiên danh tiếng của hàng hoá Trung Quốc cũng đang bị tổn hại rất nhiều do những nghi ngại về chất lượng và độ an toàn. Liệu những bê bối liên quan đến hàng hoá Trung Quốc gần đây có làm chậm lại dòng chảy hàng hoá giá rẻ Trung Quốc trên thế giới không?
Đúng là những bê bối đó làm tổn hại rất nhiều đến danh tiếng của hàng hoá Trung Quốc trên thế giới. Không chỉ ở Mỹ mà ở khắp nơi, người tiêu dùng đang ngày càng thận trọng hơn với xuất xứ của hàng hoá. Nhưng tui không nghĩ là dòng chảy hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc sẽ chậm lại, vì nếu thế chúng ta lại có một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khác mất. Những bê bối này cũng chính là lời thông báo để Trung Quốc xem xét lại những điểm yếu trong nền kinh tế để khắc phục. 
- Trung Quốc vẫn đang là một trong những trung tâm outsource của thế giới. Thu hút outsource cũng đang là ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc. Theo bà đây có phải là cách phát triển bền vững không và Trung Quốc có nên đầu tư nhiều hơn vào việc tăng hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cho những sản phẩm “Made in China”?
tui cho rằng Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, họ không muốn mãi chỉ sản xuất những sản phẩm giá trị thấp. Có thể thấy quyết tâm này qua phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với chất lượng sa sút của các sản phẩm rẻ tiền, đặc biệt là việc đóng cửa một loạt nhà máy sản xuất đồ chơi xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn ở tỉnh Quảng Đông gần đây. Không phải là chính quyền không quan tâm đến những người lao động mất việc làm, nhưng họ cũng không muốn tiếp tục cho sản xuất những mặt hàng kém chất lượng nữa. Chính quyền Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc nhanh chóng cấp phép cho những dự án có vốn đầu tư lớn để dẫn dắt các khuynh hướng trong sản xuất. tui nghĩ vấn đề không phải là cách nào vững chắc hơn cách nào, mà là chính quyền thấy đã đến lúc cần thay đổi tư duy trong điều hành kinh tế.
GS. Regina Abrami: Sau 30 năm đổi mới, Trung Quốc đã thay đổi một cách đáng kinh ngạc... (Ảnh: agro.gov.vn)
Học tập Trung Quốc cách ứng xử trong WTO
- Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước tận dụng tốt nhất việc gia nhập WTO. Vậy các nước mới gia nhập và sắp gia nhập tổ chức này có thể được được bài học ứng xử trong WTO nào từ Trung Quốc?
Đúng là Trung Quốc đã tận dụng rất tốt việc gia nhập WTO, đặc biệt là những quy định về chống phá giá hàng hoá. Thứ nhất, họ sử dụng những quy định của WTO để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình. Có thể thấy hầu hết các điều tra về chống bán phá giá đều nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng chủ động điều tra nhằm vào các nước khác. Đó là một bài học có thể rút ra từ Trung Quốc, và một bài học nữa là Trung Quốc sử dụng các quy định của WTO nhưng cũng thay đổi chúng để tăng lợi thế cho mình. Ở đây có một bài học rất thú vị, và cũng là bài học cho Việt Nam, đó là khi đàm phán, nếu các nước công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, điều sẽ có lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, Trung Quốc sẽ nhường một số điều khoản liên quan đến lợi ích kinh tế. Rõ ràng là Trung Quốc không vi phạm các quy định của WTO, nhưng biến đổi chúng theo hướng có lợi cho mình. Đây là điều đáng để Việt Nam học tập vì trong các vụ kiện bán phá giá, việc các bạn bị coi là nền kinh tế phi thị trường là một trở ngại lớn.
- Trung Quốc đã mở cửa và là một thị trường lớn, nhưng dường như thị trường Trung Quốc vẫn chưa phải là “mở” lắm, nó vẫn có xu hướng tìm cách “đồng hoá” những gì khác biệt hơn là “dung hoà”. Bà nghĩ sao về nhận định này?
tui nghĩ Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế ở một định lượng nào đó phù hợp với những cam kết của họ khi gia nhập WTO. Một trong những thách thức là phải cải tổ các dịch vụ tài chính khi mà các doanh nghiệp than phiền rằng họ không vay tiền được dễ dàng như họ hy vọng. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính lại đang ảnh hưởng đến việc cải tổ này.
Nói về vấn đề “mở cửa”, có một điều cần lưu ý là Trung Quốc là một nước rộng lớn, vì vậy không phải quyết sách hay thoả thuận nào của chính quyền trung ương Bắc Kinh đều có thể dễ dàng quán triệt đến tất cả các cấp địa phương.
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu tác động xấu đến kinh tế Trung Quốc, nhưng cuộc khủng hoảng này cũng là cơ hội lịch sử để Trung Quốc đánh giá lại sự phát triển của mình và tiếp tục đẩy mạnh đổi mới? Chính phủ Trung Quốc sẽ có chính sách gì để đối phó với khủng hoảng?
tui nghĩ các chính sách đối phó với khủng hoảng của Trung Quốc cũng sẽ thống nhất với Học thuyết phát triển kinh tế hài hoà của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Đó là đã đến lúc Trung Quốc cần củng cố thị trường trong nước để hấp thụ sản phẩm làm ra và đảm bảo cho nền kinh tế không bị tác động quá mạnh từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
... nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề môi trường và đời sống. Ảnh: earthfirst.com
Mỹ và Trung Quốc đều cần đến nhau
- Quan hệ Trung - Mỹ cũng đã trải qua 30 năm. Đến nay, mối quan hệ này đã phát triển đến mức độ nào và có triển vọng phát triển ra sao trong những năm tới? Dưới thời tân Tổng thống Mỹ Barack Obama, người chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị liên quan đến Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đóng vai trò ra sao trong chính sách đối ngoại của Mỹ? Liệu Trung Quốc có điều chỉnh chính sách đối ngoại với Mỹ không?
Theo tôi, quan hệ Trung - Mỹ theo thời gian ngày càng phát triển sâu sắc hơn trong những hợp tác về xã hội và những vấn đề kinh tế. Trong những năm đầu tiên, đó là một mối quan hệ chính thức nhưng có phần xa cách. Hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang hợp tác với nhau trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như an ninh. Trong những năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục thấy điều này xảy ra vì cả Mỹ và Trung Quốc đều cần đến nhau.
Khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, dù rằng ông ấy sẽ gặp phải một số áp lực, đặc biệt về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động Mỹ, nhưng tui không đánh giá là sẽ có những thay đổi quá lớn trong quan hệ Trung - Mỹ vì hai nước có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ.
Mặc dù giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn về kinh tế, hay là sự can thiệp của Mỹ vào nền chính trị của Trung Quốc, nhưng đó không phải là những vấn đề mới, mà là những vấn đề lâu dài. Vì vậy tui không đánh giá là Trung Quốc sẽ điều chỉnh quá nhiều trong chính sách đối ngoại đối với Mỹ.
- Vị thế của Trung Quốc đã được nâng cao rất nhiều trong 30 năm qua, nhưng vấn đề dân chủ ở Trung Quốc vẫn bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây chỉ trích nhiều. Bà đánh giá gì về dân chủ ở Trung Quốc?
Điều này không dễ để nói. Ở cấp địa phương, người dân đã trực tiếp bầu các quan chức của địa phương mình một cách dân chủ. Còn ở cấp trung ương, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang đặt...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status