Thực trạng thành phần kinh tế nhà nước và quá trình nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Thực trạng thành phần kinh tế nhà nước và quá trình nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay



Tính đến cuối 1997, diện các DNNN làm ăn thua lỗ lên tới 45%. Hàng loạt các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa. Trong thời gian đó. Khủng hoảng khu vực lại lan rộng và gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN áp lực hội nhập quốc tế ngày càng gay gắt, đẩy các doanh nghiệp tới trước sự lựa chọn hay là phải cải cách triệt để, hay là bị phá sản, giải thể.
Trong bối cảnh đó, thủ tướng Chu Dung Cơ đã chọn con đường cải cách triệt để DNNN với mục tiêu đưa ra là: trong vòng 3 năm (1998 - 2000) đưa các DNNN cơ bản thoát khoải khó khăn, tiến tới xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Các giải pháp cơ bản:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hình thức tổ chức liên hiệp tổng công ty theo hướng hình thành và tập đoàn kinh doanh mạnh thuộc sở hữu " Nhà nước". Những nội dung chính sách chủ yếu về tổng công ty Nhà nước là tăng thực lực, khả năng tích tụ, khả năng cạnh tranh của DNNN trên các lĩnh vực quan trọng.
- Tổng công ty trong các ngành quan trọng nhất, điều kiện chín muồi nhất do chính phủ quyết định thành lập chỉ định các doanh nghiệp thành viên và nhân sự, hoạt động trên phạm vi cả nước (Tổng công ty 91).
+ Tổng công ty thành lập ở cấp bộ, địa phương gồm các thành viên tự nguyên gia nhập, thường hoạt động theo các khu vực (Tổng côngt y 90) hiện nay tồn tại những hạn chế kìm hãm sự phát triển của các tổng công ty như: số lượng các tổng công ty quá nhiều, chưa có sự liên kết kinh tế gắn bó lợi ích, hỗ trợ về thị trường.... giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên khác nhau:
II.2.3. Các chính sách đa dạng hoá sở hữu DNNN
Sau đại hội VI của Đảng, quá trình đổi mới DNNN có thêm một nội dung mới. Đó là trong việc sắp xếp tổ chức lại DNNN có thêm yêu cầu, đa dạng hoá sở hữu đối với hệ thống doanh nghiệp này. Theo chủ trương hiện hành, các hình thức đa dạng hoá sở hữu sau đâu đã được ban hành, ở các mức độ khác nhau đã được thể chế hoá với bước đầu được thực thi. Hình thức cao nhất là bán toàn bộ DNNN cho cấ nhân và tập thể, chuyển thành công ty cổ phần trong đó Nhà nước không tham gia mua cồ phần, hay công ty trách nhiệm hữu hạn sở hữu tư nhân hay thành công ty tư nhân, hình thức tiếp theo là các DNNN được đánh giá lại tài sản hiện có và sử dụng đất đai để cùng góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh với chủ sở hữu nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài. Hình thức được đánh giá là quan trọng nhất đã và đang thực hiện là cổ phần hoá một bộ phận DNNN.
Hình thức hiện cổ phần hoá bao gồm: Bán một phần giá trị doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước tại DNNN, Nhà nước giữ lại cổ phần có thể đạt mức cổ phần chi phối hay cổ phần đặc biệt theo luật định, tuỳ theo nhu cầu công ty cổ phần sau này, bán cổ phần một đơn vị thành viên.
Xét một cách toàn diện thì cổ phần hoá DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho người lao động, cổ đông, Nhà nước và xã hội. Thông qua việc cổ phần hoá, vốn Nhà nước không những được đảm bảo mà còn được tăng thêm. DNNN được hình thành từ cổ phần hoá có nhiều cơ hội huy động vốn trong xã hội để phụcvụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong 370 DNNN đã cổ phần hoá có số vốn Nhà nước là 854 tỷ đồng đã thu hút gần 1432 tỷ đồng ngoài xã hội, đồng thời Nhà nước thu được 714 tỷ đồng từ việc Nhà nước rút bớt phần vốn ở các DNNN này. Theo báo cáo của ban đổi mới DNNN thì 40 công ty cổ phần đã hoạt động từ 1 năm trở lên có chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh, với hiệu quả khả quan. Doanh thu tăng gấp 2 lần so với 46 tỷ đồng trước cổ phần hoá. Số lượng lao động chẳng những không giảm mà còn tăng 20%. Ví dụ công ty chế biến hàng xuất khẩu long an từ 900 đến 1200 lao động, công ty cơ điện lạnh từ 244 lao động đến 806 lao động. Thu nhập của người lao động tăng bình quân 20% /năm điển hình là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển bộ giao thông vận tải có thu nhập lợi nhuận tằng từ 2- 3 lần, nộp Ngân sách tăng 2 - 25 lần, vốn điều lệ tăng 2,5 lần. Lãi cổ tức đã cao hơn lãi tiết kiệm, bình quân từ 1 - 2% tháng, có một số công ty đạt 2,5%. Tuy nhiên số DNNN được cổ phần hoá trong thời gian qua là quá ít so với kế hoạch đề ra. Năm 1998 đạt 55% năm 1999 đạt 63% năm 2000 đạt 36%.
II.2.4. Ban hành và thực hiện hệ thống luật liên quan đến DNNN.
Cùng với nhiều chính sách vĩ mô đã thay đổi, nhà nước cũng đã từng bước ban hành hệ thống luật liên quan đến DNNN. Trong đó có hai bộ luật được hình thành tương đối sớm là luật phá sản doanh nghiệp và luật doanh nghiệp Nhà nước (năm 1995).
- Đối với luật phá sản, đây là bước đi mạnh dạn đồng thời đáp ứng tình hình thực tế đã và đang xuất hiện rõ lượng không ít DNNN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, nhưng nếu dựa vào các văn bản pháp quy trước đó thì không thể xử lý được.
Luật doanh nghiệp Nhà nước, là một bước ngoặt về chất lượng quan trọng trong tiến trình xây dựng, củng cố và quản lý Nhà nước đối với hệ thống DNNN - hệ thống quan trọng vào bậc nhất trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Luật doanh nghiệp ra đời 4/1999 là tín hiệu mới cho các doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng. Nó thay đổi cách tư duy xây dựng luật pháp của chúng ta từ trước tới nay, là chỉ chú trọng phần trước hoạt động của doanh nghiệp, còn quá trình hoạt động, sau hoạt động ra sao thì không cần để ý tới.
II.2.5. Những đổi mới về chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan đến các DNNN.
Ngay cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 đã có những cải cách chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng kinh tế thị trường khắc phục một bước khá căn bản cơ chế cũ trong chính sách này. Đó là cuộc cải cách thuế giai đoạn 1989 -1990 chuyển hình thức "thu quốc doanh" qua áp dụng thuế doanh thu, chuyển hình thức trích nộp lợi nhuận qua áp dụng thuế lợi tức.
Sự ra đơi của pháp lệnh của ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân sách thương mại, các tổ chức tín dụng... là đã mới rất cơ bản và đúng hướng cho các DNNN chuyển qua hoạt động heo cơ chế thị trường ở nấc thang cao hơn.
Như vậy cho đến nay phần lớn chính sách kinh tế vĩ mô đã chuyển mạnh sang cơ chế điều tiết gián tiếp của Nhà nước. Song cần thấy những chính sách đó còn nhiều bất cập. Nổi bật là lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn trung, dài hạn còn nhiều tồn tại, nếu chậm sửa đổi sẽ là trở ngại cho tiến trình cải cách hiện nay. Nhiều chính sách, cơ chế kinh tế vĩ mô còn giữa những quy định phân biệt đối xử không cần thiết, có chỗ phi lý giữa DNNN và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
II.3. Những thách thức của DNNN trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.
Văn kiện Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ "thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương... chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, bản sắc vănhoá dân tộc, bảo vệ môi trường". Thực vậy, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những cải thiện đáng kể trong quan hệ thương mại quốc tế nỏi riêng, hợp tác kinh tế quốc tế nói chung. Với việc mỹ tuyên bố xoá bỏ cấm vận đầu năm 1993, Việt Nam được kết nạp vào ASEAN năm 1995 đồng thời ký CEPT gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) Việt nam trở thành thành viên của APEC năm 1997 và đặc biệt ngày 13/7/2000 vừa qua, tại Oasinhtơn, Hiệp định thương mại Việt Mỹ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status