Bài giảng Chứng từ kế toán và kiểm kê - pdf 19

Download miễn phí Bài giảng Chứng từ kế toán và kiểm kê



1. Chứng từkế toán làgì?
2. Hãytrìnhbàyý nghĩavà tácdụng của chứngtừ kế toán?
3. Trìnhbàycácnội dung bắtbuộc củamộtchứngtừ kế toán?
4. Hãy phân loại chứng từ kế toán theo vâtỵ mang tin, theo công dụng, theo tính chất pháp lý
vàtheo nội dung kinhtế.
5. Trìnhbàyquitrình luânchuyểnchứngtừ.
6. Cầnlưu ý gì khilập chứng từkế toán?
7. Cầnlưu ý gì khikiểmtrachứng từkế toán?
8. Cầnlưu ý gì khisử dụng chứng từkế toánđể ghi sổ kế toán?
9. Cầnlưu ý gì khibảo quản, lưu trữchứng từ kếtoán?
10. Cầnlưu ý gì khiquản lý, in vàphát hànhchứng từ kế toán?
11. Kiểmkê làgì? Cầnphải kiểmkê tàisản trong những trườnghợpnào?
12. Phân loạikiểmkê theohaicách:theo phạmvi và đốitượng vàtheo thờigian.
13. Trìnhbàyba phươngpháp kiểmkê



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hu nhận từ bên ngoài.
Khác với chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ là những chứng từ dùng để tập hợp số liệu của
các chứng từ gốc cùng loại, cùng nội dung nghiệp vụ để trên cơ sở đó kế toán ghi chép số liệu
vào sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ không có giá trị pháp lý như chứng từ gốc. Nó chỉ có giá trị
khi có các chứng từ gốc liên quan đi kèm.
Dưới đây là Mẫu chứng từ ghi sổ.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: …………….
Ngày …….. tháng…….. năm 200……..
Trích yếu Tài khoản ghi Nợ Tài khoản ghi Có Số tiền
Nợ Có
Kèm theo ………… chứng từ gốc.
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, học tên) (Ký, họ tên)
Theo tính chất pháp lý, chứng từ kế toán có thể phân biệt thành hai loại là chứng từ bắt
buộc và chứng từ hướng dẫn.
Chứng từ bắt buộc là những chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp
nhân hay do yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Ví dụ như Hoá đơn
GTGT. Đối với loại chứng từ bắt buộc, Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách, biểu mẫu, chỉ
tiêu phản ánh trong chứng từ, mục đích và phương pháp lập chứng từ. Loại chứng từ bắt buộc
71
được áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực kinh tế và các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế.
Chứng từ hướng dẫn là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà
nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng làm cơ sở để các đơn vị dựa trên đó mà vận dụng
một cách thích hợp vào từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập
kho.
Theo nội dung kinh tế, chứng từ có thể phân biệt thành năm loại sau đây:
- Chứng từ về lao động tiền lương, chẳng hạn như Bảng chấm công.
- Chứng từ về hàng tồn kho, chẳng hạn như Phiếu xuất kho.
- Chứng từ về tiền tệ, chẳng hạn như Phiếu thu.
- Chứng từ về bán hàng, chẳng hạn như Thẻ quầy hàng.
- Chứng từ về TSCĐ, chẳn꩖ hạn như Biên bản bàn giao TSCĐ.
Đây cũng chính là năm loại chứng từ trình bày trong Chế độ chứng từ kế toán doanh
nghiệp là một phần của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo số:15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính. (xem Phụ lục 2.1). Ngoài ra còn có các loại
chứng từ khác được ban hành theo các văn bản pháp luật khác không phải là Chế độ kế toán
doanh nghiệp.
2.2. Lập và luân chuyển chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán được lập hay thu nhận từ bên ngoài, sau đó nó được chuyển đến bộ
phận kế toán của đơn vị có liên quan, nó sẽ được kiểm tra và sử dụng làm căn cứ ghi sổ, cuối
cùng thì sẽ được lưu trữ, bảo quản và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo qui định đối với từng
loại chứng từ, nó sẽ được huỷ. Đây chính là bốn bước trong qui trình luân chuyển chứng từ
được thể hiện trên Hình 2.1.
Hình 2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
Trong bước lập, tiếp nhận chứng từ kế toán cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ
ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ
72
Lập hay thu nhận chứng từ
Kiểm tra chứng từ
Sử dụng ghi sổ kế toán
Bảo quản, lưu trữ, huỷ
phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền
viết bằng số.
Thứ hai, chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.
Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội
dung bằng máy tính, máy chữ hay viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập
nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng
phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
Thứ ba, các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy
định cho chứng từ kế toán.
Thứ tư, mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ
mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của
pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hay bút mực,
không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải
ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống
với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau
phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế
toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký
của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng
nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hay người
được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hay người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ
phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán
viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.
Kế toán trưởng (hay người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của
người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người
khác.
Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên
kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền).
Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hay
người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu
trong sổ đăng ký.
Những cá nhân có quyền hay được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ
kế toán khi chưa ghi hay chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp
quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
Trong bước kiểm tra chứng từ kế toán, cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hay từ bên ngoài chuyển
đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những
chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới
dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Thứ hai, những nội dung cần kiểm tra trong chứng từ bao gồm:
(1) kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu t ghi chép trên
chứng từ kế toán;
(2) kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status