Bài giảng Nguyên lý kế toán - Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu - pdf 19

Download miễn phí Bài giảng Nguyên lý kế toán - Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu



Theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO),hàng tồn kho xuất ra được
tính theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủvềmặt sốlượng thì lấy
tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứtựtừtrước đến sau. Nói cách khác,
giá thực tếcủa hàng mua trước sẽ được dùng làm giá đểtính giá thực tếhàng xuất
trước. Vì thế, giá trịhàng tồn kho cuối kỳsẽlà giá trịthực tếcủa hàng mua vào
sau cùng trong kỳ.
• Theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO),hàng tồn kho xuất ra được tính
theo giá của lô hàng nhập sau cùng, nếu không đủvềmặt sốlượng thì lấy tiếp giá
của lô hàng nhập trước lô hàng sau cùng và cứnhưvậy tính ngược lên theo thời
gian. Đây là phương pháp ngược với phương pháp nhập trước xuất trước.
Ví dụ:Xác định giá vốn của hàng xuất kho và giá vốn của hàng tồn kho theo 4
phương pháp trên.
Giảsửcông ty TNHH Thành Đạt trong kỳcó sốliệu vềhàng tồn kho nhưsau:
Đầu kỳ: Tồn kho 100 mét vải với đơn giá 20.000đ/mét.
Trong kỳ: Nhập kho, lần 1 nhập 200 mét với giá 22.000 đ/mét, lần 2 nhập 300 mét
với giá 25.000đ/mét. Xuất kho, một lần 400 mét.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ở phần trước.
• Bước 1: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh
Căn cứ vào nội dung của từng khoản chi phí sản xuất phát sinh ta tập hợp theo ba
khoản mục sau:
o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về nguyên vật liệu dùng
trực tiếp cho sản xuất sản phẩm như: Gỗ trong sản phẩm là đồ gỗ, vải trong sản
phẩm là hàng may mặc...
o Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về lao động trực tiếp tham gia vào
sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà doanh
nghiệp phải chi trả.
o Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong
phạm vi phân xưởng như: Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng,
chi phí vật liệu phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng
cụ, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài...
Bước 1: Tập hợp và phân bổ
chi phí sản xuất phát sinh
Bước 2: Tổng hợp các chi phí sản xuất đã tập hợp được
cho từng đối tượng tính giá, xác định giá thực tế để ghi sổ
Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
66
Thông thường, chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá,
vì vậy, cần phân bổ cho từng đối tượng tính giá tương tự như cách phân
bổ trình bày ở bước 1 trong phần trình tự tính giá tổng quát.
Tổng chi phí cần phân bổ Mức chi phí phân bổ
cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ
× Tiêu thức của từng đối tượng
• Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng, xác định giá
thành sản phẩm hoàn thành theo trình tự sau:
o Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau: Xác định giá trị
sản phẩm dở dang cuối kỳ, có thể xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của
đơn vị, đặc điểm của các loại sản phẩm sản xuất. Có thể sử dụng xác định giá
trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp hay đánh giá theo 50%
chi phí chế biến hay phối hợp giữa các phương pháp này với nhau.
o Tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức:
Tổng giá
thành sản
phẩm sản xuất
hoàn thành
trong kỳ
=
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ trước
chuyển sang
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ

Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
chuyển sang
kỳ sau
o Tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành:
Tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn
vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
(Ví dụ minh hoạ – xem mục 4.4 – Kế toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu)
a CHÚ Ý
Giá thành sản phẩm gồm ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, do việc sản xuất
được tiến hành liên tục mà tính giá thành lại thực hiện một thời điểm nhất định nên
phải xác định được chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
4.3.3. Tính giá xuất kho của hàng tồn kho (HTK)
4.3.3.1. Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp kế toán hàng tồn kho mà trong kỳ
chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho rồi từ đó
xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ theo công thức dưới đây:
Trị giá HTK
xuất trong kỳ =
Trị giá HTK
tồn đầu kỳ +
Trị giá HTK
nhập trong kỳ –
Trị giá HTK
tồn cuối kỳ
Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
67
Trong đó, trị giá hàng tồn kho cuối kỳ xác định đuợc nhờ kiểm kê kho và trị giá hàng
tồn kho nhập trong kỳ xác định trên cơ sở chứng từ mua vào trong kỳ.
Khi đó kế toán sử dụng TK 611 để phản ánh. TK 611 này cũng đảm bảo tính chất của
tài khoản loại chi phí, không có số dư cuối kỳ.
Kết cấu của TK 611 như sau:
4.3.3.2. Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương
pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên,
liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng tồn
kho như: Nguyên vật liệu, hàng hoá, sản phẩm trên
sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hay xuất hàng
tồn kho.
Theo phương pháp kế toán kê khai thường xuyên,
vào mọi thời điểm người ta đều có thể tính được giá
trị hàng tồn kho theo công thức dưới đây:
Trị giá HTK
tồn cuối kỳ
=
Trị giá HTK
tồn đầu kỳ
+
Trị giá HTK
nhập trong kỳ

Trị giá HTK xuất
trong kỳ
Tài khoản sử dụng là TK 156, kết cấu của tài khoản như sau:
Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
68
4.3.3.3. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất dùng cho sản xuất hay
xuất bán
Theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, có 4 phương pháp tính giá xuất kho
sau đây:
• Theo phương pháp giá đích danh, giá trị hàng tồn kho xuất ra thuộc lần nhập
kho nào thì lấy đích danh giá nhập kho của lần nhập đó làm giá xuất kho.
• Theo phương pháp đơn giá bình quân, vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định
đơn giá bình quân của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá xuất kho
theo công thức sau đây:
o Bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân cuối kỳ):
Giá trị thực tế
hàng tồn đầu kỳ
Giá trị thực tế
hàng nhập trong kỳ
Giá đơn vị
bình quân
cả kỳ
dự trữ
=
Số lượng thực tế
hàng tồn đầu kỳ
+
Số lượng thực tế
hàng nhập trong kỳ
o Bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn):
• Theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO), hàng tồn kho xuất ra được
tính theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy
tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau. Nói cách khác,
giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế hàng xuất
trước. Vì thế, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá trị thực tế của hàng mua vào
sau cùng trong kỳ.
• Theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO), hàng tồn kho xuất ra được tính
theo giá của lô hàng nhập sau cùng, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp giá
của lô hàng nhập trước lô hàng sau cùng và cứ như vậy tính ngược lên theo thời
gian. Đây là phương pháp ngược với phương pháp nhập trước xuất trước.
Ví dụ: Xác định giá vốn của hàng xuất kho và giá vốn của hàng tồn kho theo 4
phương pháp trên.
Giả sử công ty TNHH Thành Đạt trong kỳ có số liệu về hàng tồn kho như sau:
Đầu kỳ: Tồn kho 100 mét vải với đơn giá 20.000đ/mét.
Trong kỳ: Nhập kho, lần 1 nhập 200 mét với giá 22.000 đ/mét, lần 2 nhập 300 mét
với giá 25.000đ/mét. Xuất kho, một lần 400 mét.
Hướng dẫn:
(1) Phương pháp giá đích danh: Cần chỉ rõ là 400 mét vải đó là vải đợt nào, chẳng
hạn 200 mét vải lần 1 và 200 mét vải nhập lần 2 khi đó:
Trị giá xuất kho = 200 x 22.000 + 200 x 25.000 = 9.400.000đ
Trị giá hàng tồn kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status