Quy phạm kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng TCVN4244-86 - pdf 19

Download miễn phí Quy phạm kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng TCVN4244-86



I. Móc:
1. Những yêu cầu đối với móc:
Vật liệu chế tạo: Hình dạng và kết cấu móc chọn để đảm bảo được kích thước nhỏ nhất (nhất là chiều cao) và trọng lượng nhỏ nhất với sức bền đều tại tất cả các tiết diện của nó. Trong ngành cần trục dùng nhiều loại kết cấu móc: móc đơn, móc hai ngạnh .
Móc phải được chế tạo bằng phương pháp rèn hay dập. Cho phép chế tạo móc từ những tấm thép riêng biệt được liên kết với nhau bằng đinh tán. Cho phép chế tạo móc bằng phương pháp đúc nếu đơn vị chế tạo có khả năng dò khuyết tật vật đúc và được cơ quan kỹ thuật an toàn địa phương cho phép.
Những móc chịu tải từ 30.000N trở lên phải có cấu tạo quay được trên ổ bi chặn, được che kín trừ các móc của thiết bị nâng chuyên dùng.
Lắp các móc rèn, dập, chạc của móc tấm lên thanh ngang phải loại trừ khả năng tự tháo lỏng của đai ốc. Móc treo tải của thiết bị nâng phải được trang bị khoá an toàn loại trừ khả năng tự rơi của các bộ phận mang tải bổ sung, trừ móc của các thiết bị nâng sau:
- Cần trục chân đế làm việc ở cảng biển.
- Máy trục dùng để di chuyển kim loại nóng chẩy hay xỉ lỏng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

năng xẩy ra áp xuất nguy hiểm của mỗi mạch thuỷ lực phải đặt van hạn chế áp xuất. Van này được điều chỉnh tới áp xuất cho phép và phải được kẹp chì.
Phải chọn các thông số cơ bản của thiết bị thuỷ lực phù hợp với khả năng chịu tải của các phần tử chịu tải trong kết cấu cần trục.
Phải đảm báo có các chi tiết ghép nối cần thiết cho các thiết bị đo tại các vị trí cần kiểm tra áp suất trong hệ thống thuỷ lực.
Hệ thống điều khiển cần trục phải đảm bảo cho các cơ cấu khi tăng tốc và hãm được đều đặn (không giật).
Khi thiết bị thuỷ lực bị ngừng hoạt động, cần trục phải giữ được hàng một cách tin cậy ở bất kỳ vị trí nào.
Yêu cầu với thiết bị thuỷ lực về ống dẫn
Giữa bơm và van an toàn thuỷ lực không được phép lắp van chặn cản trở hoạt động của van an toàn.
Phải kiểm tra được độ bẩn các bộ lọc thuỷ lực chính mà không cần tháo rời chúng.
Phải có bộ phận chỉ báo mức chất lỏng công tác cao nhất và thấp nhất trong thùng chứa thuỷ lực. Việc kiểm tra mức chất lỏng phải đơn giản và an toàn.
Trường hợp trong cần trục sử dụng nhiều thùng chứa chất lỏng, các thùng chứa đó phải được ghi nhãn khác nhau.
Các ống dẫn quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) phải được tính toán độ bền với hệ số an toàn:
K ³ 2,2 - Đối với ống thép giữa cơ cấu thuỷ lực điều khiển và xi lanh thuỷ lực công tác.
K ³ 5,5- Đối với ống thép không có thiết bị phòng tránh đứt.
K ³ 5 - Đối với ống mềm giữa cơ cấu thuỷ lực điều khiển và xi lanh thuỷ lực công tác.
Đối với các ống thép hệ số an toàn được xác định theo quan hệ với giới hạn chẩy, còn đối với ống mềm - tương ứng với giới hạn bền kéo.
Các ống dẫn chịu áp quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) phải được thử nghiệm với áp xuất bằng 1,5 lần áp xuất công tác danh nghĩa với điều kiện vẫn phải đảm bảo độ kín khít của hệ thống.
Các ống dẫn mềm phải được bố trí trên cần trục sao cho không bị hư hại do cọ sát các kết cấu bằng kim loại.
Các ống dẫn mền đặt sát chỗ làm việc của người thao tác phải có vỏ che hay màn chắn.
Phải cố định chắc chắn các ống dẫn, tránh được các dao động và hư hại nguy hiểm, đảm bảo độ kín khít của các mối nối.
Nói chung không được phép nối dài các ống chịu áp bằng hàn. Trong trường hợp cần thiết phải hàn (ví dụ ở mối nối với đầu nối hình cầu), đoạn ống có mối hàn phải bền bằng đoạn ống không có mối hàn. Khi đó phải đảm bảo khả năng làm sạch mối hàn ở trong lòng ống.
Trên đoạn ống giữa thiết bị an toàn và xi lanh thuỷ lực công tác không được phép hàn các phần tử của thiết bị thuỷ lực (ví dụ mối nối côn, cầu....)
Khi đặt ắc qui thuỷ lực vào hệ thống thuỷ lực phải đảm bảo:
áp xuất trong ắc qui không tăng khi nạp nhờ van an toàn.
Đo được áp xuất trong ắc qui.
Tháo cạn được ắc qui.
Ngắt được ắc qui khỏi hệ thống thuỷ lực.
Phải có tín hiệu âm thanh hay ánh sáng đến bàn điều khiển khi áp xuất trong ắc qui quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) bị giảm.
Trên các cần trục có ắc qui thuỷ lực phải viết ở nơi dễ nhìn dòng chữ: ”cẩn thận có ắc qui thuỷ lực! trước khi tháo rời hệ thống phải ngắt ắc qui hay giảm áp xuất" hay các dẫn hiệu tương ứng.
Khi chuyển động ngược lại, cần piton không được mang chất bẩn vào khoang công tác của xi lanh thuỷ lực.
Trong các cơ cấu thuỷ lực điều khiển phải loại trừ được khả năng vô ý bật tay gạt và tay vặn điều khiển. Lực tác động lên các bộ phận điều khiển không được vượt quá các trị số qui định trong bảng sau:
Bộ phận điều khiển
Lực cho phép, N
Tay gạt
120
Bàn đạp loại ít được sử dụng
400
Bàn đạp loại thường được sử dụng
150
Vô lăng
100 (đo theo vành)
Sau khi ngừng tác động vào các bộ phận điều khiển thường ngắt (không được đóng thường xuyên) chúng phải trở lại vị trí ban đầu và phải ngắt hay dừng các cơ cấu mà chúng điều khiển.
Các bộ phận điều khiển thiết bị thuỷ lực của cần trục lưu động (trừ cần trục có hệ thống thuỷ lực duy nhất vừa để di chuyển cần trục vừa để nâng hàng) phải được tách khỏi các bộ phận điều khiển cơ cấu di chuyển cần trục.
Khi chế tạo và lắp đặt các cơ cấu thuỷ lực và các bộ phận điều khiển phải tận dụng khả năng tương ứng giữa hướng chuyển động của các bộ phận điều khiển với hướng chuyển động của cần trục do chúng gây ra.
Khi ngừng truyền năng lượng cho cần trục hay cho các tổ hợp dẫn động trung tâm thì tất cả các cơ cấu dẫn động thuỷ lực đã được đóng mạch phải tự dừng trong trường hợp các phần tử điều khiển không nằm ở vị trí dừng. Khi tiếp tục truyền năng lượng phải loại trừ khả năng tự động của bộ dẫn động điều khiển bằng điện, còn đối với bộ dẫn động điều khỉển bằng các dạng khác thì phải loại trừ khả năng khởi động không chủ định.
Khi ngừng truyền năng lượng phải đảm bảo hạ được hàng cũng như hạ hay kéo được cần nâng tới vị trí an toàn cho cần trục ngay cả khi có gió.
Nếu việc sử dụng cần trục một cách tin cậy đòi hỏi sự kiểm tra có hệ thống tình trạng của thiết bị thuỷ lực thì tại nơi điều khiển phải lắp đặt các thiết bị chỉ báo áp suất, nhiệt độ.....
Nếu người thao tác không theo dõi trực tiếp được các bộ phận thuỷ lực quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) trong các cơ cấu dẫn động thì hoạt động của chúng phải được báo bằng đèn hiệu hay bằng biện pháp khác.
Phải tách các đèn báo hiệu và công cụ kiểm tra của các cần trục lưu động (trừ cần trục có hệ thống thuỷ lực duy nhất vừa để di chuyển cần trục vừa để nâng hàng) khỏi các công cụ tương tự dùng để kiểm tra cơ cấu di chuyển cần trục.
Các thiết bị an toàn chống đứt ống dẫn phải được nối trực tiếp vào xi lanh hay mô tơ thuỷ lực. Trong trường hợp không thể thực hiện được yêu cầu đó, ống dẫn giữa thiết bị an toàn và xi lanh hay mô tơ thuỷ lực phải được làm bằng thép có hệ số an toàn K ³ 5,5.
Nếu các thiết bị an toàn và ống dẫn nối giữa xi lanh thuỷ lực với thiết bị an toàn có khả năng bị hư hại thì các thiết bị an toàn phải được xếp lồng vào xi lanh hay mô tơ thuỷ lực.
Phải lắp van một chiều điều khiển được cho các xilanh và mô tơ thuỷ lực không có phanh hãm mà cần đảm bảo trạng thái không thay đổi (vị trí xi lanh thuỷ lực của chân kích) để loại trừ dịch chuyển không chủ định.
G. Thiết bị an toàn trong thiết bị nâng hạ
Để ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, thì mỗi thiết bị nâng phải được trang bị các thiết bị an toàn phù hợp. Trên máy trục có các thiết bị an toàn sau:
Thiết bị chống quá tải.
Thiết bị hạn chế góc nâng cần.
Thiết bị hạn chế hành trình xe con máy trục.
Thiết bị hạn chế góc quay.
Thiết bị chống máy trục di chuyển tự do.
Thiêt bị hạn chế độ cao nâng tải.
Thiết bị đo góc nghiêng của mặt bằng máy trục dừng và báo hiệu khi góc nghi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status