Cải thiện chức năng hô hấp sau bơm hít Salmeterol/ Fluticasone - pdf 19

Download miễn phí Cải thiện chức năng hô hấp sau bơm hít Salmeterol/ Fluticasone



Giá trị thể tích FEV1thay đổi xét theo sự gia tăng sau 12 tuần điều trị, đối với nhóm
điều trị S/F có 76% trường hợp tăng thể tích FEV1so v ới nhóm ventolin chỉ có 30%
trường hợp. Thể tích trung bình FEV1tăng +92±160ml ở nhóm S/F so với giá trị thể
tích trung bình FEV1giảm -55±150ml ở nhóm ventolin (p<0,005). Toàn bộ hai nhóm
sau 12 tuần có 13 trường hợp tăng FEV1từ trên 10% giá trị căn bản v à có 10 trường
hợp tăng dưới 10% giá trị căn bản. Trong 18 trường hợp có giá trị FEV1biến thiên
giảm (gồm 4 trường hợp điều trị S/F và 14 trường hợp dùng ventolin), có 6 trường
hợp giảm xuống một ngưỡng phân loại mức độ nặng (p<0,0001); cụ thể có 4 trường
hợp với FEV1≥ 50% GTTĐ, giảm xuống <50% GTTĐ ở tuần thứ 12 và 2 trường
hợp với FEV1≥ 30% GTTĐ, giảm xuống <30% GTTĐ ở tuần thứ 12. Tuy nhiên, sự
giảm này không có khác biệt giữa 1 trường hợp điều trị S/F so với 5 trường hợp dùng
ventolin (p=0,33)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CẢI THIỆN CHỨC NĂNG HÔ HẤP SAU BƠM HÍT SALMETEROL/
FLUTICASONE
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp sau điều trị phối hợp
Salmeterol/Fluticasone (S/F) dạng hít định liều đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BPTNMT) ở giai đoạn ổn định.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, có đối chứng. Tất cả
bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT ở giai đoạn ổn định tại phòng khám ngoại trú
của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong thời gian từ 08/2004 đến 03/2005, được phân
thành hai nhóm: (1) nhóm điều trị dùng S/F dạng hít định liều và (2) nhóm chứng
dùng ventolin.
Kết quả: Có 41 trường hợp được đưa vào nghiên cứu (21 trường hợp thuộc nhóm
điều trị S/F và 20 thuộc nhóm điều trị ventolin). Sau 12 tuần điều trị, số trường hợp
thuộc nhóm điều trị S/F làm tăng thể tích FEV1 nhiều hơn so với nhóm ventolin (76%
so với 30% trường hợp). Thể tích trung bình FEV1 tăng +92 ± 160ml ở nhóm S/F so
với giá trị thể tích trung bình FEV1 giảm -55±150ml ở nhóm ventolin. Sự khác biệt
này là có ý nghĩa thống kê (p<0,005). Mặt khác, đối với các trường hợp BPTNMT
giai đoạn II, có sự thay đổi giá trị FEV1 sau khi hít S/F so với ban đầu là +5,5±12,6%
và so với nhóm ventolin là -17,2±16,7% và sự khác biệt giữa hai nhóm là có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Kết luận: S/F cải thiện được chỉ số chức năng hô hấp trong vòng 3 tháng điều trị.
Ngoài ra, S/F có thể được lựa chọn điều trị duy trì dài hạn, nhất là đối với BPTNMT
giai đoạn II.
ABSTRACT
EFFECT OF IMPROVEMENT OF LUNG FUNCTIONS
AFTER INHALING SALMETEROL/FLUTICASONE IN THE TREATMENT OF
COPD
Truong Van Vinh, Quang Van Tri, Ngo Thanh Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 178 - 183
Objectives: To determine effect of improvement of lung function indexes after
inhaling Salmeterol/Fluticasone (S/F) in the treatment of Chronic obstructive
pulmonary disease (COPD) in the stable phase.
Methods: The clinical experimental study. We used a randomized, placebo-
controlled design. All COPD patients in the stable phase at the outpatient ward of
Pham Ngoc Thach hospital from 08/2004 to 03/2005 were were randomly individed
into two groups: (1) salmeterol/fluticasone group and (2) ventolin group (controlled
group).
Results: There were 41 cases in our study (included 21 cases of S/F group and 20
cases of vetolin group). After treating in 12 weeks, FEV1 had increased in the S/F
group more than in the ventolin group (76% versus 30%). The mean volume of FEV1
had increased +92±160 ml in the S/F group but had decreased -55±150 ml in the
ventolin group. This difference was statitically significant between two groups
(p<0.005). On the other hand, patients with COPD in the phase II of the S/F group
had changed FEV1 value after inhaling S/F compared with before inhaling
(+5.5±12.6%) and in the ventolin group was -17.2±16.7%. This difference was
statitically significant between two groups (p<0.05).
Conclussion: Inhaling salmeterol/fluticasone had improved lung function indexes in
3 month treatment. Besides, S/F can be used in treating in stable phase of COPD,
especial in the phase II.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) hiện nay là một vấn đề sức khỏe, một
trong những nguyên nhân hàng đầu về tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, đã gây ra gánh nặng
cho nền kinh tế và xã hội trên toàn thế giới(5,7). Do tỉ lệ mắc bệnh của BPTNMT ngày
càng tăng, đã làm tăng chi phí trực tiếp cho vấn đề chăm sóc sức khỏe y tế cũng như
làm giảm năng suất lao động do mất ngày công lao động, giảm sản xuất, giảm sản
phẩm cho nền kinh tế xã hội của một quốc gia(5), đặc biệt xảy ra ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt nam. Chúng tui tiến hành nghiên cứu xác định hiệu quả cải
thiện chỉ số chức năng hô hấp sau bơm hít S/F định liều đối với các trường hợp
BPTNMT ở giai đoạn bệnh ổn định. Từ đó, đặt ra kế hoạch điều trị lâu dài đối với
bệnh này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, có đối chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT ở giai đoạn ổn định tại phòng khám
ngoại trú của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong thời gian từ 08/2004 đến 03/2005,
được phân thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên qua bốc thăm (chẵn và lẽ):
Nhóm điều trị dùng S/F 25/250g dạng hít định liều với liều mỗi lần hít là
50g/500g x 2 lần/ngày.
Nhóm chứng dùng ventolin100g, sử dụng bằng bơm hít, liều 200g khi cần
(BPTNMT giai đoạn 1) hay liều 200g x 3 lần/ngày (BPTNMT giai đoạn II, III và
IV).
Bệnh nhân được xác định BPTNMT và phân giai đoạn bệnh theo khuyến cáo của
GOLD: FEV1/FVC < 70% giá trị tiên đoán (GTTĐ) và FEV1 < 80% sau khi thực
hiện nghiệm pháp giãn phế quản. Trường hợp FEV1 ≥ 80% cũng là một chỉ điểm sớm
của tắc nghẽn phế quản khi vẫn có sự hiện diện của FEV1/FVC < 70% GTTĐ.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
FEV1/FVC <70% sau khi hít thuốc giãn phế quản salbutamol 400g;
Không có những triệu chứng cấp trong vòng một tháng trước khi nghiên cứu.
Không có biểu hiện suy tim, tâm phế mạn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không đồng ý tham gia hay không hợp tác trong khi nghiên cứu
Đợt kịch phát của BPTNMT và điều trị chưa ổn định
AFB (+) ở một trong 6 mẫu đàm hay có tổn thương lao tiến triển trên X-quang phổi
BPTNMT kèm theo hen phế quản
Bệnh có diễn tiến xấu, đòi hỏi thay đổi chế độ điều trị khác.
Không dung nạp được với các thuốc trong nghiên cứu
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Mỗi đối tượng đều được lượng giá chỉ số chức năng hô hấp (đặc biệt là FEV1), lúc bắt
đầu và kết thúc thử nghiệm. Đáp ứng/không đáp ứng hồi phục phế quản được đánh
giá khách quan trên cơ sở FEV1 sau 12 tuần điều trị (trong nghiên cứu chấp nhận sự
gia tăng từ trên 12% của FEV1 vào tuần thứ 12 so với giá trị FEV1 ban đầu được gọi
là có đáp ứng hồi phục phế quản).
Xử lý phân tích dữ liệu và tính toán thống kê
Bằng MS EXCEL và phần mềm Epi-Info phiên bản 6.04. Phân tích các dữ kiện
nghiên cứu theo phép thống kê mô tả và thống kê phân tích. Sự so sánh được thực
hiện với 2 phép kiểm T và phép kiểm 2 ở mức ý nghĩa p<0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thới gian nghiên cứu, có 41 trường hợp được thu dung. Trong đó,
Nhóm S/F: 21 trường hợp thuộc nhóm điều trị S/F
Nhóm ventolin: 20 trường hợp thuộc nhóm chứng dùng ventolin.
Đặc điểm bệnh nhân
Bảng 1: Các đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm
Phân
bố
Nhóm S/F
(n1=21)
Nhóm
ventolin
(n2=20)
Giới tính Nam 19 (90,5) 20 (100)
n (%) Nữ 2 (9,5) 0 (0)
Tuổi < 45 2 (9,5) 0 (0)
n (%) 45 – 54 8 (38,1) 5 (25)
55 – 64 0 (0) 6 (30)
65 – 74 9 (42,9) 5 (25)
≥ 75 2 (9,5) 4 (20)
Tuổi
trung
bình
60,5±13 63,1±9,5
Chiều cao
(cm)
Tối đa 172 173
Tối
thiểu
150 149
Trung
bình
160,4±5,5 160,9±6,8
Cân nặng
(kg)
Tối đa 65 70
Tối
thiểu
36 38
Trung
bình
48,7±8,0 48,6±9,4
BMI
(kg/m2)
Tối đa 26,2 28,0
Tối
thiểu
15,0 13,3
Trung
bình
18,9±3,4 18,7±3,3
Biểu hiện triệu chứng và xếp loại mức độ nặng
Có 37/41 trường hợp ho (90,2%), 31/41 trường hợp khạc đàm (75,6%), 9/41 trường
hợp khò khè (22%) và 21/41 trường hợp (51,2%) có ran tắc nghẽn. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm điều trị về những biểu hiện lâm sàng. Có 75,6% trường
hợp BPTNMT đượ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status