Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh An Giang - Thực trạng và giải pháp - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Xoá đói, giảm cùng kiệt trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh An Giang - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 5
1.1. Quan niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định chuẩn nghèo 5
1.2. Nội dung xoá đói giảm nghèo 20
1.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số địa phương và những bài học rút ra cho huyện Tân Châu 42
Chương 2: THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU 48
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tân Châu tác động đến xoá đói giảm nghèo 48
2.2. Thực trạng nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở huyện Tân Châu 52
Chương 3: MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU 76
3.1. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo 76
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo ở huyện Tân Châu 78
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Khi cá lớn, nước rút xuống, cá quay trở lại Biển Hồ thì đây là thời vụ thu hoạch của người dân (cá lội dày đặc, nhiều nhất là cá linh). Người dân bắt cá làm mắm, nấu dầu, làm phân bón…
Như vậy có thể nói khí hậu, tài nguyên đất, nước, thủy sản, khoáng sản... vừa có mặt thuận lợi, vừa có mặt khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho XĐGN nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải vừa khai thác lợi thế sẵn có, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng để đảm bảo khai thác lâu dài, đồng thời hạn chế, khắc phục khó khăn, tìm được cách sống chung với lũ.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế của Tân Châu
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước huyện Tân Châu có tốc độ tăng tưởng GDP ổn định ở mức cao, bình quân 11,5% năm (giai đoạn 2001 - 2005) [6], năm 2006 là 12,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2005 dịch vụ là 49,86%, công nghiệp là 19,48% còn nông nghiệp chiếm 30,60% trong GDP. Năm 2006 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dịch vụ là 50,16%, công nghiệp là 18,73% còn nông nghiệp chiếm 31,11%. So với năm 2000, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người là 7.850.000 đồng tăng 68,16%, năm 2006 là 8.810.000 đồng.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp so với năm 2000 thay đổi đáng kể, diện tích cây màu tăng 30%, cây bắp lai tăng gấp 2 lần, lúa chất lượng cao tăng 61%. Tổng sản lượng cá 15.386 tấn. Tổng giá trị sản xuất 46.240.000đ/ha đất nông nghiệp/năm. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu trồng trọt chuyển biến tích cực theo hướng chất lượng. Giống lúa chất lượng cao được thay dần giống lúa thường, đến năm 2006 giống lúa chất lượng cao chiếm 91%.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, năm 2006 đạt 106 tỷ đồng, tăng 128,54% so với năm 2002. Chương trình khuyến công đã góp phần quan trọng trong việc giúp vốn các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi trang thiết bị. Từ năm 2000 - 2006 đã giải ngân được 357 dự án với số tiền 67 tỷ đồng, trong đó vốn trung hạn là 7,7 tỷ đồng.
Công tác qui hoạch ngành thương mại và dịch vụ từng bước được thực hiện, trong đó khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương gồm 6 xã - thị trấn đã được quy hoạch chi tiết. Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, năm 2004 chiếm 47,68%, năm 2006 chiếm tỉ trọng 50,16% cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 529 tỷ đồng, tăng 46,50% so với năm 2000. Công tác qui hoạch ngành thương mại - dịch vụ từng bước được tổ chức thực hiện. Toàn huyện có 24 chợ và điểm mua bán, trong đó có một trung tâm thương mại hoạt động hiệu quả.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện: 100% số xã - thị trấn có điện thoại với số máy bình quân trên 100 hộ là 34,21 máy/100 hộ năm 2005 và tăng lên 39,49 máy/100 máy vào năm 2006; mạng lưới điện đã phủ kín 11/11 xã - thị trấn, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 74%, chương trình kiên cố hóa trường lớp học được đầu tư mạnh, năm 2006 với 66 phòng học được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng một tăng là tiền đề quan trọng cho công tác XĐGN ở Tân Châu có kết quả tốt. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là chưa khai thác tốt kinh tế ở cửa khẩu. Công tác quy hoạch chậm, thiếu ổn định nên hạn chế tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lại là yếu tố không thuận lợi trong phát triển kinh tế và trong XĐGN ở Tân Châu.
2.1.3 Đặc điểm về xã hội ở Tân Châu
Dân số: Năm 2006 dân số của huyện Tân Châu là 162.574 người với 3 dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa. Dân số thành thị năm 2001 là 21,02% tăng lên 23,55% năm 2006; dân số nông thôn giảm từ 78,98% năm 2001 xuống 76,45% năm 2006. Đáng chú ý là dân tộc Chăm có 2.421 người chiếm 1,49% dân số, dân tộc Hoa có 1.336 người chiếm 0,82% dân số, còn lại là người Kinh. Mật độ dân số trung bình cả huyện khoảng 954 người/km2. Dân số tập trung nhiều nhất ở thị trấn Tân Châu và một số xã ráp ranh thị trấn. Mật độ dân cư ở thị trấn Tân Châu là 5.558 người/km2, còn ở xã biên giới Phú Lộc là 288 người/km2 và Tân Thạnh là 546 người/km2. Việc phân bố dân cư không đồng đều làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn tài nguyên về thủy sản và du lịch.
Lao động: Lao động trong độ tuổi tính đến ngày 31/12/2006 là 96.359 người (chiếm 59,27% dân số), tham gia lao động thường xuyên trong nền kinh tế 92.986 người (chiếm 96,49% số người trong độ tuổi lao động) [31]. Hàng năm có gần 2.000 người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển, tuy nhiên vấn đề việc làm cho số lao động mới ngày càng tăng từ 4.000 đến 5.000 lao động một năm [32]. Lao động trong độ tuổi bình quân/hộ là 2,7 người, trong đó thành thị 2,9 người/hộ, nông thôn 2,6 người/hộ. Hộ cùng kiệt ở nông thôn thì cứ một lao động trong độ tuổi phải nuôi 1,5 đến 1,8 người ăn theo. Đây lại là một cản trở trong XĐGN ở huyện Tân Châu.
Trình độ dân trí: Tân Châu có số học sinh trong độ tuổi đi học là 28.606 người vào học ở các cấp học đạt 94,79%; trong đó ngành học mầm non là 4.062 học sinh (96,48%), tiểu học là 12.345 học sinh (100%), trung học sở 7.991 học sinh (85,92%), trung học phổ thông 4.208 học sinh (79,25%). Tuy nhiên tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở bậc tiểu học chiếm 2,81%, bậc trung học cơ sở chiếm 10,42%. Xu hướng học sinh bỏ học tiếp tục có bước gia tăng so với các năm học trước. Điều này sẽ cản trở rất lớn đến XĐGN mang tính bền vững.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: hiện nay có 10 xã - thị trấn có trạm y tế (có 6/10 trạm y tế có Bác sĩ), 1 phòng khám khu vực (xã Vĩnh Hòa có 3 Bác sĩ) và Bệnh viện đa khoa huyện có 44 Bác sĩ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 22,9% năm 2004 xuống còn 21,09% vào năm 2006, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng mở rộng là 99,1%, tỷ lệ sinh giảm từ 2,178% năm 2001 xuống 1,851% năm 2006, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 1,477% năm 2001 xuống 1,281% năm 2006. Các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, công tác phòng chống các loại dịch bệnh kết hợp với các hoạt động ra quân làm sạch vệ sinh môi trường được ngành y tế và các địa phương thực hiện khá đồng bộ, khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bệnh trên địa bàn huyện tiếp tục tăng cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh; lũy tích từ trước đến nay toàn huyện phát hiện 1.088 trường hợp dương tính với HIV, đã có 975 trường hợp chuyển sang AIDS và có 634 trường hợp tử vong [1].
Hậu quả chiến tranh: Chiến tranh biên giới Tây Nam đã gây thiệt hại to lớn về người và tài sản cho huyện Tân Châu. Sau chiến tranh, vùng nông thôn và phụ cận biên giới trở nên xơ xác, nhà cửa, trường học, trạm xá, chợ bị phá sạch. Hơn 50.000 dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất; nạn đói đe doạ cuộc sống h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status