Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 6
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về FDI 6
1.2. Sự cần thiết và những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 29
1.3. Kinh nghiệm một số nước trong đầu tư trực tiếp vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 49
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 56
2.1. Tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư trực tiếp vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 56
2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 63
2.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 79
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 88
3.1. Phương hướng đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 88
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 96
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 119
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ục tài liệu về nguồn vốn đầu tư vào Lào cần thẩm tra được rút gọn từ 11 xuống còn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư. Trung Quốc thực hiện xóa bỏ chế độ chủ thể đầu tư phải giao nộp lợi nhuận bảo đảm bằng vàng về nước nhằm mục đích tăng cường đẩy mạnh tính tích cực đầu tư hơn nữa vào Lào.
Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào Lào, Trung Quốc hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho các xí nghiệp trong đầu tư trực tiếp ở Lào, đồng thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp tín dụng cho các công ty xuyên quốc gia.
* Hoàn thiện chính sách và chế độ quản lý đầu tư trực tiếp ở Lào.
Trung Quốc xóa bỏ quan niệm coi lĩnh vực FDI chỉ là một bộ phận kết hợp hữu cơ trong chính sách mậu dịch đối ngoại, chú trọng nâng cao tính độc lập của lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; xác lập chính sách đầu tư ra ngoài phù hợp với tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh đầu tư vào Lào.
Trung Quốc tăng cường hoàn thiện chế độ quản lý đầu tư trực tiếp vào Lào thông qua các biện pháp: thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với các xí nghiệp của mọi thành phần sở hữu kể cả xí nghiệp dân doanh; xây dựng cơ quan chuyên ngành dịch vụ tư vấn thông tin về các mặt tin tức, pháp luật, tài chính, sở hữu trí tuệ cho các xí nghiệp đầu tư ở Lào giúp các xí nghiệp nhanh chóng nắm bắt được cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ; tăng cường bồi dưỡng và đào tạo nhân viên chuyên môn lành nghề để giúp cho các xí nghiệp xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp và nhân viên quản lý có trình độ cao có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh xuyên quốc gia; khuyến khích các xí nghiệp đẩy mạnh đầu tư kinh doanh ở Lào nhằm thu hút nguồn tài nguyên và lao động của Lào đáp ứng nguồn lực hạn hẹp của Trung Quốc trong lĩnh vực FDI xuyên quốc gia.
Có thể nói, việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Lào đã đạt được nhiều lợi ích quan trọng. Đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Lào, Trung Quốc mở rộng được thị trường và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào để cung cấp một cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực tiếp tại Lào và các công ty khác ở Trung Quốc. Nhanh chóng nắm bắt những thông tin thị trường và thông tin kỹ thuật, bước đầu áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật bán hàng thực tế của nền công nghiệp một cách khoa học.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp của Thái Lan và Trung Quốc vào CHDCND Lào, có rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, chú trọng xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồng thời luôn giành sự ưu đãi đặc biệt về vốn, giúp các doanh nghiệp giữ vững vị trí cạnh tranh với các nhà đầu tư khác trên thị trường Lào.
Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D), thực hiện ưu đãi thuế đối với các hoạt động R&D nhất là hoạt động R&D của các doanh nghiệp.
Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ cho các DNVN trong khâu đào tạo người lao động. Mặt khác, Chính phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực tham gia lao động tại Lào.
Thứ tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các DNVN mở rộng FDI. Cụ thể: giữ vững và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt với Lào nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp. Bãi bỏ các luật lệ cản trở đầu tư trực tiếp của DNVN sang Lào; thực hiện ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở Lào, trong đó có cả việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; thực hiện hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tạo khả năng tài chính lớn cho các DNVN đủ sức cạnh tranh trên thị trường Lào. Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ chế đặc thù ưu tiên cho các DNVN đầu tư trực tiếp tại Lào trên tinh thần hợp tác giúp đỡ hữu nghị mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, điều đó làm tăng khả năng thuận lợi, sự giúp đỡ từ chính phủ Lào cho các DNVN.
Thứ năm, tự thân các DNVN muốn đứng vững ở thị trường Lào cũng cần không ngừng vận động, củng cố, tăng cường nâng cao sức mạnh tài chính, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực…nhằm mở rộng thị trường, tận dụng những lợi thế có sẵn, nhất là sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ Lào dành cho các DNVN để tìm cách khai thác các nguồn lực mới.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1.1. Khái quát về nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và quan hệ hợp tác với Việt Nam
2.1.1.1 Thông tin chung
- Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
- Thủ đô: Viêng-Chăn
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc với 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-ma với 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan với 1.730 km; Nam với giáp Căm-pu-chia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam với 2.067 km đường biên.
- Diện tích: 236.800 km2
- Dân số: 5.821.998 (tính đến tháng 7/2007) (nữ 50,2%). Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số.
- Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn) - Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi, 47% diện tích là rừng; có 7 đồng bằng ở thung lũng sông Mê Kông và các phụ lưu. Lào là quốc gia duy nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á không có biển.
- Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%
- Ngôn ngữ: Tiếng Lào
- Ngày Quốc khánh: 2/12/1975.
- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 5/9/1962.
- Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Việt Nam: 18/7/1977
- Tỷ giá hối đoái: 1 kíp Lào tương đương 1,7VND.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê-công hay các phụ lưu như đồng bằng Viêng- Chăn, Chăm-pa-xắc...45 % dân số sống ở vùng núi. Hiện nay Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status