Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Một số vấn đề về dân tộc và miền núi ở nước ta 8
1.1. Dân tộc và miền núi trong sự nghiệp phát triển đất nước 8
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhiệm vụ công tác tuyên truyền vấn đề dân tộc thiểu số và miền núi 13
Chương 2: Khảo sát chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển trên sóng VTV1 29
2.1. Những đặc điểm của chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển 29
2.2.Về nội dung phản ánh chương trình 36
2.3. Về hình thức thể hiện chương trình 52
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình tạp chí Dân tộc và Phát triển trên sóng VTV1 66
3.1. Những ưu điểm và hạn chế của chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển 66
3.2. Kiến nghị và giải pháp 77
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 98
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ới chương trình này, phóng viên đã đề cập đến việc triển khai thực hiện các công trình dân sinh miền núi tại một số địa phương nảy sinh nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả mà mục tiêu các công trình đã đề ra, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đó là thực tế đáng báo động tại vùng cao một số tỉnh Nam Trung bộ. PS có đoạn:
Nhiều địa phương vùng cao các tỉnh miền Trung như xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, bà con phải mua các loại thực phẩm từ các xe bán hàng lưu động khắp làng. Riêng các loại nhu yếu phẩm thì phải về tận trung tâm huyện mới có người bán. Trong khi đó, một khu chợ được xây dựng khá khang trang ngay giữa trung tâm cụm xã thì vắng tanh không một bóng người buôn bán.
Ở xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Ea Chà Rang, một công trình từ nguồn vốn 135 có giá trị xây dựng hàng trăm triệu đồng nhưng bỏ hoang gần 8 năm qua, hiện nay đang xuống cấp thành nơi chăn thả gia súc. Tình trạng các công trình xây dựng xong rồi bỏ hoang phí đang là vấn đề cần sớm được giải quyết để góp phần cải thiện cuộc sống cho bà con miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (phụ lục 4).
Chương trình bắt đầu dẫn dắt những bất cập từ các công trình dân sinh do Nhà nước đầu tư ở vùng cao kém hiệu quả, rồi rút ra bài học kinh nghiệm về sự thiếu đồng bộ trong qui hoạch xây dựng và hiệu quả sử dụng kém ở các công trình tại hai xã Ma Nới và xã Ea Cha Rang một lần nữa cho chúng ta thấy được hầu hết các chương trình đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ phát huy hiệu quả khi có sự kết hợp hài hòa giữa việc quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương với ý thức của bà con buôn làng.
PS "Khó khăn trong việc phổ biến pháp luật ở vùng cao" được phát sóng chương trình ngày 22-07-2008. Đề tài không mới, nhưng PS đã đề cập đến vấn đề quan trọng, tìm được nguyên nhân của gia tăng dân số và đói cùng kiệt dai dẳng ở một số địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đó là nạn tảo hôn.
Để hạn chế tình trạng tảo hôn, các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đã được tổ chức lồng ghép tại các buổi họp thôn, bản và cũng đưa ra những mức xử lý về vi phạm hành chính như: với trường hợp vi phạm tảo hôn lần đầu thì lập biên bản và xử phạt hành chính 200.000 đồng, nếu lần thứ hai tái phạm, sẽ bị xử phạt 400.000 đồng. Thế nhưng, chính những hạn chế về trình độ dân trí và tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại trong đời sống của đồng bào đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực hiện chính sách pháp luật (phụ lục 4).
PS "Chương trình 135 giai đoạn 2” phát sóng ngày 12-06-2008, phóng viên đã chọn được vấn đề là tập trung khai thác những cách làm hay của mỗi địa phương ở một hợp phần của chương trình 135. PS dẫn dắt bằng sự thay đổi cuộc sống của người dân ở huyện Mù Cang Chải rồi mở rộng vấn đề là làm sao để chương trình 135 thật sự phát huy hiệu quả của nó. Đó là cần thực hiện triệt để nguyên tắc dân chủ ở cơ sở khi đầu tư bất cứ một công trình hạng mục nào, dù lớn hay nhỏ. Mọi việc đều được đưa ra lấy ý kiến của người dân trực tiếp hưởng dự án đó. Cho nên hiệu quả, tốc độ và chất lượng công trình đã đảm bảo chất lượng.
Một nội dung mới trong 135 giai đoạn 2 là giao quyền cho xã làm chủ đầu tư các công trình. Đây là vấn đề gây ra nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của nó vì trình độ quản lý của cán bộ nhiều xã bất cập chưa thể làm tốt vai trò đó. Các phóng viên đã chọn những mô hình thành công ở Thanh Hóa và Sơn La để chứng minh rằng nếu có phương án, tổ chức tốt và quyết tâm của xã lẫn huyện thì vẫn thành công. Mặc dù, việc triển khai và thực hiện chương trình 135 hiện còn nhiều vướng mắc cần giải quyết, nhưng chương trình phát sóng đã đưa ra những mô hình, cách làm hay rất đáng để nhiều địa phương học tập, rút kinh nghiệm.
Nhiều chương trình đã tập trung vào tính phát hiện đề tài, có tính dự báo, thông báo và tìm kiếm gợi mở những giải pháp trong những vấn đề được phản ánh. Đây là điểm mạnh nhờ biết chọn vấn đề của chương trình.
Trao đổi vấn đề này, nhà báo Đỗ Quốc Khánh - Phó Ban truyền hình tiếng dân tộc cho biết:
Với tiêu chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào, cán bộ vùng dân tộc miền núi, chúng tui đã hết sức cố gắng để nâng cao chất lượng từng chất lượng chương trình phát sóng. Làm sao mỗi số lên sóng buộc đồng bào, cán bộ phải chú ý đón xem chương trình và có những suy nghĩ, nhận thức mới nhằm cải thiện cuộc sống của mình. Đó cũng là điều mong mỏi của tất cả các anh chị em phóng viên, biên tập viên làm chương trình. Chính vì thế, chúng tui xác định phải đầu tư tìm kiếm các đề tài mới, lạ, gắn chặt với miếng cơm manh áo, cuộc sống của người dân. Có như thế, mỗi chương trình là một thông điệp mạnh mẽ đến với tất cả các khán giả xem đài, những người có trách nhiệm. Bên cạnh đó, chúng tui cũng cố gắng tìm kiếm các biện pháp giải quyết khi phản ánh từng vấn đề.
So với các chương trình trước năm 2008 thì các chương trình sau này cải thiện từng bước. Và từ năm 2009 đến nay, nó đã trở thành một yêu cầu bắt buộc của phóng viên, biên tập viên khi thực hiện một vấn đề nào đó. Làm việc này không ngoài mục đích nâng cao chất lượng của chương trình. Nó còn là gợi mở cho các nhà chuyên môn và người dân cùng suy ngẫm, bàn bạc tìm cách giải quyết triệt để vấn đề (phụ lục 2).
Chương trình phát sóng ngày 12-04-2009 có PS "Cuộc sống mới cho đồng bào vùng sâu tỉnh Gia Lai". Chương trình này có nội dung hấp dẫn chứng tỏ cái nhìn sắc sảo của người thực hiện, có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xóa đói giảm cùng kiệt của nước ta. Tất cả từ chọn vấn đề, phản ánh đến hình ảnh và thể hiện đều mang đậm sắc thái dân tộc. Câu chuyện kể về cuộc sống của đồng bào huyện vùng sâu Krông Pa, tỉnh Gia Lai từng bị cái cùng kiệt đeo bám dai dẳng, nay khá lên nhờ được hưởng lợi từ các công trình 135. Với cái nhìn toàn diện trong cách phát hiện vấn đề, tác giả đã lý giải một điều cần giải quyết đó là: cùng với việc xây dựng Trung tâm cụm xã, trường học, các hạng mục công trình cơ bản phục vụ dân sinh cần được đầu tư bài bản. PS này có đoạn viết:
Ngoài việc mỗi xã có một trạm y tế, tại trung tâm cụm xã còn được đầu tư xây dựng Phòng khám khu vực. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn đến khám chữa bệnh. Nhờ vậy, hủ tục tìm thầy lang cúng mỗi khi ốm đau giờ đây không còn nữa. Thay vào đó họ đã đến trạm xá. Đặc biệt, phụ nữ ở các buôn làng đã bỏ được thói quen sinh đẻ tại nương rẫy, trẻ em được chăm sóc cẩn thận hơn. Nhờ vậy, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và các dịch bệnh truyền nhiễm khác đã giảm hẳn (phụ lục 4).
Qua phóng sự này, chúng ta có thể thấy rằng: các chương trình đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào vùng sâu là điều kiện quan trọng mang lại đời sống ấm no cho đồng bào các dân tộc ở v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status