Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội



ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
 
 
A.LỜI MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
1.THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
1.1.KHÁI NIỆM
1.2.NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM VỀ CNH-HĐH HIỆN NAY SO VỚI QUAN NIỆM VỀ CNH-HĐH HÓA TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI
2.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA
2.1.VIỆT NAM TIẾN HÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1.1.PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT,TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRÊN CƠ SỞ THỰC HIỆN CƠ KHÍ HÓA NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI VÀ ÁP DỤNG THÀNH TỰU CỦA KHOA HOC-CÔNG NGHỆ
2.1.2.PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY CẦN CHÚ Ý TỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU
2.2.XÂY DỰNG CƠ CẤU KINH TẾ MỚI PHÙ HỢP
2.2.1.MỘT CƠ CẤU KINH TẾ NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ HỢP LÝ?
2.2.2.CNH-HĐH VÀ NHỮNG YÊU CẦU MỤC TIÊU ĐỐI VỚI CHUYỂN DICH CƠ CẤU KINH TẾ QUỐC DÂN ĐẾN NĂM 2005-2010
3.KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN TỐT SỰ NGHIỆP CNH-HĐH
C.KẾT LUẬN
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ỜI MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
1.THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
1.1.KHÁI NIỆM
1.2.NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM VỀ CNH-HĐH HIỆN NAY SO VỚI QUAN NIỆM VỀ CNH-HĐH HÓA TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI
2.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA
2.1.VIỆT NAM TIẾN HÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1.1.PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT,TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRÊN CƠ SỞ THỰC HIỆN CƠ KHÍ HÓA NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI VÀ ÁP DỤNG THÀNH TỰU CỦA KHOA HOC-CÔNG NGHỆ
2.1.2.PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY CẦN CHÚ Ý TỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU
2.2.XÂY DỰNG CƠ CẤU KINH TẾ MỚI PHÙ HỢP
2.2.1.MỘT CƠ CẤU KINH TẾ NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ HỢP LÝ?
2.2.2.CNH-HĐH VÀ NHỮNG YÊU CẦU MỤC TIÊU ĐỐI VỚI CHUYỂN DICH CƠ CẤU KINH TẾ QUỐC DÂN ĐẾN NĂM 2005-2010
3.KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN TỐT SỰ NGHIỆP CNH-HĐH
C.KẾT LUẬN
A.LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của đất nước. Đường lối đổi mới toàn diện đặc biệt là đổi mới kinh tế của đại hội lần thứ VI từng bước được bổ sung và hoàn thiện thêm tại các Đại hội lần VII, VIII, IX và qua các hội nghị Trung ương tiếp theo.
Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhờ thành tựu công nghiệp hoá mang lại là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lí kinh tế trong nhà nước.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình qui hoạch vùng lãnh thổ hợp lí theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng an ninh. Sự nghiệp quốc phòng an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội.
Thành tựu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế – chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng – an ninh. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy mà công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì là quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đây là một đề tài khá lớn và phức tạp,với lương kiến thức hạn hẹp của mình,bài làm của em chắc chắn không thể tránh được nhiều thiếu sót.Em mong thầy đọc qua và góp ý cho em về bài tiểu luận này để em có thể hoàn thiện một phần nào đó kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
B.NỘI DUNG
1.THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA
1.1.Khái niệm:
Trước tiên,muốn nghiên cứa về công nghiệp hóa hiện đại hóa(CNH-HĐH),ta phải hiểu được CNH-HĐH là gì? Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khoá VII) và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt nam đã xác định :Công nghiệp hóa hiên đại hóa là quá trình chuyển đội căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ và quản lí kinh tế-xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.
1.2.NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM VỀ CNH-HĐH HIỆN NAY SO VỚI QUAN NIỆM VỀ CNH-HĐH HÓA TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI
Thứ nhất, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện Thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng Khoa học và công nghệ và một số nước đã bắt đầu phát triển nền kinh tế tri thức, bởi vậy không chỉ chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí hoá mà còn phải tranh thủ ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII đã nêu lên quan điểm: “Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII)
Thứ hai, công nghiệp hoá trước đây được tiến hành theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp với các chỉ tiêu pháp lệnh. Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng; thị trường phản ánh nhu cầu xã hội, sẽ quyết định việc phân bổ các nguồn lực cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, lấy kinh tế – xã hội làm thước đo.
Thứ ba, công nghiệp hoá trước đây được coi là việc riêng của nhà nước; ngày nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phải giáo dục, phát động, tổ chức để toàn dân, mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến nhanh, phát triển đúng định hướng phải tăng cường sức mạnh kinh tế nhà nước, làm cho kinh tế nhà nước thật sự giữ vai trò chủ đạo thể hiện ở tiềm lực kinh tế, năng suất lao động, hệ quả sản xuất – kinh doanh, có khả năng hướng dẫn, chi phối nền kinh tế đất nước.
Thứ tư, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong mọi chủ trương, chính sách phải nhằm giải phóng mọi tiềm năng của con người, thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng trí lực, thể lực, sử dụng nhân tài. Nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, động viên toàn dân cần, kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ năm, trước đây trên thực tế đã xây dựng một nền kinh tế khép kín, hướng vào phát triển công nghiệp nặng. Ngày nay, xây dựng một nền kinh tế mở cả trong nước và với bên ngoài, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại và kinh tế đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền; kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước có hiệu quả.
Thứ sáu, phải lấy kinh tế – văn hoá làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phướng án phát triển...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status