Bàn về ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Bàn về ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam



Theo chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không đức thì cũng thành người vô dụng". Đó là cái gốc của một con người, một đời người. Ở Việt Nam chủ thể họat động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vừa phải có đức lại vừa phải có tài, trong đó đức là cơ sở của tài. Việc kinh doanh của chúng ta đòi hỏi phải thực hiện đúng đạo lý dân tộc và phù hợp với quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của nhân loại. Vì sản phẩm và dịch vụ mà nhà sản xuất kinh doanh bán ra thị trường liên quan trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của nhiều người (đặc biệt là ngành kinh doanh thực phẩm, dược phẩm .). kinh doanh chỉ có thể phát triển bền vững nếu không trái với văn hóa và đạo đức dân tộc.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành lá hoa quả mới là hoàn chỉnh.
Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ đảng viên. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Chính cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sư giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.
Chí công vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời với cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Thương yêu con người
Hồ Chí minh kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ “ bác ái”, vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi như anh em một nhà.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung trừu tượng kiểu tôn giáo mà luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc học, việc mặc của mỗi người dân, không quên, không sót một ai. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạn phúc cho con người.
Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa đế quốc là sự tôn trọng và thương yêu tất cả dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản đều là anh em, giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới, đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa bình trên thế giới.
Chương 2. Ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam trong văn hóa sản xuất, kinh doanh.
2.1. Ưu điểm
2.1.1. Cần cù lao động.
Cần cù là một trong những đức tính nổi bật của người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải chống chọi lại những điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt cùng với nạn ngoại xâm giày xéo liên miên. Quá trình đó đã rèn luyện cho người lao động đức tính cần cù "một nắng, hai sương". Hình ảnh "ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng", "cày đồng đang buổi ban trưa", hay "tát nước đêm trăng" đã trở nên quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Với tính cách một giá trị, cần cù có thể được hiểu là sự nhiệt tình với nghề nghiệp, lòng yêu lao động, yêu công việc, là tinh thần trách nhiệm đối với công việc, là đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong lao động... nhằm đạt được kết quả lao động tốt nhất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta, mọi người dân đã chủ động, tích cực, tự giác hăng say lao động với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả lao động cao. Qua đó, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó cũng được phát huy ở mức độ cao. Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao. Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhưng về cơ bản, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, lao động thủ công chiếm phần lớn, đời sống của đại đa số người dân còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, một thách thức lớn đặt ra là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ, yếu tố tích cực, khẩn trương trong lao động nhằm đạt năng suất và hiệu quả lao động cao vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, phẩm chất cần cù của người lao động Việt Nam trong sản xuất là một yếu tố thực sự cần thiết để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Tổng cục thống kê, năm 2001, ở nông thôn, số giờ lao động trung bình của một lao động trong một tuần là 21,02 giờ, lúc cao điểm lên tới 54,92 giờ. Đối với những lao động phi nông nghiệp, số giờ lao động trung bình của một lao động trong một tuần là 44,77 giờ. Ngay cả những người trên 60 tuổi cũng làm việc tới 26 - 38 giờ/tuần. Số giờ lao động trung bình như vậy là khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là một trong những dấu hiệu tích cực, chỉ báo giá trị cần cù của người dân Việt Nam hiện nay.
Lao động sản xuất là một nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người công dân đối với tổ quốc. Ai cũng phải tùy khả năng mình mà tự nguyện, tự giác, tham gia lao động góp phần xây dựng nước nhà.
2.1.2. Tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Nói đến tính cộng đồng ở đây là nói đến sự hợp tác trong việc thúc đẩy sản xuất, tinh thần đoàn kết vì mục đích chung trong phát triển kinh tế. Tinh thần này được phát huy rất cao trong sản xuất đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn của đất nước. Nó tạo nên văn hóa trong sản xuất, kinh doanh của Việt Nam.
Ví như trong nền kinh tế mở hiện nay, đối với nông dân, doanh nhân và các doanh nghiệp là người cung ứng đầu vào (vật tư và vốn) cho sản xuất, người mua gom, chế biến và tiêu thụ nông sản, giúp cho sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường trong cả nước và thị trường ngoài nước. Sự liên kết nông dân với doanh nhân và các doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, mở rộng ngành nghề ở nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Tăng cường và cải thiện sự liên kết này để bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên, khắc phục tình trạng sản xuất và thu nhập của nông dân không ổn định, chịu thua thiệt.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và nhất với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm sản xuất trong nước. Do đó, để phát triển và hội nhập, nâng cao thị phần và tỷ trọng sản phẩm trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp cần đoàn kết, liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, để bổ sung năng lực cho nhau, nhân lên được sức mạnh, tăng sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và thươ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status