Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ 5
1.1. Vai trò của vốn đầu tư phát triển công nghiệp 5
1.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp 29
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN 40
2.1. Tình hình thực tế phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 40
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 58
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY 73
3.1. Phương hướng phát triển công nghiệp và chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 73
3.2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay 87
3.3. Các điều kiện để đảm bảo thực hiện giải pháp 107
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 116
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Đây là một trung tâm dệt may lớn ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên nằm ở phía Bắc thị xã với diện tích quy hoạch là 60 ha. Khu công nghiệp này có các dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, công nghiệp nhựa, sản xuất hàng tiêu dùng...
- Khu công nghiệp Minh Đức với diện tích 200 ha để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp da giầy, hóa chất, sản xuất máy nông nghiệp... [38, tr. 55]
Để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp là rất cần thiết, đã khẳng định những chủ trương đúng đắn, cơ chế linh hoạt, giải pháp tích cực và hiệu quả của Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành trong tỉnh. Năm khu công nghiệp này sẽ đóng vai trò nền tảng thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh chóng, nâng cao kỹ thuật và tăng khả năng cạnh tranh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, huy động nguồn vốn lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn: đã khôi phục và phát triển được 60 làng nghề với các ngành nghề truyền thống và nghề mới là: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt may, thêu ren, tơ tằm, chạm bạc, sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, cơ khí sửa chữa nhỏ, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm...Công nghiệp chế biến nhỏ ở nông thôn hiện đã sử dụng nhiều thiết bị nhỏ, phù hợp, có năng suất lao động cao hơn. Các khâu lao động nặng nhọc trong sản xuất đã được thay thế bằng nhiều máy móc cơ giới, phù hợp với quy mô tích tụ ruộng đất ở Hưng Yên.
* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu:
Trong các ngành công nghiệp có 27 sản phẩm chủ yếu các loại, trong đó có một số loại có sản lượng cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng tín nhiệm như: xe máy lắp ráp, phụ tùng ô tô xe máy, ti vi màu, đầu DVD, màn hình vi tính, ống thép các loại, động cơ diezen, đồ dùng trang trí nội thất, quần áo may sắn, giầy thể thao, sứ dân dụng, giấy bìa các loại, túi siêu thị...Điểm yếu hiện nay là cơ cấu sản phẩm chưa hoàn chỉnh, sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hàng tiêu dùng trực tiếp...chưa nhiều, nhất là hàng công nghiệp nhẹ, thiếu sản phẩm công nghệ hiện đại, một số ngành còn sản xuất dưới hình thức gia công, nhất là ngành may, da giầy... [38, tr. 57].
Xem Phụ lục 4: Một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên từ năm 2001 đến năm 2005.
* Trình độ công nghệ và quản lý:
Trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp nằm dọc quốc lộ 5 nhìn chung ở mức trung bình tiên tiến. Đối với các khu vực khác, nhất là ở các huyện phía Nam của tỉnh, công nghệ thiết bị sản xuất công nghiệp còn ở mức lạc hậu. Năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Thiết bị máy móc còn thiếu và chưa đồng bộ.
Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp chưa cao và thiếu ổn định. Mức phát huy công suất thiết kế còn thấp, do đó giá thành sản xuất sản phẩm cao, dẫn đến một số hàng hóa dịch vụ có sức cạnh tranh thấp so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Bộ máy hành chính còn cồng kềnh và kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề của người lao động chưa theo kịp với nhu cầu phát triển. Việc phổ cập nghề cho người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác chuẩn bị đầu tư, phát triển thị trường đã được chú ý. Trong một thời gian ngắn đã thu hút, huy động được nhiều nhà đầu tư đến tỉnh. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần tiếp tục tăng cường để đảm bảo tạo dựng được một môi trường đầu tư thuận lợi, cũng như thống nhất trong định hướng và giải quyết được nhu cầu phát triển của địa phương.
2.1.3.2. Đánh giá chung về tình hình phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
Về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong giai đoạn 2001 - 2005 có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong bước đầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp Hưng Yên đã có những bước phát triển khả quan. Một số kết quả chủ yếu đã đạt được:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao, bình quân 26,17%; trong đó công nghiệp chế biến đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất bình quân 26,2% và là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, đưa công nghiệp dần trở thành ngành có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của tỉnh, nhất là năm 2005 chiếm tỷ trọng 38%.
- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch mạnh, ngành sản xuất phương tiện vận tải không còn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, thay vào đó là các ngành: sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị truyền thông chiếm 23,7%, sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 10,1%, sản xuất kim loại 13,3%, sản xuất sản phẩm từ kim loại 12,4%...
- Hình thành một số ngành sản xuất chủ lực như: điện tử, dệt may, cơ khí, luyện thép...với công nghệ tiên tiến. Sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt hơn, nhiều sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Công nghiệp Hưng Yên đã phát triển sâu rộng ở tất cả các thành phần kinh tế cũng như trên khắp vùng lãnh thổ, đặc biệt là thành phần kinh tế dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Huy động được vốn đầu tư và nhân lực xã hội của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, của đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghiệp với tốc độ cao.
- Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến mới, đang vươn lên để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, sẵn sàng đón nhận và thực hiện nhiệm vụ mới trong kỳ kế hoạch tiếp theo.
Tuy nhiên, để công nghiệp tiếp tục là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các ngành nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh, thì vẫn còn một số tồn tại cần hoàn thiện:
- Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và nguồn nhân lực của tỉnh. Trình độ công nghệ của công nghiệp trên địa bàn, nhất là của công nghiệp địa phương còn thấp. Khả năng cạnh tranh quốc tế và khu vực của ngành công nghiệp còn chưa cao.
- Việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý doanh nghiệp, lao động trình độ cao và công nhân kỹ thuật lành nghề còn yếu và bị động. Số lao động làm chủ được kỹ thuật và công nghệ mới có rất ít tại các doanh nghiệp. Cơ cấu trình độ lao động trong toàn tỉnh phân bố không...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status