Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội



Nguyên vật liệu nhập dôi.
Do đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty đặc biệt là nguyên vật liệu chính (bông, sợi) thường hút ẩm rất cao. Vì vậy để phản ánh đúng trọng lượng thực tế của nguyên vật liệu trong kho, kế toán sẽ lập phiếu nhập kho (nhập dôi) để thể hiện số lượng nguyên vật liệu tăng lên do hút ẩm.
Đơn giá ở phiếu nhập kho được tính dựa vào tỷ lệ hồi ẩm theo dõi qua các năm do phòng kỹ thuật sản xuất đưa ra.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sản xuất kinh doanh ở công ty dệt 19/5 hà nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty dệt 19-5 Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: HATEXCO.
Địa chỉ : 203 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân – Hà Nội.
Công ty ra đời trong thời kỳ công thương nghiệp sản xuất kinh doanh những năm 1954 – 1960. Tiền thân của công ty là một số cơ sở tư nhân được hợp nhất lại gồm: Công ty Việt Thắng, Công ty Dệt Hoà Bình, Công ty Dệt Tây Hồ.
Công ty được chính thức thành lập vào tháng 10- 1959 và lấy tên là “Dệt 8 – 5”. Cho đến nay 2005 đã trải qua 46 năm tồn tại và phát triển cùng với những thay đổi không ngừng về mọi mặt của đất nước công ty Dệt 19 – 5 đã trải qua các giai đoạn sau :
* Giai đoạn 1959 – 1973.
Đây là thời kỳ đất nước ta đang trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ. Công ty dệt 19-5 được thành lập mang tên Xí nghiệp Quốc doanh 8/5 gồm nhiều hợp tác xã dệt nhỏ hợp thành và có trụ sở tại Số 4- Ngõ 1- Hàng Chuối. Thời điểm ban đầu, xí nghiệp Quốc doanh 8/5 chỉ có 250 người với dây chuyền sản xuất lạc hậu, cũ kỹ, quy mô sản xuất nhỏ và chủ yếu sản xuất vải phin, bít tất, vải kaki, khăn mặt, vải bạt theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của Quốc phòng. Năm 1964 trong thời kỳ chiến tranh công ty thực hiện theo chủ trương của thành phố vừa sản xuất vừa chiến đấu, một bộ phận của nhà máy chuyển về thôn Văn – Xã Thanh Liệt để se sợi và dệt vải. Năm 1967, xí nghiệp tách bộ phận dệt bít tất, khăn mặt, thành lập Xí nghiệp Dệt kim Hà Nội.
* Giai đoạn 1974 – 1988.
Doanh nghiệp đổi tên thành xí nghiệp Dệt bạt 8 – 5 Hà Nội.
Đến 1980, nhà máy được duyệt luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở mới ở Nhân chính – Thanh Xuân nên xí nghiệp được cấp đất, vồn để đầu tư xây dựng nhà máy mới. Và khu sản xuất với tổng diện tích 4.5 ha, với 100 máy dệt Tiệp Khắc đặt tại Thanh Xuân chính thức đi vào hoạt động năm 1985, nhờ vậy năng suất tăng lên đạt 2.7 triệu m/năm, số lượng cán bộ công nhân viên cũng tăng lên, tổng số có khoảng 520 người.
năm 1983, xí nghiệp Quốc doanh 8/5 đổi tên thành Nhà máy dệt bạt 19-5. Năm 1988 số lượng công nhân sản xuất công nghiệp của nhà máy đạt cao nhất 1256 người với số máy dệt là 200.
* Giai đoạn từ 1989 đến nay.
Đây là thời kỳ đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Các nhà máy phải tự tìm thị trường tiêu thụ, tự chủ về tài chính và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Tháng 12/1992 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 3218 ngày 15/12/1992 quyết định đổi tên nhà máy thành “Công ty Dệt 19/5 Hà Nội”. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển của Công ty, tạo điều kiện để Công ty mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế.
Để thích nghi với cơ chế thị trường, giải quyết những khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã liên doanh với một số đối tác Singapore thành lập nên “tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5”. Đến nay qua hơn 10 năm hoạt động, liên doanh ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho Công ty, giải quyết việc làm cho trên 500 lao động.
Năm 1998, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho phân xưởng dệt của công ty và một phần để kinh doanh. Đến nay Công ty đã có một phân xưởng sợi hiện đại, đạt 1250 tấn/năm, với tổng số vốn đầu tư cho dây chuyền này là 50 tỷ đồng.
Tháng 6/2000, tổ chức quốc tế chứng nhận QMS (úc) đã đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9002: 1994 cho Công ty.
Năm 2001, Công ty áp dụng đồng thời hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và TQM làm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý thật sự.
Vào đầu năm 2003, phân xưởng may của công ty được thành lập. Bước đầu phân xưởng này sẽ thực hiện gia công cho bên liên doanh Việt – Sin, sau đó sẽ tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Đây là một bước đi chắc chắn, mở ra hướng phát triển mới cho Công ty.
Như vậy sau hơn 46 năm hoạt động và phát triển, mặc dù đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng công ty Dệt 19/5 Hà Nội vẫn đứng vững và ngày càng lớn mạnh, với tốc độ phát triển nhanh và ổn định, đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà nước cũng như cho nền kinh tế quốc dân, được thể hiện qua báo cáo kết quả hoạt động SXKD như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
1
Doanh thu
73 000
75 000
76 000
91 000
2
Giá trị SX công nghiệp
45 500
54 400
61 600
73 800
3
Nộp NSNN
6 900
6 700
8 500
9 600
4
Vốn kinh doanh
14 500
23 000
23 500
24 000
5
Thu nhập doanh nghiệp
155
501
4230
1600
6
Thu nhập BQ 1 lao động
0.70
0.85
0.87
1.10
Nguồn: Phòng Tài Vụ
Với sự cố gắng của toàn thể CBCNV, Công ty đã được Nhà nước trao tặng:
01 huân chương lao động hạng ba.
01 huân chương lao động hạng nhì.
01 huân chương lao động hạng nhất.
Đạt huy chương bạc về sản phẩm vải bạt các loại tại hội chợ triển lãm Giảng Võ, Các công đoàn vững mạnh xuất sắc, đạt đảng bộ vững mạnh xuất sắc tiêu biểu của thành phố năm 2003, đạt quản lý giỏi qua các năm, Đoàn thanh niên vững mạnh. Công ty đang cố gắng phấn đấu đạt được danh hiệu đơn vị Anh Hùng trong những năm tới.
2.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty Dệt 19/5 Hà Nội.
Công ty 19-5 Hà Nội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng với mô hình trực tuyến chuyên chức năng trên cơ sở quyền làm chủ của người lao động.
Giám đốc: là người điều hành tất cả các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm chung về tổng thể hoạt động trong Công ty như kết quả sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động… và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc điều hành các công việc của công ty; giám đốc còn chỉ huy trực tiếp các phòng ban: Phòng kiểm toán thống kê, Phòng tài vụ, Phòng lao động tiền lương, Phòng kế hoạch thị trường.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: là người phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, phối hợp cùng phòng kế hoạch thị trường lên kế hoạch sản xuất hàng tháng để cùng phòng vật tư có kế hoạch tính toán nhu cầu về vật tư phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Phó giám đốc tài chính – nội chính: là người phụ trách về mặt quản lý TSCĐ, lên kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản. Quản lý về mặt tài chính của công ty. Quản lý phòng y tế và phòng bảo vệ.
Phó giám đốc kỹ thuật - đầu tư: là người có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dưng cơ bản (đầu tư mới và cải tạo lại) để đưa vào sản xuất. Phụ trách phòng kỹ thuật cơ điện.
Trong Công ty có 9 phòng chức năng trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến nhiệm vụ của mình, chịu sự quản lý trước hết là trưởng phòng, PGĐ thuộc lĩnh vực và cao nhất là Giám đốc. Các phòng bao gồm:
Phòng kế hoạch – Thị trường: lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phòng vật tư: Quản lý và cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá.
Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu – chi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status