Để phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Để phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội



Tuy nhiên, so với yêu cầu ngàycàng cao của công cuộc đổi mới đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, những thành tựu và tiến bộ mà chúng ta đã đạt
được trong lĩnh vực phát triển văn hóa, có thể nói, còn chưa thật sự vững chắc,
chưa đủ để tác động một cách có hiệu quả đến các lĩnh vực khác của đời sống
xã hội, nhất là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Do những nguyên nhân
khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan, như sự buông lỏng, hữu
khuynh trong lãnh đạo, điều hành, trong tổ chức thực hiện chính sách phát
triển văn hóa, sự nhận thức không đầy đủ về vị trí nền tảng, tầm quan trọng và
vai trò to lớn của văn hóa, sự thiếu gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống
của một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, chúng ta đã tạo ra những sơ
hở cho các hoạt động phản văn hóa có cơ hội phát triển, cho những hiện tượng
tiêu cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần, nhất là sự xuống
cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên và nhân dân, xuất hiện với chiều hướng ngày càng gia tăng



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nghiên cứu triết học
ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
THỰC SỰ TRỞ THÀNH
NỀN TẢNG TINH THẦN
CỦA XÃ HỘI
ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THỰC SỰ TRỞ THÀNH NỀN TẢNG TINH
THẦN CỦA XÃ HỘI
LÊ NGỌC ANH (*)
Quan điểm phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội mà
Đảng ta đưa ra tại Đại hội X không phải là nhận thức mới của Đảng về vị trí
và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội; nhưng đó là quan điểm cho thấy
sự liên tục đổi mới trong nhận thức của Đảng về vị trí chiến lược và vai trò
nền tảng tinh thần của văn hoá. Để phát triển văn hoá thực sự trở thành nền
tảng tinh thần của xã hội, chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện giá trị,
nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,
xây dựng và phát triển lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và
bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam; đồng thời gắn kết chặt chẽ chiến lược
phát triển văn hoá với chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, với việc phát triển mạnh và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt
động văn hoá.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, khi một lần nữa khẳng định chủ
trương phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội, Đảng ta đã
nhấn mạnh: "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với
phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội"(1).
Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội không phải là nhận
thức mới của Đảng ta về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội,
trong chiến lược phát triển đất nước. Bởi lẽ, ngay từ những năm đầu tiến hành
công cuộc đổi mới đất nước, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với việc thông qua đường lối công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương
khóa IX, Đảng ta liên tục nhắc lại quan điểm đó và nhấn mạnh mọi kế hoạch
phát triển văn hóa phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng,
đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
cho sự phát triển xã hội.
Tuy nhiên, có thể nói, quan điểm phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh
thần của xã hội mà Đảng ta đã đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
không chỉ cho thấy sự đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong chủ trương xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà
còn cho thấy sự liên tục đổi mới trong nhận thức của Đảng về vị trí chiến lược
và vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa trong đời sống xã hội.
Thực vậy, ngay từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng
ta đã xác định đổi mới là văn hóa, văn hóa cũng chính là đổi mới. Kể từ đó,
nhận thức của Đảng ta về văn hóa luôn có sự đổi mới để giờ đây, sau 20 năm
đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành tựu thu
được ngày càng to lớn và vững chắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội, chúng ta lại có dịp hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn và càng tự hào
hơn về sức mạnh lớn lao của văn hóa, của những giá trị văn hóa dân tộc truyền
thống. Đồng thời, qua đó, chúng ta cũng thấy rõ hơn, nhận thức đúng đắn hơn
và quan ngại một cách sâu sắc hơn khi sự nghiệp xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chưa thật sự tương xứng
với tầm vóc lớn lao của nó, với những thành tựu kinh tế thu được ngày càng to
lớn theo tiến trình phát triển của công cuộc đổi mới đất nước. Phát triển văn hóa
một khi vẫn chưa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, chưa thật sự trở
thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì bước
tiến của dân tộc vẫn còn có thể gặp trở ngại, thậm chí cả sự tồn vong của chế độ
xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới vẫn có thể bị đe dọa.
Văn hóa Việt Nam không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm lao động sáng
tạo, đấu tranh kiên cường trong công cuộc dựng nước và giữ nước của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, mà còn là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp
thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa, văn minh trong khu vực và trên thế giới để
dân tộc Việt Nam ta không ngừng hoàn thiện mình, xây dựng đất nước mình
ngày một phồn vinh. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa kết tinh sức mạnh và in
đậm dấu ấn bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chứng minh sức
sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Văn hóa Việt Nam đã
hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh con người Việt Nam, làm rạng rỡ
lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hóa ấy
mà trong nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn giữ vững và phát huy
bản sắc của mình, chẳng những không bị đồng hóa, mà còn quật cường đứng
dậy giành độc lập cho dân tộc, “lấy sức ta mà giải phóng cho ta” như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định. Từ khi Đảng ta đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa, tiến
hành kháng chiến, kiến quốc, chiến thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của
chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đánh thắng mọi thế lực phản động, giành độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước để đi lên con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng
cơ sở ban đầu của chủ nghĩa xã hội, tiếp tục củng cố và phát triển nền văn hóa
dân tộc. Cùng với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng với những
thành quả đã thu được về thể chế chính trị và kinh tế - xã hội, những thành tựu
văn hóa mà chúng ta có được nhờ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
xây dựng và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa đã trở thành một
thành tố cấu thành chế độ xã hội chủ nghĩa cao đẹp của chúng ta. Giờ đây,
trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc dưới sự
lãnh đạo của Đảng chính là để nhân lên sức mạnh của dân tộc, của nhân dân để
đất nước ta vượt qua những khó khăn,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status